Bức tường 1 tỷ đồng: “Tính ra, tường nhà tôi phải hơn 2 tỷ”
Lần đầu tiên lên tiếng sau khi rao bán bức tường 1,7 m2 với giá 1 tỷ đồng, ông chủ bức tường nhận định mức giá trên rẻ bằng nửa so với giá trị thực.
Sự việc khá hy hữu tại Hà Nội đang được dư luận quan tâm: Bức tường 1,7m2 được rao bán với giá… 1 tỷ đồng. Đó là thửa đất 1,7 m2 của gia đình ông Nguyễn Phương Châm (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy) sau khi giải phóng mặt bằng phục vụ cho mở đường.
Chủ nhân bức tường đã viết dòng rao bán với nội dung: “Sau khi giải phóng mặt bằng, gia đình tôi còn lại 1,7m2 đất, chiều dài 10,85m, chiều rộng 0,14m” kèm theo số điện thoại để người mua liên hệ. Dòng rao bán này đã trở thành chuyện lạ trên con đường đắt nhất hành tinh – đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài – chưa đầy 565,97m; tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.
Bức tường 1,7m2 được rao bán với giá… 1 tỷ đồng
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao có câu chuyện hy hữu như vậy, phóng viên liên lạc theo số điện thoại để lại trên bức tường. Ban đầu, chủ nhân bức tường, ông Nguyễn Phương Châm từ chối trả lời phóng viên bởi lo ngại bị cơ quan chức năng hiểu lầm là người “thiếu tính xây dựng”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau đó ông Châm đồng ý chia sẻ với phóng viên nhưng “giao kèo” chỉ nói về “vấn đề kinh tế”. Ông cho biết, sau khi giải phóng mặt bằng từ ngôi nhà mặt đường hơn 60m2, ông được trả lại 1,7m2. Trên mảnh đất này ông không xây nhà siêu mỏng siêu méo, nên đã rao bán.
Ông phân tích, nếu mua lại bức tường, ngôi nhà phía trong nghiễm nhiên trở thành nhà mặt đường. Từ đó, giá đất cũng tăng vọt lên rất nhiều lần. Cụ thể, theo tìm hiểu của ông, mảnh đất của nhà bên trong ban đầu “trăm triệu không ai mua”, nếu trở thành đất mặt đường sẽ có giá 350 triệu đồng/m2.
“Nếu tôi cứ để bức tường đó, hay cho thuê là cái biển quảng cáo thì mảnh đất bên trong có giá trị rất thấp. Nếu mua lại bức tường này, mảnh đất bên trong tăng giá trị lên nhiều lần. Nếu tính 350 triệu đồng/m2 thì mảnh đất bên trong bán được 23 tỷ đồng. Do vậy, nếu họ mua bức tường của tôi 1 tỷ đồng vẫn rẻ”, ông Châm phân tích.
Phân tích ở khía cạnh khác, ông Châm cho hay, quy đổi theo cách tính thị trường “1m mặt đường ăn 4m trong ngõ”. Như vậy, bức tường 1,7m2 đất mặt đường tương đương với 6,8m2 đất bên trong. Như vậy, với 6,8m2 với giá thị trường 350 triệu/m2 bức tường trên có giá hơn 2,3 tỷ đồng.
“Trong khi đó, tôi chỉ bán có 1 tỷ đồng, như vậy rẻ chưa bằng nửa giá trị thị trường”, ông Châm cho hay.
Trả lời báo chí, ông Nguyên Minh Tuyên, Chủ tịch UBND phường Quan Hoa cho biết, trường hợp hộ dân còn diện tích sau thu hồi, không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng thì các hộ dân có quyền hợp thửa, hợp khối; tự thỏa thuận với nhau để mua bán. Trường hợp miếng đất rộng 1,7m2 của ông Châm cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, người hàng xóm kia là hộ nghèo, không đủ điều kiện để mua nên họ đành chịu. Nếu các hộ dân không tự thỏa thuận chuyển nhượng, sẽ bị thu hồi để làm các công trình công cộng. Trả lời phóng viên chiều 21.7, ông Nguyễn Phương Châm cho rằng “không thể gọi nhà phía trong đó là hộ nghèo” khi họ bỗng dưng hưởng lợi lớn nếu trở thành đất mặt đường.
Theo Dương Tùng (danviet.vn)
Tiền sử dụng đất quá cao, người dân TP.HCM 'né' sổ đỏ
Do quy định nộp tiền sử dụng đất quá cao, hàng chục ngàn hộ dân tại TP.HCM từ chối làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (người dân thường gọi là sổ đỏ).
Nhiều người dân TP.HCM "né" sổ đỏ vì tiền sử dụng đất quá cao
Ngày 1.7, UBND TP.HCM cho biết trên địa bàn thành phố còn 116.632 trường hợp nhà đất chưa được cấp sổ đỏ, trong đó 93.665 trường hợp không đủ điều kiện cấp theo quy định pháp luật.
Cụ thể, chuyển nhượng bằng giấy tay sau ngày 1.7.2004 có 37.466 trường hợp, chiếm tỷ lệ nhiều nhất, 40%; lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép không phù hợp quy hoạch: 21.543 trường hợp (chiếm tỷ lệ 23%); vi phạm pháp luật đất đai, xây dựng chưa được xử lý: 7.493 trường hợp (chiếm tỷ lệ 8%; các vướng mắc còn lại (27.163 trường hợp, chiếm tỷ lệ 29%) như giấy tờ nguồn gốc quá trình sử dụng đất không rõ ràng, giao đất trái thẩm quyền, chưa xác định đầy đủ các thừa kế, nhận chuyển nhượng nhà, đất của người được bố trí tái định cư mà chưa hoàn thành thủ tục, có tranh chấp...); 22.967 trường hợp người dân không có nhu cầu (đăng ký rõ với phường, xã, thị trấn là không làm thủ tục đề nghị cấp).
Theo UBND TP.HCM, nhà, đất ở đô thị là những tài sản quan trọng, có giá trị lớn nên trên thực tế khi được cấp sổ đỏ sẽ thuận lợi cho việc làm ăn, sinh sống của người dân. Việc số lượng các trường hợp không có nhu cầu cấp tăng lên, như hiện nay, cần nhìn nhận về mặt chủ quan đối với các quy định pháp luật chưa đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của người dân.
Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có quy định tháo gỡ về tiền sử dụng đất nhưng thực sự người dân phải đóng tiền sử dụng đất khi cấp sổ đỏ quá cao, các trường hợp nhà, đất tạo lập sau ngày 15.10.1993 phải đóng tiền sử dụng đất hàng trăm triệu đồng, trong khi người dân không đủ khả năng để đóng tiền sử dụng đất dẫn đến không thiết tha với việc lập hồ sơ cấp sổ đỏ.
93.665 trường hợp nhà đất không đủ điều kiện cấp theo quy định pháp luật, nhưng thực tế ngươi dân đa sư dung ôn đinh, không tranh chấp. Con số nhà đất "khổng lồ" này phát sinh là do tôc đô đô thi hoa nhanh, các vấn đề vướng mắc về pháp lý nhà, đất của người dân tồn đọng qua nhiều thời kỳ chưa được xử lý dứt điểm...
Để đảm bảo quyền lợi của người dân, UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ cho phép cấp sổ đỏ đối với nhà, đất mua bán giấy tay sau ngày 1.7.2004, vì tại TP.HCM diện nhà đất này chủ yếu không có giấy tờ hợp lệ.
Tin, ảnh: Tân Phú
Theo Thanhnien
Từ 1.7, Việt kiều được mua nhà như người trong nước Từ ngày 1.7, Việt kiều được mua nhà như người trong nước (không hạn chế số lượng và loại nhà được sở hữu), người nước ngoài khi nhập cảnh vào VN cũng được phép mua nhà ở (trong các khu đô thị do nhà nước quy định). Từ 1.7.2015, người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam - Ảnh: Đình...