Bức tự họa đáng giá hơn 600 tỉ bị quên lãng trong tu viện
Bức chân dung của danh họa người Hà Lan – Rembrandt được treo trong tu viện của Anh suốt nhiều năm, chẳng ai ngó ngàng tới. Mới đây, khi các nhà nghiên cứu tìm ra nguồn gốc thực sự của nó, giá bức tranh ngay lập tức tăng đến chóng mặt.
Trong suốt những năm qua, du khách tới thăm tu viện Buckland ở hạt Devon của Anh chỉ dừng lại một vài giây đứng ngắm bức chân dung của danh họa Rembrandt treo trong tu viện. Người ta luôn nghĩ rằng đó là tác phẩm được vẽ bởi học trò của danh họa.
Gần đây, các nhà nghiên cứu hội họa muốn làm rõ nguồn gốc bức tranh nên đã thực hiện các biện pháp nghiên cứu, tìm hiểu niên đại, phân tích cách vẽ và pha trộn màu sắc của nó, thật kỳ lạ, người ta nhận thấy điểm tương đương quá lớn giữa phong cách Rembrandt và bức tranh.
Bức chân dung vốn được treo trong nhà của một quý tộc địa phương, sau đó nó được đem tặng cho tu viện nhưng không ai nghĩ đó là một tác phẩm quý giá do chính tay danh họa vẽ.
Giờ đây, khi các nghiên cứu phát hiện ra bức tranh chứa đựng rất nhiều bút tích của Rembrandt, ngay lập tức giá của nó tăng lên từng ngày và đã chạm mức 20 triệu bảng Anh (tương đương hơn 639 tỉ VND).
Tuy vậy, tu viện khẳng định bức tranh đã được trao cho họ như một món quà, vì vậy họ sẽ giữ bức tranh ở lại tu viện để mọi người có thể tiếp tục đến chiêm ngưỡng và sẽ không bao giờ đem bán.
Những nhà nghiên cứu chuyên sâu về tranh của Rembrandt từ khắp nơi trên thế giới đã đổ về tu viện Buckland. Tất cả đều có chung nhận định rằng bức tranh chính là tác phẩm tự họa của tác giả.
Bức tranh được vẽ từ năm 1635, khi đó Rembrandt 29 tuổi, ông mặc một chiếc áo choàng không tay và đội một chiếc mũ nhung, tất cả đều màu đen. Trên mũ còn gắn lông đà điểu Châu Phi.
Danh họa Rembrandt Harmenszoon van Rijn, một trong những tên tuổi hàng đầu của thế hệ vàng mỹ thuật Hà Lan. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông nổi tiếng với số lượng tranh tự họa hiếm có – gần 50 bức sơn dầu, 32 bức sử dụng thuật khắc axit và 7 bức khắc họa chân dung chi tiết.
Một nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật Hà Lan – ông Van de Wetering cho biết: “Trong 45 năm qua, Hiệp hội nghiên cứu về Rembrandt đã đúc kết được nhiều tri thức về phong cách của ông, nhờ thế, khi tiếp xúc với bức tranh cổ bị quên lãng này, chúng tôi đã nhanh chóng có những nhận định mới về nó.”
Video đang HOT
Khi bức tranh được đem đi chụp X-Quang, những giả thiết đưa ra càng được khẳng định. Kỹ thuật vẽ hoàn toàn trùng khớp với những gì người ta thường thấy ở các bức tranh nổi tiếng của danh họa.
Trong năm nay, bức họa sẽ được gửi tới các chuyên gia để làm sạch lớp bụi bám trên bề mặt.
Cùng chiêm ngưỡng một số bức tự họa nổi tiếng khác của Rembrandt:
Bức tự họa vẽ năm 1629
Theo Dantri
Con tàu ma và điềm báo chết chóc
Ít người biết con tàu Người Hà Lan bay (Flying Dutchman) trong phim Cướp biển vùng Caribe đã xuất hiện trong những câu chuyện của người đi biển từ thế kỷ 17. Đó là một con tàu ma không bao giờ có thể cập cảng, mãi mãi phải chịu số phận lênh đênh trên biển.
Hàng loạt báo cáo trong thế kỷ 19 và 20 cho biết, có rất nhiều người đã nhìn thấy con tàu từ xa và đặc biệt ở nó phát ra một thứ ánh sáng ma quái. Theo truyền thuyết, sự xuất hiện của con tàu này là điềm báo chết chóc.
Nguồn gốc của Người Hà Lan bay cho đến nay vẫn còn nhiều điều khó hiểu.
Tàu ma Người Hà Lan bay với ánh sáng dị thường theo mô tả của các nhân chứng
Trong Chương VI cuốn sách "A Voyage to Botany Bay" (1795), tác giả George Barrington (1755-1804) có viết: "Tôi vẫn thường nghe nói về những lời đồn đại của các thủy thủ có liên quan tới ma quỷ, nhưng chưa bao giờ thấy niềm tin mãnh liệt đến vậy. Đó là câu chuyện về một con tàu Hà Lan, khi đang trên đường quay trở về nhà, đã bị mất tích một cách bí ẩn tại cực Nam của châu Phi, khu vực Mũi Hảo Vọng trong cơn bão lớn".
Kể từ đó, trong những ngày có bão, không ít người đã nhìn thấy cảnh tượng hết sức kỳ lạ. Đó là sự xuất hiện của con tàu ma đang bị đám mây đen dần nuốt chửng và rồi biến mất không dấu vết. Người ta tin rằng đó chính là Người Hà Lan bay trong truyền thuyết.
Một bức tranh về tàu Người Hà Lan bay (Nguồn: Wikia.com)
Lời đồn sau đó được lan truyền với tốc độ chóng mặt và cái tên Người Hà Lan bay đã in sâu vào tâm trí các thủy thủ khi đi qua đây. Người ta nói rằng sự xuất hiện của Người Hà Lan bay báo hiệu một điềm xấu sắp xảy ra và rằng nó chỉ mang lại tai họa cho những người nhìn thấy.
Một giả thuyết khác về nguồn gốc con tàu xuất hiện trong trong tác phẩm "Scenes of Infancy" (Edinburgh, 1803) của John Leyden (1775-1811). Theo đó, ông cho rằng toàn bộ thành viên trên tàu là những người phạm tội nghiêm trọng hay mắc phải căn bệnh dịch hạch và bị đày ra biển, nơi họ đã bỏ mạng. Ngoài ra, không ít ý kiến cũng ủng hộ nhận định đây vốn là một con tàu cướp biển.
Người Hà Lan bay trong phim Cướp biển vùng Caribe
Từng có rất nhiều báo cáo ghi lại sự xuất hiện của Người Hà Lan bay vào thế kỷ 19 và 20, trong đó nổi tiếng nhất là lần chạm trán của vị Hoàng tử xứ Wales, người sau này trở thành vua George V.
Năm 1880, cùng anh trai là Hoàng tử Albert Victor, ông có một cuộc hành trình cùng tàu H.M.S Bacchante (thuộc Hạm đội Hải quân Hoàng gia Anh). Khi đang đi qua Mũi Hảo Vọng, khu vực ngoài khơi bờ biển Australia, giữa Melbourne và Sydney vào ngày 11/7/1881, điều kỳ lạ đã xảy ra.
"Lúc đó là 4 giờ sáng, Người Hà Lan bay bỗng vượt qua chúng tôi. Ánh sáng màu đỏ kỳ lạ của con tàu ma khiến mọi thứ xung quanh rực sáng, ở giữa có những cột buồm, xà dọc và cánh buồm rất lớn. Một nhóm thủy thủ nhanh chóng tiếp cận con tàu khi nhận được lệnh. Tuy nhiên, càng đến gần họ lại càng thấy con tàu trôi xa về phía chân trời và rồi biến mất không dấu vết. Có tới 13 người cùng chứng kiến hiện tượng này", Hoàng tử xứ Wales kể.
Lần ghi chép cuối cùng về tàu ma Flying Dutchman là vào năm 1942 tại Cape Town, Nam Phi. Bốn nhân chứng cho biết họ đã nhìn thấy con tàu cổ đi vào vịnh Table rồi bỗng nhiên mất tích.
Một bức tranh có từ thế kỷ 19 mô tả hiện tượng ảo ảnh trên biển. (Nguồn: Blogspot.com)
Cho đến nay, không ít lời giải thích đã được đưa ra nhưng khả thi nhất thì chỉ có ý kiến cho rằng, hiện tượng kể trên đơn thuần là hiện tượng ảo ảnh mang tên Fata Morgana thường xuất hiện trên biển. Đây là thứ ảo giác khiến các thủy thủ nhìn thấy hình ảnh một con tàu phía chân trời trong màn sương mù mà thực chất chỉ là sự phản xạ ánh sáng.
Trước đây, có một vị thuyền trưởng đầy kinh nghiệm từng giải thích cho các thủy thủ của ông rằng điều kỳ lạ này được tạo ra bởi sự phản chiếu bên dưới của một số con tàu lúc đang di chuyển trên mặt nước, nhưng ở khoảng cách xa, nên không thể nhìn thấy nó.
Với những điều kiện nhất định, ông nói, chẳng hạn khi tia nắng mặt trời có thể tạo ra một hình ảnh hoàn hảo của các vật thể trong không khí, ta sẽ nhìn thấy hình ảnh giống như nhìn qua gương hoặc nước. Nhưng nói chung, chúng không thể ở vào tư thế thẳng đứng, như trong trường hợp của con tàu này, và sẽ đảo ngược hướng ngược xuống phía dưới. Sự xuất hiện như vậy trong không khí được gọi là ảo ảnh.
Gần đây, các nhà khoa học cũng đề xuất nhận định liên quan đến một hiệu ứng được gọi là hiệu ứng bóng mờ (looming), xảy ra khi ánh sáng bị bẻ cong qua các chỉ số khúc xạ khác nhau. Điều này có thể khiến cho chúng ta có cảm giác con tàu đang lơ lửng trong không khí, ở phía đường chân trời.
Theo 24h
Trung Quốc giới thiệu UAV siêu rẻ nhái MQ-9 của Mỹ Tại triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc sẽ giới thiệu UAV mới nhất sản xuất trong nước mang tên Wing Loong. Máy bay không người lái Wing Loong do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) thiết kế sản xuất có hình dáng bên ngoài giống với MQ-9 Reaper nhưng kích thước chỉ tương đương MQ-1 Predator. Theo nhật...