Bức tranh ‘ma quái’ được lưu giữ trong Tử Cấm Thành, ý nghĩa ẩn giấu đằng sau khiến hậu thế run sợ, nhìn thấy lập tức đi đường vòng
Bức tranh “ ma quái” trong Cố cung khiến ai ai cũng phải kinh sợ.
Trong Tử Cấm Thành (hay còn gọi là Cố Cung) có lưu giữ một bức tranh “ma quái”, phía sau ẩn chứa một câu chuyện cực kỳ đáng sợ. Tên của bức tranh là “Cô Lâu Hoan Hí Đồ” được vẽ bởi đôi tay tài hoa của họa sĩ thời Nam Tống – Lý Tung.
Bức tranh “ma quái” vẽ về cái gì?
Một nghệ nhân điều khiển rối đang ngồi bệt trên đất dùng những sợi dây mỏng manh điều khiển con rối hình xương người nhỏ bé. Bên cạnh nghệ nhân là một gánh hàng có đựng nhiều vật dụng thường ngày như ghế cỏ, chiếc ô, chiếu nằm,… Trông có vẻ đây chính là một người mãi nghệ đường phố để kiếm tiền lo toan cho gia đình.
Phía sau nghệ nhân là người vợ đang cho con bú. Bên phải bức tranh là một em bé đang bị thu hút bởi bộ xương nhỏ chuyển động, phía sau còn có một người phụ nữ đang trong tư thế giơ tay, lo lắng con mình gặp phải chuyện hiểm nguy.
Chủ quan bệnh nhẹ tự điều trị tại nhà, chưa tiêm vaccine covid-19, F0 ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng nguy kịch hầu hết đều tử vong
Chi tiết khiến cho bức tranh trở nên rùng rợn chính là: Thứ đang thao túng con rối hình xương không phải là nghệ nhân đường phố, mà lại là một bộ xương khô.
Có người nói, bộ xương là một người đã qua đời, nhưng vì chấp niệm lo toan cho gia đình và con cái chưa hoàn thành nên mới hiện hồn trở về. Đối với những nghệ nhân đường phố, lang thang khắp đầu đường xó chợ “lấy đất và trời làm nhà” chính là số phận của họ.
Chủ đề trọng tâm của bức tranh chính là nhân quả luân hồi và sự chuyển hóa giữa sự sống và cái chết. Họa sĩ đã chia bức tranh ra thành hai phần, một bên là sống và một bên là chết.
Phần bên trái vẽ bộ xương khô lớn với đầu đội mũ trùm, thân mặc áo mỏng, thể hiện ý nghĩa về cái chết lụi tàn của người nghệ nhân điều khiển rối. Phần bên phải vẽ em bé đang bò trên nền đất, ngẩng đầu vươn tay khát khao chạm vào thứ gì đó, tượng trưng cho sự sống mới chớm nở. Sự sống và cái chết đối lập nhưng lại hấp dẫn lẫn nhau.
Phần trung tâm của bức tranh là hình ảnh bộ xương nhỏ đang cong người vẫy tay mời gọi đứa bé đến bên mình được điều khiển bởi nghệ nhân “xương khô”. Đây chính là thủ pháp ẩn ý “kịch lồng trong kịch” được thể hiện dưới nét vẽ tài tình của danh họa Lý Tung.
Video đang HOT
Phía sau nghệ nhân “xương khô” là người phụ nữ đang cho con bú nhưng sắc mặt lại bất an, chuyên chú nhìn hai mẹ con ngoài kia. Hình ảnh này hoàn toàn đối lập với người phụ nữ đang vui vẻ vươn tay muốn ngăn cản con trai bị hấp dẫn bởi bộ xương múa rối. Đây là sự kết hợp giữa tĩnh và động, giữa suy nghĩ và hành động.
Kết cấu của bức tranh
Họa sĩ đã sử dụng hàng loạt các hình ảnh như bến tàu, gánh hàng cùng với những đường vẽ dày đặc bao quanh người nghệ nhân “xương khô” để tăng cảm giác u tối, rùng rợn và đáng sợ để thể hiện ý nghĩa cái chết.
Đồng thời, hai mẹ con bên góc phải của bức tranh lại được đặt trong nền vẽ đơn giản, hầu như không có bất kỳ hình ảnh nào khác. Điều này có dụng ý nhấn mạnh cảm giác hoan hỷ, vui tươi và sáng sủa của sự sống ngập tràn.
Chỉ bằng thủ pháp vẽ tranh bằng bút lông và mực mài, Lý Tung đã đưa kỹ thuật hội họa lên tầm cao mới với đường nét cứng cáp và chắc chắn, màu mực thanh mảnh và tinh tế.
Sợi tơ, áo mỏng, tấm lưới,… đều được thể hiện một cách sống động như thật. Hình ảnh những món đồ nhỏ được phác họa một cách gọn gàng, tỉ mỉ, giúp cho bức tranh càng thêm mượt mà, nét nhiều nhưng không bị rối.
Da và xương được phác họa bằng kỹ thuật tạo nét khác nhau. Nét vẽ xương cứng cáp, mạnh mẽ. Nét vẽ da thì uyển chuyển, tròn trịa, căng tràn và tạo cảm giác đàn hồi.
Họa sĩ đã sử dụng phương pháp “lớp chồng lớp” để vẽ màu cho bức tranh. Công tác tô màu vô cùng cẩn thận, đầy tính cổ điển, mang đậm sắc thái của kỹ thuật vẽ tranh thời Tống.
Tác giả
Lý Tung (1166 – 1243), là danh hoạ thời Nam Tống, người ở Tiền Đường (nay thuộc Hàng Châu, Chiết Giang). Thời trẻ, ông là thợ đóng mộc, sau này mới trở thành con nuôi của Lý Tòng Huấn theo học vẽ tranh trong Họa viện. Ông giỏi nhất vẽ người và tượng Phật.
Lý Tung xuất thân trong gia đình bần hàn nên ông thấm nhuần phong cách sống giản dị của dân gian đời thường. Về sau, ông trở thành danh họa làm việc trong cung đình, được tôn thành “Họa sư của tam triều” (Quang Tông, Ninh Tông, Lý Tông).
Vậy thì tại sao Lý Tung lại đặt bố cục trọng tâm và nét vẽ tinh xảo nhất vào bộ xương khô?
Danh họa nhà Nguyên – Hoàng Công Vọng đã nhận xét về bức tranh “Cô Lâu Hoan Hí Đồ” như sau:
Không có thịt, cũng chẳng có da, nhưng vẫn thể hiện được nét khổ tâm và u buồn. Nghệ nhân điều khiển rối còn chế tạo thêm một mô hình nhỏ giống hệt bản thân để mua vui cho người khác.
Hoàng Công Vọng cho rằng bức tranh của Lý Tung lột tả cảnh nghệ nhân dân gian một thân một mình lưu lạc khắp thiên hạ, ăn gió nằm sương, thảm đến mức người khô rạc chỉ còn bộ xương khô. Nhân vật này có thật sự là nghệ nhân điều khiển rối, hay đó chính là một hiện thực tàn khốc trong xã hội lúc bấy giờ?
Tuy nhiên, nếu như quan sát kỹ hơn, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra hai người phụ nữ có con không hề nghèo một chút nào, thậm chí phong thái của họ còn toát lên vẻ quyền quý, cao sang của tầng lớp quý tộc.
Nhiều chuyên gia cho rằng bức tranh thể hiện lên những nỗi niềm về cái chết. Giai đoạn Tĩnh Khang (1126 – 1127), Nam Tống loạn lạc, giao tranh không ngừng, đâu đâu cũng là xác chết nằm ngổn ngang. Bức tranh là sự đối lập giữa sự sống và cái chết, đồng thời sống chết luôn tồn tại cùng lúc. Trong đó, có người nhìn thấy quỷ, có người nhìn thấy được sự toan tính và âm mưu, có người nhìn thấy được sống và chết,…
Độc lạ những bức tranh vẽ trên xác con gián
Nghệ sĩ Philippines gây ấn tượng mạnh khi cho ra mắt những bức vẽ trên con gián đã chết.
Rất nhiều nghệ sĩ trên thế giới sáng tạo nghệ thuật từ những chất liệu độc đáo không giống ai và Brenda Delgado đến từ Phillipines là một trong nhưng người như vậy. Leonardo Da Vinci đã nói rất đúng rằng "người nghệ sĩ nhìn thấy những gì người khác chỉ nhìn thoáng qua".
Độc lạ những bức tranh vẽ trên xác con gián
Chúng ta thường ném một con côn trùng chết ra khỏi nhà và không bao giờ muốn nhìn nó nữa, nhưng bạn đã bao giờ nghĩ đến việc sơn màu cho một con gián chết chưa?
Brenda Delgado, 30 tuổi, sử dụng xác con gián để tạo ra những bức tranh kỳ dị, thể hiện kỹ năng điêu luyện của mình. Trong khi rất nhiều người sợ hãi, chết lặng khi thấy gián thì Brenda Delgado lại cảm thấy hấp dẫn từ loài côn trùng này.
Người nghệ sĩ đến từ thành phố Caloocan, Manila nói rằng đây là một ý tưởng đột phá và cô hi vọng đem lại nhiều mới mẻ cho người xem.
Xác con gián trở nên sống động hơn khi được trang trí bằng những bức vẽ màu sắc
Cô vẽ tranh từ năm 10 tuổi nhưng phải đến gần đây cô mới nghĩ ra ý tưởng kỳ lạ và được nhiều người biết đến.
Ý tưởng mới lại đến với Brenda Delgado vào thời điểm cô không thể ngờ đến. Đó là khi cô ở phòng làm việc thì phát hiện những con gián chết, cô quét bỏ nó đi nhưng nhận thấy rằng màu cánh gián sáng bóng, mịn màng. Người phụ nữ tự hỏi bản thân liệu có thể sáng tạo nghệ thuật từ màu nâu bóng trên cơ thể con côn trùng này không nhỉ. Rồi Brenda Delgado quyết định bắt tay vào thử nghiệm.
Cô nói: "Khi tôi đang vẽ tranh vào thời điểm đó thì một con gián bay vào phòng làm việc. Tôi thực sự muốn giết nó vì cảm thấy bị quấy rầy. Khi tôi quét xác gián ra ngoài, tôi chợt nhận thấy đôi cánh sáng bóng mịn màng của nó và tôi nghĩ mình sẽ làm được gì đó với nó".
Người phụ nữ 30 tuổi sử dụng sơn dầu để tạo ra những cảnh vẽ đẹp trên xác gián chết. Brenda phủ lên những bộ cánh của xác con gián với màu sắc tươi sáng. Những con côn trùng chết dường như được tái sinh dưới hình thức nghệ thuật.
Với mỗi con gián, Brenda Delgado vẽ lên đó một chủ đề khác nhau. Trong số các tác phẩm của cô có chân dung của Marvel's Venom, Green Goblin và bản vẽ lại 'Starry Night' của danh hoạ Vincent Van Gogh.
Brenda Delgado mong muốn các nghệ sĩ đồng nghiệp "đừng ngại khám phá tài năng và thử thách bản thân để làm những điều bạn nghĩ là không thể".
Những sáng tạo của cô ấy đã thu hút nhiều sự chú ý trên mạng xã hội sau khi cô chia sẻ bức tranh của mình trên trang Instagram cá nhân. Mọi người thích thú, trở nên say mê với công việc của cô ấy.
Bên trong xưởng chế tác linh vật đường hoa Nguyễn Huệ Các nghệ nhân ở xưởng sản xuất Văn Tòng (quận 12, TP.HCM) tất bật hoàn thiện nhiều hạng mục, đặc biệt phần tạo hình linh vật chuẩn bị cho đường hoa Nguyễn Huệ.