Bức tranh kinh tế quý I kém sắc nhưng không bi quan
Nhận định này được các chuyên gia nêu tại tọa đàm công bố Báo cáo vĩ mô Quý I/2016, do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức chiều 12/4.
Theo nhận định của VEPR, kinh tế Quý 1 chứng kiến mức suy giảm tăng trưởng đáng kể kể từ năm 2012 tới nay. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, điều này không bi quan.
Quý I/2016, nền kinh tế có nhiều “mảng xám”
Báo cáo của VEPR cho thấy, lần đầu tiên trong vòng 5 năm, tăng trưởng Quý 1 thấp hơn so với mức tăng trưởng cùng kỳ năm trước. GDP chỉ tăng 5,46% trong Quý 1/2016, thấp hơn mức tăng 6,12% của cùng kỳ 2015.
(Ảnh minh họa: KT)
Trong khi khu vực dịch vụ vẫn diễn biến tch cực, đóng góp của công nghiệp vào tăng trưởng không đạt được như kỳ vọng. Tăng trưởng dịch vụ ổn định ở mức 6,13% và đóng góp 2,48 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP Quý 1. Khu vực công nghiệp, trái lại, ch tăng 6,72%, mức thấp nhất trong nhiều quý trở lại đây (tăng trưởng khu vực này các quý năm 2015 lần lượt đạt: 8,74%; 9,09%; 9,57%; và 9,64%).
Video đang HOT
Bên cạnh đó, khu vực nông, lâm ngư nghiệp đã suy giảm 1,23%, chủ yếu do giảm sản lượng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cây trồng vụ đông tại miền Bắc.
Lạm phát có xu hướng tăng trở lại trong ba tháng đầu năm. Lạm phát toàn phần đã vượt mức 1% trong tháng 2 và đạt 1,69% cuối quý. Mức tăng này phần lớn đến từ đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục đầu tháng Ba.
Cán cân thương mại Quý 1 tiếp tục xu hướng khả quan diễn ra từ năm 2015. Thương mại đạt thặng dư quý thứ hai liên tiếp ở mức 0,7 tỷ USD. Tuy nhiên, sự phục hồi này đạt được chủ yếu do suy giảm nhu cầu nhập khẩu. Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, tăng trưởng thương mại suy giảm; động lực xuất khẩu cũng không còn mạnh mẽ dù vẫn đạt mức tăng trưởng dương. Trong ba tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 3,9% so với Quý 1/2015 và đạt 37,7 tỷ USD. Kinh tế tr trệ tại các đối tác nhập khẩu chính của Việt Nam đã khiến tăng trưởng xuất khẩu suy giảm hai quý liên tiếp.
Đặc biệt, TS. Thành lo lắng, trong bối cảnh nguồn thu còn gặp nhiều khó khăn, xu hướng tăng chi tiêu ngân sách vẫn không có dấu hiệu dừng lại. Tình trạng này đã diễn ra liên tục trong nhiều năm phản ánh tình trạng kỷ luật tài khóa lỏng lẻo.
Bên cạnh đó, VEPR đánh giá, trong quý I năm nay, đầu tư ổn định, tiêu dùng chững lại; thị trường tài chính và tiền tệ thì dù đang có được sự ổn định nhất định nhưng xuất hiện tín hiệu tăng lãi suất cho vay. Điều này tăng áp lực cho nền kinh tế….
Hy sinh tăng trưởng ngắn hạn để phát triển bền vững dài hạn
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, cho rằng dù bức tranh chỉ số kinh tế quý I năm nay không sáng như kỳ vọng, nhưng không đến mức bi quan. Cho dù tăng trưởng không cao như kỳ vọng, nhưng nếu ta thực sự tái cơ cấu nền kinh tế thì tăng trưởng thậm chí có thể giảm nhẹ so năm trước nhưng nó là tiền đề đảm bảo cho tăng trưởng bền vững, lành mạnh sau này. Điều này là sự hy sinh tăng trưởng trong ngắn hạn để tạo đà cho phát triển bền vững dài hạn.
Chuyên gia Kinh tế Lê Đăng Doanh thì kỳ vọng: Nhiều hiệp định thương mại giữa Việt Nam với các nước và khu vực trên thế giới dần có hiệu lực nhiều hơn, nó tạo nhiều cơ hội hơn cho Việt Nam, nhưng cũng có những thách thức. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có cải cách mạnh mẽ để gặt hái thành công. “Tôi tin tưởng và kỳ vọng Chính phủ mới sẽ quyết tâm vượt khó và thành công”- ông Doanh nhấn mạnh.
Trước thực tế này, VEPR khuyến nghị các chính sách kinh tế hướng tới duy trì mục tiêu ổn định vĩ mô, đặc biệt cần tránh tâm lý nôn nóng trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng cao khi bắt đầu một nhiệm kỳ Chính phủ mới. Đặc biệt, các cơ quan hoạch định chính sách cần nhìn trước những rủi ro bùng phát lạm phát để kiểm soát cung tiền ở mức phù hợp. Đi kèm với các giải pháp cắt giảm chi ngân sách ngắn hạn quyết đoán, Chính phủ cần có một chiến lược tổng thể và hữu hiệu cắt giảm bộ máy hành chính và chi thường xuyên trong cả nhiệm kỳ này…/.
Xuân Thân
Theo_VOV
Quý I: Đấu giá đắt khách, giá trị cổ phần bán được tăng mạnh
Khách đặt mua cao gấp đôi lượng chào bán
Hoạt động đấu giá tháng 3 của Sở GDCK Hà Nội đã khép lại với bốn phiên đấu giá IPO của các doanh nghiệp Nhà nước và hai phiên thoái vốn Nhà nước. Kết quả, có 4/6 phiên đã bán hết 100% số cổ phần đưa ra đấu giá.
Tổng khối lượng chào bán của các phiên đấu giá trong tháng 3 đạt xấp xỉ 37,8 triệu cổ phần, số lượng đặt mua đạt hơn 69,8 triệu cổ phần (cao gấp gần hai lần tổng khối lượng chào bán). Kết quả, có hơn 25,4 triệu cổ phần trúng giá với tổng giá trị cổ phần bán được đạt hơn 368,5 tỷ đồng, cao hơn 104,9 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Trung bình một phiên, tổng giá trị cổ phần thu về đạt 17,4 tỷ đồng. Sở GDCK Hà Nội đã nhận được 346 lượt đăng ký tham dự đấu giá từ các nhà đầu tư (NĐT) tổ chức và cá nhân. Trung bình một phiên có 57 NĐT quan tâm, tham gia mua cổ phần đấu giá.
Trong bốn phiên IPO, có ba phiên đấu giá của các công ty: TNHH MTV Mai Động, Sách Việt Nam và Bến xe - Bến tàu Quảng Ninh đã bán hết 100% số cổ phần chào bán. Đáng chú ý, trong phiên đấu giá của Công ty TNHH MTV Bến xe - Bến tàu Quảng Ninh đã thu hút 43 NĐT đăng ký tham gia đấu giá với tổng khối lượng đăng ký mua đạt hơn 22,8 triệu cổ phần, cao gấp 14 lần số cổ phần đưa ra chào bán. Tổng giá trị cổ phần bán được đạt hơn 78,5 tỷ đồng, cao hơn 61,6 tỷ đồng so với mức giá khởi điểm.
Trong hai phiên thoái vốn Nhà nước, phiên đấu giá của CTCP Thủy điện Nho Quế 1 do Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc sở hữu đã bán hết 2,4 triệu cổ phần đem ra chào bán, thu về 24,8 tỷ đồng.
Như vậy, trong quý I/2016, Sở GDCK Hà Nội đã tổ chức 16 phiên đấu giá, trong đó, 11/16 phiên đấu giá bán hết 100% số cổ phần đưa ra chào bán, tổng khối lượng cổ phần bán được là 147,7 triệu cổ phần trên tổng số 173,3 triệu cổ phần chào bán, tổng giá trị cổ phần thu về thông qua hoạt động đấu giá trong quý I đạt 2.019 tỷ đồng (tăng 27,5% so với quý I/2015).
Cổ phần đắt khách, trả giá cao
Số lượng NĐT tham gia đấu giá cũng tăng mạnh với 727 lượt NĐT đăng ký tham dự với khối lượng đăng ký mua đạt hơn 296,9 triệu cổ phần, cao gấp 1,7 lần so với khối lượng chào bán. Về mức giá đăng ký, có những NĐT sẵn sàng trả giá cao để mua cổ phần, như tại phiên đấu giá Công ty TNHH MTV Bến xe - Bến tàu Quảng Ninh, giá đặt mua cao gấp năm lần so với giá khởi điểm (50.700 đồng/cổ phần); Sách Việt Nam (2,6 lần).
Với sự quyết liệt trong chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong ngành cấp thoát nước, trong quý I/2016 đã có năm doanh nghiệp cấp thoát nước trên địa bàn các tỉnh: Yên Bái, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Hải Dương, Thanh Hóa tiến hành IPO. Đặc biệt, trong quý I/2016, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức phiên đấu giá thoái vốn trọn lô toàn bộ 85,5 triệu cổ phần Tổng Công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam - CTCP qua Sở GDCK Hà Nội. Đây là phiên đấu giá cổ phần theo lô đầu tiên tại Sở GDCK Hà Nội thực hiện theo Quyết định số 41/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
XUÂN BÁCH
Theo_Báo Nhân Dân
Quý I, Hà Nội thu hút FDI đứng đầu cả nước Đến 28/3, Hà Nội đã thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cấp mới và tăng vốn 810,2 triệu USD, tăng 5 lần so cùng kỳ năm trước, đứng đầu cả nước. Chiều nay (1/4), theo báo cáo của UBND TP Hà Nội tại cuộc họp giao ban công tác quý 1 năm 2016, cùng với việc kiện toàn một bước về công...