Bức tranh đối nghịch trên thị trường lao động Mỹ
Trên khắp nước Mỹ, những thông báo tuyển dụng như “Help Wanted” (Tìm người trợ giúp) đang xuất hiện ngày một nhiều.
Biển cần tuyển nhân viên tại một cửa hàng ở Los Angeles, California, Mỹ, ngày 28/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Điều này xảy ra khi các công ty tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phải vật lộn để đối phó với tình trạng thiếu nhân công do hậu quả của một loạt yếu tố như đại dịch COVID-19, tình trạng nghỉ hưu non và luật nhập cư hạn chế.
Theo số liệu từ chính phủ, có đến hơn 10 triệu vị trí việc làm cần tuyển dụng đã không được đáp ứng vào tháng 6/2022 tại Mỹ. Trong khi đó, nước này chỉ ghi nhận chưa đến 6 triệu người lao động tìm kiếm việc làm. Sự chênh lệch này diễn ra bất chấp việc các công ty đang gia tăng tốc độ tuyển dụng trong bối cảnh chi tiêu tiêu dùng tăng mạnh mẽ.
“Chúng tôi có rất nhiều việc làm, nhưng không có đủ nhân công để lấp đầy những chỗ trống”, Phòng Thương mại Mỹ, cơ quan đại diện cho các công ty Mỹ, cho biết trong một tuyên bố.
Rất nhiều người lao động đã không quay trở lại thị trường việc làm sau khi họ nghỉ việc vào thời điểm đại dịch COVID-19 tàn phá nền kinh tế Mỹ vào đầu năm 2020.
Theo tính toán của Phòng Thương mại Mỹ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động hiện có việc hoặc đang tích cực tìm việc đã giảm xuống 62,1% từ mức 63,4% được ghi nhận trước tại dịch.
Video đang HOT
Câu hỏi được đặt ra là những người này đã đi đâu? Nhiều người chỉ đơn giản là nghỉ hưu sớm.
Ngoài ra, Nick Bunker, một chuyên gia về thị trường lao động của trang web việc làm Indeed, chia sẻ với hãng tin AFP rằng: “Một phần khác là do dân số Mỹ đang tiếp tục già đi”. Tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân không chỉ dừng lại ở đó.
Quá ít người nhập cư
Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng của công ty cung cấp dịch vụ tài chính KPMG, nói với AFP rằng trong khi lực lượng lao động hùng hậu của thế hệ “baby boomers” (Thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh – là nhóm nhân khẩu học thường được định nghĩa là những cá nhân sinh từ năm 1946 đến 1964, trong thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh của thế giới sau Thế chiến II) đã gần đến độ tuổi phải rời thị trường lao động, thì nước Mỹ tiếp tục đối mặt với thách thức mang tên nghỉ hưu non.
Hàng triệu người đã lựa chọn nghỉ hưu sớm vì họ lo lắng cho sức khỏe của mình và đã có đủ tài sản, nhờ vào sự bùng nổ mạnh mẽ của thị trường chứng khoán lúc bấy giờ và môi trường giá bất động sản tăng cao.
Trong ngắn hạn, chuyên gia Bunker nói, “việc đưa lực lượng tham gia lao động về mức trước đại dịch là gần như không thể vì điều kiện dân số già (của nước Mỹ)”.
Trong khi đó, nhà kinh tế này cho biết thêm: “Chúng tôi (nước Mỹ) không có đủ người nhập cư để thay thế cho sự rút lui của người thuộc thế hệ ‘baby boomers’”.
Những hạn chế được áp đặt dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, cộng với tác động của đại dịch COVID-19, đã làm giảm đáng kể số lượng người nước ngoài nhập cảnh vào Mỹ. Mặc dù số lượng này đã phục hồi đôi chút, nhưng vẫn chưa đạt mức của vài năm trước, chuyên gia Bunker nói.
Ngoài ra, Phòng Thương mại Mỹ cũng đưa ra một lý do khác, đó là dưới tác động của sự hỗ trợ hào phóng từ phía chính phủ trong thời kỳ đại dịch, nhiều người lao động đã có thể tự ổn định khả năng tài chính của họ mà không cần tham gia lực lượng lao động.
Những di chứng hậu COVID-19
Thông báo tuyển dụng lao động tại Arlington, bang Virginia, Mỹ ngày 16/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Một lượng lớn phụ nữ đã nghỉ việc vào năm 2020, một phần do thời gian nghỉ học tại trường kéo dài buộc họ phải ở nhà chăm sóc con cái. Trong khi đó, tình trạng thiếu lao động trầm trọng cũng xảy ra tại các cơ sở nhận trông giữ trẻ vào ban ngày.
Đồng quan điểm này, nhà kinh tế trưởng Swonk của KPMG cũng lưu ý rằng những tác động suy nhược kéo dài của đại dịch COVID-19 cũng để lại những hậu quả lớn.
Theo chuyên gia Swonk, đây thực sự là một trong những vấn đề đang bị đánh giá thấp và bị hiểu lầm. Để thu hút người lao động trở lại, nhiều người sử dụng lao động đã buộc phải tăng lương và phúc lợi.
Các nhà phân tích cho rằng nếu “cơn cuồng mua hàng” của người Mỹ hạ nhiệt, các công ty sẽ cần ít nhân công hơn. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt lao động dự kiến sẽ giảm bớt do Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới để kiềm chế lạm phát.
Trái ngược với sự thống khổ của các nhà tuyển dụng, những người lao động lại đang được hưởng lợi. Trong năm qua, hàng triệu người đã thay đổi công việc. Họ bị thu hút bởi mức lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn.
Điều này tạo ra một bức tranh đối nghịch trên thị trường lao động Mỹ, đồng thời khiến mặt bằng lương trung bình theo giờ tăng cao. Mức lương trung bình của khu vực tư nhân tại Mỹ hiện là 32,27 USD/giờ, tăng 5,2% trong một năm, từ đó làm tăng thêm áp lực lạm phát.
Thị trường lao động Mỹ đã có những dấu hiệu tích cực mới trong tháng Bảy. Có 22 triệu việc làm bị mất do đại dịch COVID-19 đã quay trở lại và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong lịch sử là 3,5%.
Tổng thống Mỹ dự kiến quyết định thuế khí đốt liên bang vào cuối tuần
Ngày 20/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với các phóng viên rằng ông hy vọng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc có ủng hộ việc giảm thuế khí liên bang vào cuối tuần hay không khi giá nhiên liệu cao tiếp tục gây ra vấn đề đối với nền kinh tế Mỹ hiện nay.
Một trạm bán xăng tại Arlington, bang Virginia, Mỹ tạm dừng hoạt động do thiếu nguồn cung, ngày 11/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng thống Biden không loại trừ việc cung cấp thẻ giảm giá xăng cho người Mỹ, mặc dù các quan chức chính quyền Mỹ trong những ngày gần đây tỏ ra rất ủng hộ với ý tưởng này. Việc đình chỉ thuế khí đốt liên bang sẽ yêu cầu Quốc hội phải hành động, nhưng sự thúc đẩy công khai của Tổng thống Biden trong việc ủng hộ chính sách này có thể giúp thúc đẩy các hành động trên Đồi Capitol. Một ước tính từ Mô hình Ngân sách Penn Wharton được công bố vào đầu năm nay cho thấy rằng việc đình chỉ thuế khí đốt liên bang từ tháng 3 đến tháng 12/2022 sẽ làm giảm chi tiêu xăng bình quân đầu người từ 16 USD đến 47 USD trong giai đoạn đó. Một số tiểu bang đã đình chỉ thuế khí đốt của chính họ, bao gồm Maryland, Connecticut và New York.
Theo số liệu thống kê từ AAA, giá khí đốt trung bình đạt mức 5 USD / gallon (1 gallon tương đương với 3,78 lít) vào tuần trước. Tổng thống Biden và đội ngũ nhân sự chính quyền cho rằng việc tăng giá là do ảnh hưởng của chiến dịch tại Ukraine (U-crai-na) của Nga, vốn đã làm chao đảo các thị trường toàn cầu. Tổng thống Mỹ đã kêu gọi các công ty khai thác dầu mỏ lớn tránh tạo ra tình trạng tăng giá, giải phóng dầu từ Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược và kêu gọi các nhà sản xuất dầu lớn tăng cường nguồn cung cấp.
Lạm phát ở Bồ Đào Nha tăng cao nhất trong 30 năm Ngày 11/8, Viện Thống kê quốc gia Bồ Đào Nha (NSI) công bố dữ liệu cho thấy trong tháng 7, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở nước này đã tăng lên 9,1%, mức cao nhất kể từ tháng 11/1992. Người dân mua sắm tại một chợ ở Cascais, Bồ Đào Nha ngày 13/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN Theo NSI, tỷ lệ lạm phát cơ...