‘Bức tranh’ cúc tần phủ xanh hầm chui Trung Hòa
Người dân Thủ đô không khỏi ngỡ ngàng khi đi qua khu vực hầm Trung Hòa (đoạn nối phố Trần Duy Hưng – Đại lộ Thăng Long ( Hà Nội), chứng kiến hàng dây leo xanh mướt hai bên đường.
Video và chùm ảnh bức tường xanh hiếm có giữa hầm ở Hà Nội:
Hàng nghìn m2 tường bê tông hầm Trung Hòa được phủ kín bởi màu xanh của cây dây leo Cúc tần Ấn Độ.
Cây leo xanh ngát phủ kín, làm mềm mại những bức tường bê tông khô cứng trên Đại lộ Thăng Long.
Cây rủ kín bức tường có chiều cao khoảng hơn 5 m.
Giữa thời tiết oi bức của Hà Nội, khi đi qua khu vực hầm này, nhiều người có cảm giác mát mẻ hơn.
Ngoài Cúc tần, hầm còn được trồng nhiều cây hoa giấy, cây cọ…
Hàng ngày, nhân viên chăm sóc cây xanh luôn túc trực chăm bón và tưới nước.
Không chỉ bên trong hầm , phía trên hầm cũng được trồng nhiều cây xanh.
Video đang HOT
Đây có thể coi là điểm nhấn giữa những tòa chung cư, nhà cao tầng tại Hà Nội.
Toàn cảnh “hầm xanh” độc đáo của Hà Nội nhìn từ trên cao.
Treo tranh trên tường là cả một nghệ thuật
Có một số quy tắc nhất định cần nắm vững khi bắt đầu trưng bày những tác phẩm nghệ thuật lên tường. Điều đầu tiên là xác định rõ mục đích treo chúng.
Việc sắp xếp các bức tranh trên tường không đơn giản là chỉ đặt chúng lên và treo. Thay vào đó, quá trình này là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự cân nhắc và cảm quan thẩm mỹ của từng người.
Anita Yokota, nhà tâm lý học kiêm nhà thiết kế nội thất tại Nam California (Mỹ), tác giả cuốn sách Home Therapy, cho biết việc sắp xếp các bức tranh đôi khi khiến nhiều người choáng ngợp.
"Tôi hay nói với mọi người rằng hãy đưa bản thân vào việc sắp xếp vì nghệ thuật là một trải nghiệm mang tính cá nhân. Thay vì tìm kiếm sự hoàn hảo, bạn có thể tạo ra một sự cân bằng giữa phong cách cá nhân và các yếu tố phù hợp", bà nói với The Washington Post.
Treo tranh sao cho đẹp là cả một nghệ thuật. Ảnh minh họa: Andrew Neel/Pexels.
Có một số nguyên tắc khi treo tranh, nhưng không cần phải hoàn toàn tuân thủ chúng.
"Không có cách nào là tốt nhất. Việc treo tranh chỉ đơn giản là một hình thức giao tiếp, một cách diễn đạt ý tưởng, một sự lựa chọn mang tính thẩm mỹ", Bevil Conway, một nhà thần kinh học và nghệ sĩ thị giác, cho biết.
Conway khuyến khích mọi người nên suy nghĩ về những mục tiêu cá nhân, đó có thể là khi chúng ta muốn kích thích sự tò mò, thu hút sự chú ý vào một tác phẩm cụ thể, hoặc khi cố gắng gây bất ngờ cho ai đó...
Khi đã xác định được mục đích, dưới đây là những nguyên tắc tổng quát chúng ta cần chú ý khi treo tranh.
Các bức tranh cần đặt ở chiều cao phù hợp. Ảnh minh họa: Izabela Ribeiro/Pexels.
Đặt ở chiều cao phù hợp
Nhiều người cho rằng tranh nghệ thuật nên được treo ở tầm mắt. Nhưng tầm mắt của mỗi người là khác nhau.
Linda Kafka, người sáng lập Học viện Khoa học Thiết kế ở Toronto (Canada), cho biết treo tranh ở độ cao 1,4-1,5m tính từ mặt sàn trở lên là hợp lý.
Nếu tác phẩm nghệ thuật được treo trên đồ nội thất, hãy cố gắng treo nó cách ghế sofa hoặc bất kỳ món đồ nào bên dưới từ 0,2m.
"Dù bạn chọn độ cao nào, hãy ghi nhớ từ góc độ tâm lý học. Ví dụ, nếu đó là một khung cảnh từ thiên nhiên, sẽ thư giãn nhất nếu nó được đặt sao cho chúng ta có vẻ như có thể bước vào đó", Sally Augustin, một chuyên gia về môi trường và nhà tâm lý học thiết kế ở Chicago (Mỹ), cho biết.
Cần chú ý nhiều điều khi treo kết hợp các bức tranh. Ảnh minh họa: Azra Tuba Demir/Pexels.
Cẩn thận khi kết hợp treo nhiều tranh
Lee Waters, chủ sở hữu và giám đốc sáng tạo của Lee Waters Design ở Midlothian (Mỹ), cho lời khuyên rằng hãy ưu tiên những thứ đặc biệt nhất khi nhóm các tác phẩm nghệ thuật lại với nhau, điều này sẽ tạo thành một bức tường trưng bày có tính thẩm mỹ cao.
Đối với cách sắp xếp tự do hơn, việc đặt tác phẩm lớn nhất ở trung tâm có thể giúp tạo ra một điểm tập trung trực quan cho mắt.
Theo Yokota chúng ta có thể bắt đầu "xây dựng" từ đó, kết hợp các bức tranh ngang và dọc tùy ý.
Tuy nhiên, chuyên gia nhấn mạnh mọi người cần chú ý đến khoảng cách giữa các khung, đảm bảo chúng bằng nhau.
"Một nguyên tắc tốt nhất là đặt những bức tranh nhỏ cách nhau 0,05m. Các bức tranh lớn hơn thì nên cách nhau 0,07m đến 0,1m. Bạn nên nhớ việc các tác phẩm nghệ thuật được đặt quá xa nhau sẽ làm gián đoạn dòng chảy thị giác, có thể tạo ra căng thẳng và khó chịu", Kafka nói.
"Nếu tất cả những điều này nghe có vẻ quá sức, thì một giải pháp đơn giản hơn là sắp xếp các tác phẩm của chúng ta thành một mạng lưới, điều này ngay lập tức mang lại cấu trúc thiết kế và cảm giác an toàn vì có trật tự không gian rõ ràng", Yokota chia sẻ.
Toàn bộ bức tranh có thể có khoảng cách đều nhau, 2,4m x 2,4m. Đây được cho là một cách tiếp cận không thể gây rối, vì bộ não con người yêu thích sự đối xứng.
Các bức tranh có điểm tương đồng sẽ khiến não bộ thấy thoải mái. Ảnh minh họa: Rachel Claire/Pexels.
Tìm sợi dây gắn kết
Khi sắp xếp tác phẩm nghệ thuật trong một nhóm, hãy tìm 1-2 yếu tố lặp lại giữa các bức tranh. Đó có thể là bảng màu tương tự, một loại lớp phủ nhất định hoặc một kiểu khung giống nhau.
Mục tiêu là khi nhìn vào các tác phẩm, ta biết chúng có một mối liên kết với nhau mà không cần phải hoàn toàn giống nhau.
Khi tất cả bức tranh chia sẻ một đặc điểm chung, não bộ của người xem cảm thấy như đó là một cách sắp xếp hoàn hảo, có ý đồ từ trước. Từ đó việc hiểu và tiếp nhận các tác phẩm trở nên dễ dàng hơn.
Bộ não chúng ta yêu thích sự đối xứng. Ảnh minh họa: Matheus Viana/Pexels.
Tạo sự cân bằng và đối xứng
Nghiên cứu cho thấy con người thích sự đối xứng hơn.
Một nghiên cứu năm 2018 của Đại học Vienna (Austria) cho thấy cả sinh viên lịch sử nghệ thuật và tâm lý học ở cấp đại học đều thích các mô hình đối xứng hơn các mô hình bất đối xứng trong nghệ thuật.
Trong một loạt thí nghiệm khác, các nhà nghiên cứu ở Rome phát hiện ra rằng sự đối xứng về mặt thị giác thậm chí còn dẫn đến những thay đổi tâm trạng tích cực cho người xem.
Điều này có thể là do tính đối xứng tạo ra cảm giác trật tự.
Augustin, chủ công ty Design With Science, đã sử dụng các nguyên tắc từ khoa học thần kinh để tạo ra những không gian thúc đẩy năng suất, sức khỏe và trạng thái tinh thần tích cực.
"Nếu một nhóm tranh có tính đối xứng, chúng tôi cảm nhận rằng sự sắp xếp đó được lên kế hoạch kỹ lưỡng hơn, không phải chỉ là sự ngẫu nhiên. Từ đó, nó tạo ra sự thoải mái nhất định cho chúng tôi vì việc hiểu và xử lý thông tin trên tranh dễ dàng hơn", bà nói.
Nên sắp xếp tranh thử dưới sàn trước khi treo chúng lên tường. Ảnh minh họa: Ekaterina Astakhova/Pexels.
Thử nghiệm
"Trước khi đi đến quyết định đục lỗ trên tường, hãy bố trí những gì bạn định treo lên sàn nhà trước để cảm nhận xem nó sẽ nhìn như thế nào", Augustin khuyên.
Bằng cách này, chúng ta có thể xem nó từ các vị trí thuận lợi khác nhau, từ nhìn trực tiếp, nhìn từ xa và từ các góc khác nhau.
Việc sắp xếp lại các bức tranh hoặc khoảng cách của chúng trên sàn có thể giúp ta tìm ra được bố cục hợp lý nhất.
Chuyên gia khuyên hãy coi đây là buổi diễn tập cho buổi biểu diễn nghệ thuật cá nhân của mỗi người. Một khi đã có sự sắp xếp phù hợp, ta hãy bắt tay vào thực hiện.
Người phụ nữ U40 nổi tiếng với ngôi nhà cổ đẹp như mộng, ai nhìn cũng xuýt xoa Emily nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ tài chăm sóc nhà cửa. Mỗi khu vực trong ngôi nhà cổ đều được cô chăm chút, trở nên xinh đẹp như một bức tranh. Emily Connolly sinh sống ở Pennsylvania, Mỹ. Cô đã mua lại căn nhà cổ cách đây 6 năm. Người phụ nữ 4 con nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ...