Bức tranh cổ và tâm nguyện cuối cùng của cha
Bức tranh cổ không đáng giá của cha đã khiến các con ông hiểu ra tình yêu thương vô bờ bến của ông dành cho các con.
ảnh minh họa
Năm nay ông 68 tuổi trên đầu tóc đã bạc trắng, dáng người gầy gò ốm yếu, ai nhìn thấy cũng đều động lòng thương xót. Hơn 30 năm nay ông sống một mình trong căn nhà đã cũ kỹ này rồi. Người vợ của ông đã qua đời vì bệnh nặng từ 30 năm trước, ông có hai cậu con trai và một cô con gái không ai chịu ở bên chăm sóc ông tuổi về già. Hàng ngày trong nhà ông chỉ có chú chó vàng ông nuôi làm người tâm sự .
Những ngày vợ ông bị bệnh nặng, ông báo cho các con biết nhưng các con ông đều nói rất bận, và cuối cùng không ai vào viện chăm sóc, thăm hỏi người mẹ. Hôm đó bác sĩ đến tìm ông yêu cầu nộp viện phí. Ông nhìn hóa đơn thanh toán hơn 50 triệu. Số tiền đó ông kiếm đâu cũng không ra, không còn cách nào ông đành đến từng nhà các con trai, con gái ông vay tiền để chữa bệnh cho vợ.
Ngày đoàn tụ mà cha mong muốn cuối cùng cũng đến
Ông đến nhà cậu con trai nhỏ mượn tiền nhưng cậu nhất định nói không có:
“Cha cũng biết đấy dạo gần đây con gặp khó khăn về tài chính, hay là cha hỏi anh cả mượn tạm xem”.
Ông gọi điện cho cậu con trai lớn, trong điện thoại cậu con trai nói:
“Tiền con không có đâu, tất cả đều ở chỗ vợ con rồi, để tối về con bàn bạc với vợ xem sao “, nói xong anh cúp máy luôn chưa kịp để ông nói thêm lời nào. Ông lại đến nhà cô con gái út. Vừa thấy cha cô gái đã dúi vào tay ông một nắm tiền lẻ nói:
“Nhà con gần đây bí lắm, chồng con vừa đặt cọc tiền để mua nhà rồi, thôi cha cầm tạm số tiền này về mua gì ngon ngon cho mẹ ăn vậy”. Bỏ lại số tiền đó trước cửa, ông rớt nước mắt ra về mặc cho cô con gái gọi ới từ đằng sau.
Video đang HOT
Sau khi vợ ông qua đời các con của ông xảy ra mâu thuẫn, mấy người con đều đổ lỗi cho nhau vì không ai cho cha vay tiền chữa bệnh cho mẹ, thế rồi anh đi đăng anh, em đi đằng em, mỗi người một nơi. Ngày lễ tết may mắn lắm mới có một đứa về thăm ông, còn những người khác không muốn về phần vì sợ đối mặt với người kia, phần vì không muốn phải có trách nhiệm trông nom ông.
Lần đó ông bị bệnh nặng, đến bệnh viện kiểm tra thì bác sĩ khuyên ông có tâm nguyện gì thì nên làm sớm, nếu không sẽ không kịp vì ông bị ung thư phổi không cứu chữa được nữa. Hôm đó ông buồn rầu trở về nhà.
Mấy ngày sau có một vị khách lạ mặt ăn mặc sang trọng đến nhà ông hỏi về bức tranh cổ trong nhà. Vị khách lạ đó nói sẽ trả cho ông hơn 10 tỷ để có được bức tranh đó. Nhưng ông nhất định không bán.
Sáng hôm sau vị khách đó vẫn đứng trước cổng hỏi lại ông có muốn bán bức tranh đó không, nhưng ông nói:
“Đây là bức tranh của tổ tiên tôi để lại, biết bao nhiêu thế hệ rồi, tôi làm sao có thể bán được”.
Tin đồn ông có bức tranh cổ trị giá hơn 10 tỷ lan truyền khắp nơi, hàng xóm già trẻ gái trai ai cũng khuyên ông nên bán. Nhưng ông vẫn kiên quyết từ chối bán bức tranh.
Biết tin cha có bức tranh cổ đáng giá 3 người con ngay hôm sau lần lượt kéo nhau về quê khuyên cha nên bán bức tranh đó đi. Nhưng ông nói đây là bức tranh của tổ tiên để lại nên nhất định không bán. Nhưng ông nói thêm:
“Nếu các con hòa thuận, đoàn kết, biết yêu thương anh chị em của mình thì sau khi chết đi ta sẽ để lại cho các con bức tranh này”
Từ đó các con ông đem vợ chồng, con cái chuyển hẳn về quê sống, hàng ngày vui vẻ chăm sóc cha, mấy anh em cũng không còn tranh chấp nhau như trước nữa. Cho đến ngày ông mất ông đã nở một nụ cười mãn nguyện ra đi.
Sau khi cha chết các con ông phát hiện thì ra bức tranh đó chỉ là một bức tranh bình thường không đáng giá, nhưng vì tâm nguyện duy nhất của cha là các con sum vầy, hòa thuận, ăn một bữa cơm đầm ấm bên nhau nên vị bác sĩ kia đã giúp ông nghĩ ra câu chuyện về bức tranh đáng giá hơn 10 tỷ kia để các con ông quay về. Cô con gái út ôm ảnh cha quỳ xuống khóc òa lên khi biết sự thật, hai cậu con trai ân hận nghẹn ngào khóc không thành tiếng.
Theo blogtamsu
Bức tranh được mệnh danh Mona Lisa của Trung Quốc
Bức tranh "Thanh minh thượng hà đồ" cổ xưa dài hơn 5 mét là một trong những báu vật quý giá nhất của Trung Quốc.
Toàn cảnh bức tranh"Thanh minh thượng hà đồ". Ảnh: Ancient Origins
Theo Ancient Origins, bức tranh "Thanh minh thượng hà đồ" hay "tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh" là một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất của Trung Quốc, vào thế kỷ thứ 12. Nó mô tả cảnh quan bên trong và bên ngoài kinh đô Biện Kinh (tức Khai Phong, tỉnh Hà Nam ngày nay) dưới triều đại nhà Tống, trong suốt dịp lễ hội tiết Thanh minh.
"Thanh minh thượng hà đồ" còn được mệnh danh là "Mona Lisa của Trung Quốc". Công chúng hiếm khi được chiêm ngưỡng tranh thật, mà chỉ được nhìn thấy tranh sao chép, vì bản gốc rất quý giá. Lần gần nhất bức tranh được triển lãm cách đây hơn 10 năm, vào năm 2002 tại Thượng Hải.
Từ 8/9, người dân Bắc Kinh đã xếp hàng 6 giờ ngoài khu di tích Cố Cung để được vào xem bản gốc. Bức họa sẽ được trưng bày đến 12/10.
Trương Trạch Đoan (1085-1145) là người đã vẽ tác phẩm trên một cuộn giấy dài, với chiều cao 24,8 cm, dài 5,29 mét. Người xem phải thưởng thức từ phải sang trái.
Bức tranh phác họa hình ảnh con người, động vật, con sông, tàu thuyền và các ngôi nhà ở nông thôn, vùng ngoại ô và trung tâm thành phố. Nó giống như một bức ảnh chụp khoảnh khắc nhộn nhịp của thành phố trong dịp lễ hội.
Theo Bảo tàng trực tuyến Trung Quốc, từ "thanh minh" được dịch là "trong sạch-sáng sủa". Tuy nhiên, giáo sư Valerie Hansen thuộc Đại học Yale (Mỹ) nói rằng, một cách dịch khác của từ "thanh minh" là "hòa bình và trật tự". Vì vậy, tiêu đề của bức tranh cũng đồng nghĩa với "hoà bình ngự trị trên khắp dòng sông".
Một phần nhỏ trong bức "Thanh minh thượng hà đồ". Ảnh: Wikimedia Commons
"Thanh minh thượng hà đồ" khi mở ra sẽ bao gồm ba khu vực chính: vùng nông thôn nằm ở phía bên phải, việc kinh doanh và các hoạt động khác ở giữa, tiếp đến là khung cảnh dòng sông, đường giao thông, cây cầu bắc qua dòng sông. Xa hơn về phía bên trái là cảnh thành phố nhộn nhịp cũng như cổng ra vào.
Khu vực nông thôn có một cây cầu nhỏ, dòng suối, cánh đồng hoa màu và những người thôn quê (người chăn nuôi lợn, người chăn dê, nông dân). Ngoài ra cũng có một con đường dẫn vào trung tâm thành phố, nơi xuất hiện nhiều ngôi nhà và dân cư trở nên đông đúc hơn.
Khi nhìn toàn cảnh vào thành phố, chúng ta sẽ thấy một con sông lớn, tàu thuyền qua lại tấp nập từ đầu thị trấn cho đến các đường phố chính và cửa khẩu. Cửa hàng kinh doanh bán nhiều loại hàng hóa bao gồm: thực phẩm, rượu vang, đồ nấu nướng, dụng cụ âm nhạc, vàng bạc, đèn lồng. Ngoài ra họ cũng bán cung và mũi tên, đồ trang trí, tranh vẽ, thuốc, kim, vải nhuộm.
Phần nổi bật nhất của bức tranh ở gần trung tâm, nơi có một chiếc cầu trải dài qua sông và mọi người đang di chuyển phía trên. Một số người đứng ở trên cầu đang ra hiệu vì lo ngại rằng con thuyền với cột buồm lớn có thể va chạm với cây cầu.
Khung cảnh cây cầu nổi tiếng trong bức "Thanh minh thượng hà đồ". Ảnh:Wikimedia Commons
Khu vực bên trái của bức tranh là thành phố với chiếc cổng ra vào. Tại đây có nhiều cửa hàng, cơ quan thu thuế và người dân đang chất hàng hóa lên thuyền. Mọi người trông có vẻ rất bận rộn. Họ đang đi bộ, đứng trên đường phố, gánh theo những chiếc giỏ trên vai, hoặc sử dụng con vật như lạc đà, lừa để vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra, trên đường còn có xe bò, xe ngựa. Các tòa nhà cũng rất đa dạng, từ những túp lều đơn giản cho đến khu nhà lớn như đền chùa, khách sạn và tòa nhà hành chính.
Theo Women of China, Bảo tàng Cố Cung dự định sẽ trưng bày bản gốc của bức họa lần tiếp năm 2020.
Lê Hùng
Theo VNE
Tái hiện bức họa nổi tiếng The Starry Night bằng phế liệu Bức họa nổi tiếng The Starry Night của danh họa Van Gogh đã được nghệ sĩ Đài Loan tái hiện lại bằng 4.000.000 chai nhựa phế liệu Vừa qua ở Cơ Long, Đài Loan, các nghệ sĩ đã tái hiện lại bức họa nổi tiếng The Starry Night (Đêm đầy sao) của danh họa người Hà Lan, Van Gogh bằng 4.000.000 chai nhựa...