Bức tranh cổ có giá hàng triệu USD bị bỏ quên trong nhà kho
Trong nhà kho chứa đồ bị lãng quên ở Australia người chủ mới bất ngờ phát hiện ra bức tranh 400 năm tuổi có giá hàng triệu USD.
Bức tranh cổ 400 năm tuổi có khung cảnh bàn ăn, với khăn trải bàn màu trắng, chiếc cốc bạc và nhiều đồ thủy tình cùng rất nhiều thức ăn gồm bánh nướng đang ăn dở, các loại hạt và cuộn bánh mì.
Bức tranh cổ trước khi được khôi phục
Theo các chuyên gia, bức tranh nghệ thuật có tên ‘Still Life’ đã lưu giữ trong nhiều năm ở một tòa nhà mà bây giờ là Học viện Woodford ở New South Wales. Bức tranh đặt trong một nhà kho chứa đồ bị bỏ quên nhiều năm cho đến khi chủ mới đến thay đổi toàn bộ căn nhà.
Đây là một trong 36 tác phẩm nghệ thuật gửi đến các nhà bảo tồn sau khi kêu gọi công chúng tài trợ cho việc khôi phục nghệ thuật.
Julian Bickersteth, giám đốc điều hành công ty đảm nhận công việc trùng tu cho biết: “Đó là một khoảnh khắc hiếm có và cực kỳ thú vị. Bức tranh cổ có giá trị cao”.
Sau khi loại bỏ lớp sơn bóng trong quá trình làm sạch, những người phục chế đã phát hiện ra một chữ ký nhỏ khắc vào gỗ bằng dao. Theo các chuyên gia, đây là bức tranh của Gerrit Willemsz.Heda ở Haarlem vào thế kỷ 17.
Bức tranh sau khi được khôi phục cẩn thận
Gerrit Willemsz.Heda chỉ khoảng 17 tuổi vào thời điểm hoàn thành tác phẩm. Người họa sĩ tuổi teen có tài năng, chính là con trai họa sĩ tranh tĩnh vật nổi tiếng người Hà Lan thế kỷ 17 Willem Claesz.Heda.
Ông là một trong những bậc thầy vĩ đại của Thời kỳ hoàng kim Hà Lan. Tuy nhiên, chữ ký của Gerrit Willemsz.Heda rất giống với chữ ký của cha do đó trong thời gian dài những bức tranh của ông vẫn bị nhầm lẫn là do người cha mình vẽ. Cũng vì vậy, có một số ý kiến cho rằng bức tranh ‘Still Life’ có thể là một tác phẩm hợp tác giữa hai cha con.
Bức tranh thế kỷ 17 có từ Thời kỳ hoàng kim Hà Lan. Theo các chuyên gia, bức tranh có giá trị cao, ước tính có giá hàng triệu USD. Được biết, các tác phẩm của Willem Claesz.Heda thường có giá khoảng 2,9 đến 3,7 triệu USD.
Một trong những bí ẩn lớn nhất đặt ra là bức tranh quý từ một họa sĩ Hà Lan đến Australia như thế nào. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng vào những năm 1830, những bức tranh đến từ Hà Lan rất được ưa chuộng, trở thành mốt khi đó.
Theo dự đoán, Alfred Fairfax là cháu trai của James Fairfax, người sáng lập Sydney Morning Herald đã đem bức tranh về nhà ở Woodford, Australia. Alfred Fairfax mua một tòa nhà ở thị trấn Woodford vào năm 1868, thời điểm mà các tác phẩm đến từ Hà Lan đặc biệt nổi tiếng.
Căn nhà trở thành trường tư vào những năm 1870. Sau cái chết của hiệu trưởng học viện là John McManamey, trong bức ảnh con gái Gertrude của ông đã cho thấy cô ấy ngồi bên một bức tranh giống ‘Still Life’.
Bức tranh graffiti khổng lồ trên dãy Alps
Một nghệ sĩ graffiti đã tạo ra bức tranh nghệ thuật khổng lồ trên dãy núi Alps ở Thụy Sỹ. Nó có diện tích 1.500 m2, vẽ hình cậu bé đang thổi bong bóng tạo ra những đám mây.
Bức tranh từ 27.000 cây tăm giang ở TP.HCM Tác phẩm "Vũ trụ Mandala" có kích thước 1,4 m x 1,4 m, được anh Hoàng Tuấn Long cùng 379 người thực hiện trong vòng 3 tháng.