Bức tranh bí ẩn bên trong quan tài của xác ướp Ai Cập 3000 năm tuổi
Trong quá trình bảo quản, các nhà khảo cổ học đã bất ngờ phát hiện ra bức tranh bên trong và mặt dưới quan tài của một xác ướp Ai Cập gần 3.000 năm tuổi
Khám phá bất ngờ này đã được phát hiện trong quá trình bảo tồn Ta-Kr-Hb, được cho là một nữ tu sĩ hoặc một công chúa từ Thebes trước khi được trưng bày trong bảo tàng ở Perth.
Xác ướp gần 3.000 năm tuổi trong tình trạng rất cần phải chăm sóc đặc biệt sau khi bị những kẻ trộm nhắm vào thời cổ đại. Công việc thực hiện bảo quản là cần thiết để đảm bảo tình trạng của xác ướp không xấu đi thêm nữa.
Những chuyên gia tham gia vào quá trình bảo quản xác ướp đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra những hình vẽ trên cả cơ sở bên trong và bên ngoài của máng quan tài khi họ nhấc xác ướp ra.
Cả hai hình vẽ này đều là đại diện của nữ thần Ai Cập Amentet hoặc Imentet.
Hình vẽ ở đáy và mặt sau quan tài xác ướp nghìn năm.
Tiến sĩ Mark Hall, nhân viên tại Bảo tàng và Phòng triển lãm nghệ thuật Perth, nói rằng ông và các đồng nghiệp đã vô cùng bất ngờ khi thấy những bức tranh.
“Chúng tôi chưa bao giờ có lý do để nâng toàn bộ vật lên cao đến mức chúng tôi có thể nhìn thấy bên dưới máng và chưa bao giờ nhấc xác ướp ra trước đó và không mong đợi thấy bất cứ điều gì ở đó. Vì vậy, để có được một bức tranh trên cả hai bề mặt là một phần thưởng thực sự và cung cấp cho chúng tôi một cái gì đó đặc biệt hơn để chia sẻ với khách tham quan”, Mark Hall nhấn mạnh.
Bức tranh bên trong của máng quan tài trước đây đã bị che giấu và được bảo quản tốt nhất trong hai bức. Nó cho thấy Imentet nhìn bên phải và mặc chiếc váy đỏ đặc trưng. Cánh tay của hơi dang ra và nhân vật đang đứng trên một cái bục, cho thấy hình vẽ là một bức tượng thần hoặc nhân vật lịch sử.
Xác ướp đặc biệt này đã được Hiệp hội Khoa học tự nhiên và Khảo cổ Alloa tặng cho Bảo tàng Perth vào năm 1936.
Tiến sĩ Hall nó thêm: “Điều quan trọng nhất mà chúng tôi muốn đạt được là ổn định cơ thể xác ướp để nó không bị hư hỏng nữa nên nó đã được bọc lại và sau đó chúng tôi muốn ổn định máng và phần trên của quan tài mà chúng tôi đã làm”.
Trang Phạm
Thuật ướp xác của thiền sư Nhật Bản khắc nghiệt như thế nào?
Khác với Ai Cập, nhiều thiền sư Nhật Bản thời xưa tự ướp xác thông qua chế độ ăn uống kham khổ và thiền định trong ít nhất 1.000 ngày. Thế nhưng, không phải thiền sư nào cũng tự ướp xác thành công để có thi thể bất hoại, tồn tại suốt ngàn năm.
Trong khi người Ai Cập cổ đại có quy trình ướp xác phức tạp sử dụng nhiều thảo dược thì các thiền sư Nhật Bản thời xưa thực hiện tự ướp xác vô cùng gian khổ. Để tự ướp xác, các nhà sư thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt và thiền định trong khoảng 1.000 ngày trước khi chết.
Thuật ướp xác này được cho là bắt đầu vào thế kỷ 9. Khi ấy, nhà sư có tên Kkai (774-835) tự ướp xác mình trong một ngôi chùa trên núi Koya, thuộc tỉnh Wakayama.
Nhà sư Kkai sáng lập ra giáo phái bí truyền Shingon (hay còn gọi là Chân ngôn tông của Phật giáo Nhật Bản). Năm 835, nhà sư Kkai bắt đầu ngừng ăn uống và dành phần lớn thời gian để thiền định sâu suốt hai tháng cuối đời.
Sau khi viên tịch, nhà sư Kkai được chôn trong ngôi mộ trên núi Koya ở tỉnh Wakayama. Nhiều năm sau, khi mở mộ thì các đệ tử không khỏi kinh ngạc khi nhìn thấy thi hài nhà sư Kkai còn nguyên vẹn đến khó tin.
Ảnh minh họa: Internet.
Từ đó, nhiều nhà sư thực hiện thuật tự ướp xác theo nhà sư Kkai. Quá trình này kéo dài ít nhất 1.000 ngày. Trong thời gian tự ướp xác, các nhà sư sẽ tuân theo chế độ ăn uống gọi là mokujikigy (nghĩa là ăn cây). Thức ăn của họ chủ yếu là rễ cây, quả hạch, quả mọng, vỏ cây và lá thông.
Các nhà sư chỉ uống một chút nước muối. Hàng ngày, họ có thể uống loại trà được ủ bằng urushi - nhựa của cây sơn. Chất độc từ nhựa cây có thể giúp cơ thể người chết không bị côn trùng "ăn thịt".
Mời độc giả xem video: Bí ẩn hình xăm cổ nhất thế giới trên xác ướp 5.000 năm. Nguồn: VTC1.
Nhà sư ngồi thiền định trong một hòm gỗ thông nhỏ chôn sâu khoảng 3m dưới đất. Hàng ngày, nhà sư sẽ rung chuông nhỏ một lần để thông báo với mọi người là mình vẫn còn sống.
Đến khi không còn nghe thấy tiếng chuông nữa có nghĩa nhà sư đã chết. Khi ấy, các nhà sư trên mặt đất sẽ niêm phong ngôi mộ trong 1.000 ngày.
Sau đó, người ta sẽ tiến hành mở mộ để kiểm tra thi hài nhà sư có nguyên vẹn hay không. Nếu xác ướp của nhà sư còn vẹn nguyên thì ông sẽ được tôn thành Phật và đưa vào một ngôi đền để thờ cúng.
Trong số các các xác ướp thiền sư, nổi tiếng nhất là xác ướp của nhà sư Shinnyokai Shonin tại đền Dainichibou trên núi Yudono, tỉnh Yamagata.
Tâm Anh (TH)
Phát hiện một số bức vẽ 3.000 năm tuổi trong quan tài chứa xác ướp của nữ tu sĩ Các bức vẽ mô tả nữ thần Ai Cập Amentet - vị thần tôn giáo đại diện cho cái chết ở Bờ Tây sông Nile. Theo Metro, lần đầu tiên, quan tài của một xác ướp có nguồn gốc tại khu vực Thebes thuộc về một nữ tu sĩ có tên là Ta-Kr-Hb được nâng lên mặt đất sau 100 năm. Phát hiện...