Bức thư sám hối của kiều nữ sát hại đại gia chè đất Thái Nguyên
Người phụ nữ còn rất trẻ ấy “tự thú” với người chồng đã ly hôn bằng một bức thư dài gần 10 trang giấy, trước những ngày Tết cận kề. Đúng hơn là chị ta độc thoại với chính mình, mà tôi đồ rằng, Linh Thị Kiều đã viết một mạch, không ngơi nghỉ, trong một đêm mất ngủ nào đó.
Những tiếc nuối, những cơ hội tìm kiếm hạnh phúc vuột khỏi tầm tay, và cả những ân hận khi không thể nào vượt qua nổi cám dỗ của đồng tiền, để rồi gây án với người tình – một đại gia đất chè Thái Nguyên – người đáng tuổi bố mình và đã có 5 năm là người tình.
Hạnh phúc vuột khỏi tầm tay
Trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên) có nhiều phạm nhân nữ thuộc dạng đặc biệt, mà mỗi khi đọc hồ sơ của họ, tôi lại thấy cuộc đời họ như một cuốn phim buồn, như Linh Thị Kiều, (27 tuổi, quê ở xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh), là một trong những câu chuyện rất buồn ấy. Kiều vốn là một cô gái đẹp. Cô ý thức được điều đó khi ở vào tuổi mười tám đôi mươi, trong các đám đông, Kiều luôn là tâm điểm của sự chú ý. Cho đến trước thời điểm gây án (tháng 1/2013), cô vẫn được đánh giá là “ngoan hiền” trong mắt gia đình, hàng xóm.
Trong bức thư gửi cho người chồng đã ly hôn, cô viết: “Mẹ vẫn thường nói với em: “Con là vật vô giá mà ông trời đã ban tặng cho mẹ”, từ nhỏ em đã sống khác hoàn toàn với bạn bè mình, em luôn cố gắng, em luôn suy nghĩ phải phấn đấu hơn bạn mình, em tự đặt cho mình mục tiêu và phải cố gắng để hoàn thành mục tiêu và biến mình thành người giỏi nhất. Từ nhỏ em luôn là niềm tự hào của mẹ. Ngày em tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh cũng chính là ngày mẹ em vô cùng hạnh phúc. Mẹ hạnh phúc khi đã thấy em khôn lớn, trưởng thành… Mẹ luôn tự hào nói với bạn bè và hàng xóm là mẹ có một cô con gái ngoan ngoãn, thông minh, xinh đẹp và giỏi giang”.
Linh Thị Kiều tại cơ quan điều tra. Ảnh: Phương Cường.
Nhưng cô gái “xinh đẹp và giỏi giang” ấy đã vấp ngã, sức hút mãnh liệt của đồng tiền đã khiến Kiều ngã vào vòng tay một đại gia đất chè – doanh nhân Hoàng Bình – người đàn ông hơn cô tới 31 tuổi. Mối tình người đẹp – đại gia như muôn vàn các cuộc tình “có điều kiện” khác, người cần tình, kẻ thèm tiền, thế nên Kiều ý thức được rằng, cô ta chỉ là món đồ mua vui, còn hạnh phúc thực sự thì ở đâu đó xa lắm.
“Đã có lúc em tự nhủ: “Kiều ơi mày dừng lại đi, vẫn còn chưa muộn đâu” nhưng em đã không thể, em đã bán rẻ đi cái nhân phẩm và đạo đức của một giáo viên tương lai và cứ thế thời gian cứ trôi em càng ngày càng lún sâu vào vòng xoáy của đồng tiền. Đã có lúc ông ấy nói với em hãy là người tình mãi mãi của ông ấy, nhưng anh biết đó, em không thể, cùng lúc đó trong em đang suy nghĩ và giằng xé có nên hay không thì em nhận được lời tỏ tình từ anh, người đàn ông em thầm mơ ước, chỉ dám nghĩ chứ chưa một lần mong sẽ có…
Thời gian sau hôn nhân là khoảng thời gian em hạnh phúc nhất, nhưng vì anh quá tốt với em, lương tâm em giằng xé, một nửa trong em sống hạnh phúc, một nửa còn lại em sống trong sợ hãi và lo lắng, liệu sự thật sẽ kéo dài đến lúc nào đây? Chẳng nhẽ chỉ đến lúc em sinh con, lúc đứa bé chào đời cũng chính là ngày em phải rời xa anh như lời em hứa với ông ấy ư?”.
Ngày đón đứa con đầu lòng chào đời, nếu như chồng của Kiều vui bao nhiêu thì cô lại lo lắng bấy nhiêu. Cô kể rằng, đã nhiều lần cô muốn nói cho chồng biết sự thật, nhưng lại lo sợ sự thật khiến người chồng bị tổn thương. Nhưng không có chuyện gì có thể giấu mãi được, đặc biệt là các mối quan hệ tình cảm. Những cuộc điện thoại, những tin nhắn vào lúc nửa đêm của vị đại gia nồng nàn yêu thương đã tố cáo tất cả. Chồng Kiều lặng lẽ đón nhận sự thật đau đớn, không một lời trách móc, cả hai miễn cưỡng ký vào lá đơn ly hôn.
Video đang HOT
“Em đã tìm gặp người đàn ông ấy, em đã hét vào mặt người đàn ông ấy: “Ông đã hạnh phúc chưa, giờ thì tôi mất con, mất chồng, mất công việc”. Em trách ông ta tại sao lại làm thế, tại sao khiến tôi mất đi tất cả. Tôi là một giáo viên, một người vợ và là một người mẹ vậy mà giờ đây ông biến tôi thành cái gì, ông biến tôi thành một người con bất hiếu với cha mẹ. Một người mẹ vô trách nhiệm, một người vợ phản bội. Em hận ông ấy, hận nhiều lắm cho đến một ngày kia, khi lửa hận thù đã đốt cháy em vào cái đêm định mệnh ấy, em đã hạ những nhát dao oan nghiệt lên con người ấy, lên người đàn ông đã ở bên cạnh em 5 năm, người đàn ông đã cướp đi tự do của đời em đã mãi ra đi” – khi viết những dòng chữ này, hẳn Linh Thị Kiều muốn trút ra, một lần cho hết những day dứt, với người chồng cũ, dù biết chả để làm gì, bởi hơn ai hết, Kiều hiểu rằng, có nói ngàn điều chăng nữa thì cũng không bao giờ cô có thể nắm lại được hạnh phúc đã vuột mất.
Cay đắng tình tiền
Cách đây vừa tròn 2 năm, một vụ án gây rúng động dư luận không chỉ ở tỉnh Thái Nguyên mà còn gây xôn xao trong giới doanh nhân. Nạn nhân bị sát hại trong nhà nghỉ Mai Đan, thuộc phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên, là ông Vũ Dương Bình, 58 tuổi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình. Ông Bình là một doanh nhân rất nổi tiếng ở Thái Nguyên, đã bị sát hại bằng nhiều nhát dao. Hung thủ sau đó được làm rõ là Linh Thị Kiều, (27 tuổi, trú tại xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh) – người có quan hệ tình cảm với ông Bình từ năm 2009.
Sau khi phát hiện vợ mình có quan hệ với ông Bình, từ trước khi lấy chồng, anh V. – chồng Kiều đã quyết định ly hôn vào tháng 2/2012. Kiều để lại đứa con cho chồng nuôi rồi dạt về Hải Dương, cặp kè, chung sống như vợ chồng với (Đỗ Văn Tùng, 29 tuổi, ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương).
Linh Thị Kiều và người tình trước vành móng ngựa.
Cuối tháng 1/2013, Kiều gọi điện thoại hỏi vay ông Bình 100 triệu đồng. Ông Bình đồng ý và hẹn Kiều lên Thái Nguyên. Một kế hoạch hoàn hảo đã được Kiều và người tình sắp đặt, theo đó, nếu ông Bình “giở mặt” không cho vay thì đôi tình nhân này sẽ khống chế để cướp tài sản của đại gia này. Cả hai đã chuẩn bị dây dù, bật lửa ga, dao nhọn cho kế hoạch tàn độc của mình
Ngày 25/1/2013, Kiều và Tùng đã có mặt tại Thái Nguyên. Đôi tình nhân thuê phòng 508 của nhà nghỉ Mai Đan. Ngay tối đó, ông Bình tới gặp Kiều tại quán cà phê ở tầng 2 và theo lời khai của Kiều thì ông Bình đồng ý cho Kiều vay tiền, nhưng phải có hợp đồng. Kể lại chuyện này với người tình, Kiều nói rằng, “nếu cho ông Bình lên phòng thì ông ấy sẽ đòi quan hệ tình dục”. Chẳng ngờ Tùng chấp nhận, thậm chí hắn còn nghĩ ra kế dùng điện thoại để quay clip cảnh ông Bình quan hệ với Kiều, đề phòng ông Bình đổi ý không cho vay, sẽ dùng clip khống chế. Tuy nhiên, cách này không thành công.
Linh Thị Kiều và người tình khi mới bị bắt.
Cuối cùng, đôi tình nhân ngu dại đã thống nhất kế hoạch, khi ông Bình lên phòng, Tùng sẽ nấp sau tấm ri đô, nếu ông Bình không cho vay tiền, hắn sẽ dùng súng giả dọa và trói nạn nhân để cướp tài sản. Tối 26/1/2013, nhận được điện thoại của Kiều, ông Bình đi tới nhà nghỉ Mai Đan, lên phòng 508. Nhưng ông Bình nói, hiện tại đang khó khăn, không có tiền để giúp được Kiều.
Đúng theo kịch bản, Tùng từ sau tấm ri đô xông ra, cùng với Kiều trói nghiến ông Bình lại. Đôi tình nhân tiếp tục ép ông Bình phải cho vay tiền nhưng không được. Thấy ông Bình phản kháng, Tùng đã giữ ông Bình để cho Kiều cầm dao nhọn sát hại đại gia này. Sau đó, cả hai bỏ trốn vào Nghệ An, uống thuốc sâu tự tử nhưng không chết và bị Công an tỉnh Thái Nguyên bắt giữ.
“Ngày em đứng trước vành móng ngựa, kẻ tội đồ như em không dám nhìn lên, em cúi gằm mặt. Em phải đối diện với người đàn bà mất chồng, những đứa con mất cha. Em tự nhủ mình đã sai thật rồi khi em nhìn sang hàng ghế bên, mẹ em đó, những giọt nước mắt lăn dài trên má bà, bà nhìn em nửa trách móc, nửa đau xót. Nhìn sang bên, chị gái em gào khóc: “Kiều ơi hãy cố gắng lên em, cả nhà đều lo và thương em nhiều lắm” em đã không kìm được nước mắt, những giọt nước mắt hối hận, muộn màng. Trên đường dẫn giải về trại giam, khi vừabước ra cổng tòa án, em cứ nghĩ anh sẽ không đến nhưng anh đứng đó nhìn em, khuôn mặt anh tiều tụy, anh gầy quá! Anh nhìn em không nói gì, em nhìn anh không nói gì. Anh khóc, em cũng khóc. Em đi lướt qua anh, anh đã nói: “Hãy cố gắng, con cần em”. Em nhìn anh hối hận: “Em xin lỗi”…
Hằng ngày, hằng giờ, Linh Thị Kiều vẫn phải gặm nhấm nỗi ân hận khi gây ra tội ác tày trời. Sự trừng phạt lớn nhất giờ đây đối với Kiều không phải là những tháng ngày đằng đẵng trong trại giam, mà là nỗi đau chia cắt tình mẫu tử.
Xuân này là cái Tết thứ hai Kiều đón Tết trong trại giam. Sẽ còn nhiều cái Tết xa con như thế nữa, với Kiều, đó là hình phạt lớn nhất. Nhưng tội lỗi nào rồi cũng được thứ tha, nếu như con người ta biết hướng về điều thiện, như lời cuối bức thư gửi người chồng của Kiều: “Sự hối hận có muộn màng nhưng bù lại là giá trị đích thực trong cuộc sống của mỗi con người lầm lỗi. Em luôn tin và vững tin rằng sau cơn mưa trời lại hửng sáng, chắc sẽ không có đám mây nào có thể che phủ được ánh bình minh đang bừng sáng trong mỗi con người. Hạnh phúc thật mong manh phải biết giữ gìn và trân trọng nó…”.
Theo Canh sat Toan câu
Lớp học đặc biệt tại trại giam Phú Sơn
Ở Trại giam Phú Sơn 4 (Tổng cục 8, Bộ Công an), ngoài các lớp học xóa mù chữ và lớp học mẫu giáo, còn có một lớp học đặc biệt được mở cửa từ ngày 9-9-2014. Lớp học ấy là Phòng đọc thư viện dành cho 1.400 phạm nhân đang chấp hành cải tạo ở Phân trại số I.
Đọc sách - thấy mình hối lỗi vì đã trở thành một con người hư hỏng.
Theo Thiếu úy Ngô Huy Hoàng, Đội giáo dục Hồ sơ: Với Phân trại, thư viện được ví như một lớp học, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho phạm nhân. Đây là một phương pháp giáo dục giữ vai trò quan trọng, tác động đến nhận thức của phạm nhân.
Thư viện của Phân trại số I, bàn, ghế được kê xếp ngay ngắn, gọn gàng như một lớp học. Hằng ngày, sau giờ lao động cải tạo, các trại viên được phép lên thư viện đọc sách, hoặc mượn sách về phòng ở để tự đọc và đọc cho nhau nghe. Trong tuần, có 2 ngày thứ bẩy, chủ hật, thư viện mở cửa phục vụ những trại viên không phải đi làm. Tất nhiên, đó là những trại viên có nguyện vọng đọc sách, báo.
Phòng đọc rất đông người, nhưng chỉ có tiếng lật mở trang sách, báo. Ai nấy chăm chú đọc, suy ngẫm. Phạm nhân Chu Đình Quý, Đội 13, khi đọc đến trang cuối cuốn sách: "Người Lữ hành lặng lẽ" của Nhà văn Hữu Mai đã gục xuống bàn để giấu đi giọt nước mắt. Quý bảo: Tôi tự thấy hổ thẹn về bản thân mình, lẽ ra tôi phải là một đứa con ngoan, nhưng tôi đã trở thành một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trung úy Nguyễn Anh Tùng, cán bộ phụ trách quản lý thư viện, Tổ giáo dục Phân trại số I cho biết: "Nhờ đọc sách, phạm nhân được nâng cao nhận thức về đạo đức, lối sống, nhận rõ được lỗi lầm của mình, từ đó có ý thức tự rèn luyện, sửa chữa và chấp hành cải tạo tốt hơn để được hưởng sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước, sớm trở về đoàn tụ cùng gia đình, xã hội".
Theo Thượng tá Vũ Văn Duy, Phó Giám thị, phụ trách Phân trại số I: "Nguồn sách tài trợ cho Phân trại xây dựng nên thư viện chủ yếu từ Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), các nhà xuất bản: Phụ nữ, Lao động, Công an nhân dân tài trợ. Một số phạm nhân cũng mang những cuốn sách mình đam mê hiến tặng cho thư viện. Ngày đầu mở cửa, thư viện có hơn 3.000 cuốn sách và một số tạp chí, báo chí với tổng trị giá hơn 100 triệu đồng, bao gồm các thể loại sách về chính trị; pháp luật, văn hóa, truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch... trong nước và nước ngoài. Đến nay (20-1-2015), thư viện của Phân trại số I có hơn 4.000 cuốn sách và hàng chục đầu báo, tạp chí; trung bình mỗi ngày thư viện phục vụ hơn 100 lượt bạn đọc.
Ở phòng đọc thư viện, tôi thấy nhiều phạm nhân lựa chọn cuốn: "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" và đọc mê mải. Phạm nhân Tống Quỳnh Duy, Đội 20 cho biết: "Nhờ được đọc sách, tôi thấy mình nhận thức sâu sắc sắc hơn về cuộc sống, về xã hội, biết phân biệt được đúng - sai. Nhất là sau khi đọc cuốn: "Nhật ký Đặng Thùy Trâm", tôi thấy mình hối lỗi vì đã trở thành một con người hư hỏng".
27 tuổi, Duy đã chấp hành án phạt tù được gần 10 năm. Gấp cuốn sách đặt ngay ngắn trên mặt bàn, Duy kể: Năm 2006, đang học lớp 12, vì vay nợ bạn bè chơi lô đề, chỉ trong thời gian 3 tháng, số tiền nợ lên đến 36 triệu đồng. Nợ nần bức bách, Duy rủ thêm các bạn cùng học là Đào Văn Hoàng và Nguyễn Văn Thủy đi giết người, cướp của. Để cướp được chiếc xe máy của một người qua đường, Duy cùng các bạn dùng gậy đánh nhiều nhát lên người nạn nhân. Thấy nạn nhân nằm bất động, 3 tên cướp lấy xe máy mang về T.P Thái Nguyên bán... Duy thở phào: Chúng cháu chưa lấy được tiền bán xe đã bị các chú Công an bắt gọn. Bố mẹ cháu, cô giáo chủ nhiệm và bạn bè cùng học rất ngạc nhiên, không ngờ cháu lại là kẻ giết người cướp của. Vì suốt 12 năm đi học, năm nào cháu cũng đạt thành tích học tập tiên tiến xuất sắc. Lúc cho tay vào còng số 8, cháu đã khóc vì xấu hổ, ân hận. Do nạn nhân không bị chết; do bản thân có nhân thân tốt nên Tòa chỉ tuyên phạt cháu mức án 17 năm tù.
Trung úy Nguyễn Anh Tùng, cán bộ phụ trách quản lý thư viện, Tổ giáo dục phân trại 1, hướng dẫn cho các trại viên lựa chọn sách đọc theo sở thích.
Có thêm động lực phấn đấu cải tạo tốt hơn
Trong lớp học đặc biệt của Phân trại số I, mỗi phạm nhân có một hoàn cảnh riêng, và mỗi người có cách thức phạm tội khác nhau, nhưng họ có một điểm chung là phải trả giá phần đời trẻ trung của mình bằng những năm tháng lao tù. Có người khi đặt chân vào đây, coi dấu chấm hết đã đặt vào cuộc đời mình. Nhưng được sự quan tâm, chỉ bảo nhiệt tình của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo dục Phân trại, những phạm nhân dần yên tâm tư tưởng, lạc quan sống, phấn đấu cải tạo thật tốt để được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước; sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình như bao những công dân ngoài xã hội.
Cũng ở phòng đọc thư viện, tôi gặp Phạm nhân Bạch Việt Phương, Đội 20. Phương được bạn cùng Đội gọi là "mọt sách". Phương đọc tất cả các thể loại: Văn học, nghệ thuật; Kinh tế; Luật; Triết học... Nhờ chịu đọc sách, nên Phương am hiểu rộng về các lĩnh vực xã hội. Ở trại, Phương được Tổ giáo dục Phân trại lựa chọn giao nhiệm vụ giúp việc trông coi thư viện.
Bạch Việt Phương, quê ở phố Cầu Giấy (Hà Nội), từng là kế toán trưởng có uy tín của một Công ty tư vấn. Công việc hằng ngày tiếp xúc với bộn tiền, Phương dễ dàng lấy tiền của Công ty để sử dụng cho mục đích riêng của mình. Sau 4 năm đầu tư chứng khoán, số tiền Phương "vay nóng" của Công ty lên đén 4 tỷ đồng. Vì không thể trả được nợ với Công ty, Phương bị kiện ra tòa, lĩnh án 12 năm tù giam về tội chiếm đoạt tài sản.
Phương chấp hành án phạt tù ở Phú Sơn từ năm 2009 đến nay, được giảm án 1 lần, với thời gian giảm án 10 tháng. Trung úy Nguyễn Anh Tùng có nhận xét: "Phương chịu đọc sách, có kiến thức xã hội rộng, các tủ sách ở thư viện đều do Phương cùng một số phạm nhân khác sắp xếp. Phương cho biết: Mất 3 ngày lao động, toàn bộ số sách được chúng tôi xếp lên giá theo từng chuyên đề, chuyên mục, như vậy phạm nhân rất thuận lợi trong việc tìm sách để đọc".
Chúng tôi tự tay lật mở Cuốn sách ghi "cảm nhận của phạm nhân về lớp học đặc biệt này", trong đó có những nét chữ đổ nghiêng, có nét chữ nguyệch ngoạc chạy dài trên trang giấy. Phạm nhân Đàm Đức Thọ viết: Từ ngày Phân trại mở thư viện, tôi và các phạm nhân khác có thêm động lực phấn đấu cải tạo tốt hơn. Vì qua trang sách ở thư viện, như người thầy giúp chúng tôi nâng cao nhận thức, hiểu biết đầy đủ hơn về dạo lý làm người. Xem tiếp nội dung Cuốn sách, chúng tôi thấy nhiều phạm nhân cũng ghi cảm nhận tương tự như Đàm Đức Thọ.
Ngoài sự được giáo dục, rèn luyện ở Trại về mọi mặt, Thư viện của Trại giam đẫ góp phần vào việc nâng cao nhận thức, tinh thần, trí tuệ của các phạm nhân, giúp họ hoàn lương nhanh hơn để trở về với cuộc sống gia đình, xã hội...
Bài, ảnh : Hồng Vân - Ngọc Chuẩn
Theo Dantri
"Tội phạm tăng nhanh hơn dân số": Thiếu hàng ngàn chỗ giam So vơi quy mô đa đươc phê duyêt, cac trai tam giam thiêu hơn 14.000 chô (tiêu chuân môi chô 2m2), tam giư thiêu hơn 12.000 chô. Thương tương Lê Quy Vương - thư trương Bô Công an - cho biêt như vậy, tai phiên hop thâm tra mơi đây cua Uy ban Tư phap vê dư an luât nay. Theo hô sơ...