Bức thư dí dỏm của nữ chủ tịch gửi tỷ phú Phạm Nhật Vượng gây “sốt” cộng đồng mạng
Những ngày gần đây, bức tâm thư của nữ doanh nhân trẻ Đào Minh Châu đăng tải lên trang cá nhân gửi chủ tịch tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng đã gây xôn xao cả cộng đồng mạng.
Mới đây, nữ doanh nhân Đào Minh Châu – chủ hệ thống hãng mỹ phẩm Việt nổi tiếng xuất hiện bên dàn xe VinFast Lux A2.0 màu hồng đã gây “sốt” cộng đồng mạng. Cùng với đó, cô cũng chia sẻ trên trang cá nhân của mình bức thư cảm ơn với niềm tự hào, ngưỡng mộ về tỷ phú Phạm Nhật Vượng hay còn được gọi thân thương là bác Vượng. Giống như một người truyền động lực, bác Vượng đã giúp cô có được ngày hôm nay. Mục tiêu phấn đấu từ những ngày còn trẻ của cô chính là được ở nhà của bác, dùng dịch vụ của bác, và để con cái có điều kiện học trường Vin.
Nữ doanh nhân Đào Minh Châu bên dàn VinFast Lux A2.0 màu hồng gây “sốt” cộng đồng mạng
Bức thư thể hiện niềm yêu quý ngưỡng mộ, đồng thời cũng chia sẻ về niềm vui, hài lòng với các dịch vụ của Vingroup, cũng như niềm tin vào thương hiệu của “Người bác truyền động lực”. Cuối thư, cô không giấu nổi niềm tự hào khi được là người tạo ra thương hiệu mỹ phẩm Việt, ủng hộ hàng Việt cũng như các dịch vụ của người Việt.
Hình ảnh dàn VinFast Lux A2.0 màu hồng gây “sốt” cộng đồng mạng
Hiện, bức thư xúc động nhưng không kém phần dí dỏm của cô vẫn đang nhận được sự quan tâm đông đảo của cộng đồng mạng, đặc biệt là những doanh nhân trẻ, những người yêu hàng Việt Nam.
Dưới đây là toàn bộ nội dung tâm thư của doanh nhân Đào Minh Châu gửi tới tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup:
Video đang HOT
Tâm thư gây xúc động của nữ doanh nhân gửi tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Bầu Đức bất ngờ lộ "điểm yếu chết người", HAGL sẽ chơi vơi trong "cơn sóng dữ"?
Giờ này, liệu bầu Đức có hối tiếc với những lời phát biểu "văng mạng" của mình ở thời điểm hơn một tháng về trước?
1. Ngày 28/12 vừa qua, trung tâm bóng đá PVF của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa tổ chức lễ tốt nghiệp cho 20 học viên lứa 2001-2002. Toàn bộ 20 cầu thủ "mới ra lò" đều đã tìm được "bến đỗ" trong mùa giải mới 2021, trong đó có 8 cầu thủ trẻ sẽ "cập bến" V.League, còn lại là các đội bóng hạng Nhất.
Điều đặc biệt ở "buổi lễ tốt nghiệp" và "bàn giao" này, đó là phí chuyển nhượng của tất cả các cầu thủ này đều được PVF chuyển về cho gia đình từng cầu thủ. Nói một cách nôm na, PVF tặng toàn bộ số tiền đầu tư nhiều năm qua vào các cầu thủ trẻ này cho chính gia đình họ, thay vì thu về cho mình.
Hơn một tháng trước, trong một cuộc phỏng vấn trên Tuổi Trẻ , trả lời cho câu hỏi rằng liệu có phải việc cầu thủ HAGL đến năm 28 tuổi mới được phép chuyển nhượng khiến họ không có nhiều động lực thi đấu cho đội bóng này, bởi các CLB khác ở V.League cùng lắm chỉ giữ cầu thủ đến năm 25 tuổi, bầu Đức trả lời rằng bởi được đào tạo bài bản ở học viện HAGL JMG thì phải cống hiến nhiều hơn.
Nói về sự bài bản, dĩ nhiên không thể phủ nhận rằng HAGL JMG từng là lò đào tạo quy mô và bài bản nhất Việt Nam. Song hiện tại, PVF đã vượt khá xa, với cơ sở vật chất được đầu tư hàng đầu Đông Nam Á, cùng đội ngũ huấn luyện toàn "hàng hiệu" của thế giới, với những cái tên lẫy lừng như Philippe Troussier, Ryan Giggs, Paul Scholes...
Mới đây nhất, trong nỗ lực "vùng vẫy" thoát khỏi HAGL, "thần đồng một thuở" của bầu Đức - Phan Thanh Hậu, đã bày tỏ ý muốn được đến PVF để được tư vấn, tập luyện nhằm nâng cao thể lực, phát triển thể hình.
Trong khi HAGL vẫn đang bế tắc bởi sau lứa cầu thủ đầu tiên với Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn, Hồng Duy, Văn Thanh... các lứa sau của học viện HAGL JMG chưa cho thấy nhân tố nào nổi trội, trong khi đó những Võ Nguyên Hoàng, Huỳnh Công Đến - lứa cầu thủ 0x của PVF đã bắt đầu được nhắc rất nhiều.
Mới nhất, Võ Nguyên Hoàng - cầu thủ sinh năm 2002, đã được HLV Park Hang-seo triệu tập lên đội tuyển U22 Việt Nam, và tối qua, chân sút này vừa sút tung lưới CLB Hà Nội trong giải tứ hùng được tổ chức trên sân Thống Nhất.
Võ Nguyên Hoàng ghi bàn cho CLB Sài Gòn vào lưới CLB Hà Nội.
2. Dĩ nhiên, bầu Đức có quyền giữ các cầu thủ trẻ lại bên mình để "thu về" những gì đầu tư cho họ. Dù cho việc hợp đồng ràng buộc đến tận năm 28 tuổi, với điều khoản nếu chuyển nhượng trước khi kết thúc hợp đồng thì gia đình cầu thủ chỉ được hưởng 10% phí chuyển nhượng là hơi có phần bất nhẫn, nhưng suy cho cùng, đấy là bản hợp đồng đến từ sự thỏa thuận của đôi bên.
Chỉ có điều, đằng sau bản hợp đồng ấy, cơ hội của các cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo HAGL JMG là gì?
Cũng trong cuộc phỏng vấn hơn một tháng trước, đáp lại câu hỏi: " Vấn đề là cầu thủ cứ đá mà không có động lực thì dễ thui chột tài năng ", bầu Đức trả lời tỉnh queo: " Tôi có đầu tư đâu mà đòi hỏi tụi nó đá tốt được ".
Đáp trả câu hỏi: " Ông thấy cầu thủ HAGL có hạnh phúc khi đá đến năm 28 tuổi mới được ra đi không? ", bầu Đức không ngần ngại trả lời:
" Mấy đứa vào học viện HAGL JMG từ là một đứa con nít nhỏ xíu không biết gì, từ những gia đình phần lớn khó khăn để rồi được đào tạo trở thành cầu thủ giỏi như hiện nay, trả ơn còn không hết lấy gì mà không vui. Gia đình nuôi đến 10 tuổi, tôi nuôi đến 25 hay 28 tuổi. Ai nuôi nhiều hơn?
"Thoát ly" HAGL, Phan Thanh Hậu đang đầu quân cho CLB TP.HCM với bản hợp đồng cho mượn 2 năm.
Nếu không có tôi, cuộc đời các cầu thủ này đi về đâu? Trong khi từ một đứa chân đất, nghèo rớt mồng tơi, giờ tụi nó có văn hóa, biết ngoại ngữ, đá banh giỏi, được mọi người yêu mến và kiếm được tiền. Vậy thì sao tụi nó không hạnh phúc được thi đấu ở HAGL? ".
Những câu hỏi đầy ngạo mạn của bầu Đức, buổi lễ tốt nghiệp vừa qua của 20 cầu thủ PVF là câu trả lời rõ ràng nhất. Chả nhẽ cầu thủ HAGL nhà nghèo, còn cầu thủ PVF toàn nhà giàu?
HAGL và bầu Đức đã từng làm rất tốt công tác truyền thông, với sự hỗ trợ tuyệt vời của lứa U19 HAGL hơn 6 năm về trước, vẽ nên một tương lai rạng ngời không chỉ cho đội bóng phố Núi, mà còn cho cả bóng đá Việt Nam.
Danh sách 20 cầu thủ ưu tú của PVF được chuyển nhượng sau lễ tốt nghiệp:
- CLB Sài Gòn: Võ Nguyên Hoàng (2002), Nguyễn Duy Triết, Tẩy Văn Toàn, Lý Trung Hiếu (2001).
- SHB Đà Nẵng: Huỳnh Công Đến, Lê Văn Đô, Huỳnh Minh Đoàn, Nguyễn Tiến Đỉnh (2001).
- Bà Rịa Vũng Tàu: Trần Hoàng Phúc, Đỗ Tấn Thành (2001).
- Phố Hiến: Hứa Quốc Thắng, Nguyễn Hoàng Huy (2001); Trịnh Quang Trường, Trịnh Văn Chung, Trần Lâm Hào (2002).
- Phù Đổng: Võ Quốc Dân, Nguyễn Tiến Ba (2002); Trần Tấn Lộc, Mạch Ngọc Tiến (2001).
Nhưng đã đến lúc bầu Đức nên tỉnh lại, để biết rằng không chỉ có ông "một mình một chợ" đầu tư bài bản cho bóng đá trẻ, để rồi "độc quyền" những tài năng bóng đá nước nhà.
Gắn bó với HAGL đến tận năm 28 tuổi, để cặm cụi đá trụ hạng mỗi mùa, dự bị cho các đàn anh, đánh thuê ở giải hạng Nhì, hay được tự do lựa chọn "bến đỗ" ngay từ tuổi 19, 20 để chơi ở V.League, hạng Nhất, với chi phí chuyển nhượng được chuyển về cho gia đình - các cầu thủ trẻ sẽ chọn con đường nào?
Đã từng có thời HAGL là lựa chọn được mong mỏi nhất của các ông bố, bà mẹ có con tài năng và đam mê bóng đá. Giờ đây, điều đấy chắc chắn đã không còn. Không còn được nguồn tài năng trẻ hàng đầu, HAGL còn gì đây, bầu Đức?
Lò đào tạo của tỷ phú Phạm Nhật Vượng thực hiện 20 thương vụ chuyển nhượng theo cách hiếm gặp Trung tâm bóng đá PVF vừa cho ra lò thêm một lứa cầu thủ trẻ đầy hứa hẹn. Hôm nay 28/12, Trung tâm bóng đá PVF của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tổ chức lễ tốt nghiệp cho 20 học viên lứa 2001-2002. Các cầu thủ trẻ sau nhiều năm khổ luyện đã tiến bộ vượt bậc và lọt vào "mắt xanh" nhiều...