Bức thư cảm ơn gửi thầy giáo kèm 700 nghìn đồng: Câu chuyện đằng sau khiến trái tim nhiều cha mẹ được sưởi ấm
Đây là bức thư cảm ơn với ngôn từ giản dị, đầy yêu thương, ấm áp.
Một giáo viên ở Trung Quốc nhận được bức thư cùng số tiề.n 200 Nhân dân tệ (khoảng 700 nghìn đồng) gửi cho mình. Tuy là món quà có liên quan đến vật chất nhưng câu chuyện khiến ai nấy đều cảm động.
Đây là bức thư cảm ơn với ngôn từ giản dị, đầy yêu thương, ấm áp, kể một câu chuyện giữa thầy và trò. Người gửi bức thư là mẹ của học sinh Trương Cát Đình.
Người mẹ gửi 200 tệ cùng lời nhắn: “Thầy Hạ: Ngày lễ vui vẻ! Phụ huynh em Trương Cát Đình”
“Trước khi năm học, tôi giặt cặp sách của con và tìm thấy hai tờ 100 nhân dân tệ. Tôi biết rằng số tiề.n này không phải từ gia đình bởi tôi hiếm khi cho con tiề.n, nếu có thì đưa những tờ 50, 20 hoặc 10 Nhân dân tệ, chưa bao giờ đủ 100″ - Người mẹ chia sẻ. Sau khi hỏi thăm, chị biết rằng đây là số tiề.n mà thầy Hạ, giáo viên chủ nhiệm đã đưa cho con mình.
Hóa ra có lần thầy Hạ phát hiện con chưa ăn sáng nên đã trò chuyện về hoàn cảnh hiện tại của gia đình. Trong thời gian đó, bố của học sinh này bị bệnh và kinh tế gia đình tương đối eo hẹp. Thầy liền đưa cho học sinh 200 Nhân dân tệ mua bữa sáng. Khi đứ.a tr.ẻ từ chối, người thầy nói: “Con cầm lấy trước đi, sau khi được nhận vào cấp 3, con có thể trả lại số tiề.n cùng với giấy nhập học nhé. Hãy nộp đơn xin trợ cấp cho trường để đỡ phần nào chi phí”.
Đáng tiếc là trước kỳ thi tuyển sinh cấp 3, em học sinh quá căng thẳng, mất ngủ, thi không tốt và không đạt được điểm số vào trường trung học mơ ước. Em xấu hổ không dám gặp thầy Hạ, thầm quyết định đợi cho đến khi được nhận vào trường đại học lý tưởng mới báo đáp lòng tốt của thầy. “Nếu tôi không thu dọn cặp sách thì con cũng không nói ra câu chuyện. Con sợ xấu hổ với bố mẹ”, người mẹ nói tiếp.
Mẹ của Quách Hiểu Thàn nói với các phóng viên khi được phỏng vấn rằng chị cảm thấy việc chờ đợi con trai mình vào đại học là quá lâu và vấn đề này đã khiến chị suy nghĩ rất nhiều. Chị muốn trả lại số tiề.n và tặng giáo viên một món quà nhưng biết nhà trường không khuyến khích việc tặng vật chất nên mới viết bức thư này.
Video đang HOT
Trong thư người mẹ viết: “Tôi đính kèm hai trăm tệ ở đây, xin thay mặt chuyển cho thầy Hạ. Số tiề.n này tương đương với hai trăm tệ của thầy đã cho con, nhưng tôi biết nếu nhiều hơn thì thầy nhất định sẽ không nhận”.
Chị cho biết, bây giờ con mình đang học tại một trường học trong thành phố. Đứ.a tr.ẻ hiền lành và hiểu chuyện, hiếu học, rất lạc quan và đầy động lực. “Ấn tượng của con tôi về thầy Hạ là thầy vừa hiền nghiêm khắc, công bằng trong mọi việc, rất giỏi trong việc thuyết phục học sinh. Con tôi không ngoan lắm, cứ vài ba ngày sẽ có rắc rối. Thầy Hạ thường trò chuyện để làm rõ mọi việc và chỉ ra những sai sót, khuyến khích cháu phát huy điểm mạnh và tránh điểm yếu. Thầy hiểu tâm lý và cảm xúc của đứ.a tr.ẻ hơn cả tôi. Tôi đặc biệt biết ơn thầy Hạ vì đã có thể đặt mình vào góc nhìn của trẻ và phụ huynh khi gặp vấn đề để từ đó giải quyết một cách thích hợp”, chị nói.
Trong một cuộc phỏng vấn, thầy Hạ cho biết ông rất ngạc nhiên và xúc động khi nhận được bức thư này.
Thầy kể: “Một thời gian trước, tôi thấy em học sinh này hay bỏ bữa sáng nên hỏi thăm tình hình. Sau khi biết gia đình em gặp khó khăn về tài chính, tôi lấy ra 200 tệ đưa cho em. Lúc đó vẫn còn hơn 40 ngày trước kỳ thi tuyển sinh cấp 3. Tôi nói: ‘Việc đầu tiên con nên làm mỗi sáng là đến căng tin ăn. Con có thể mua hai cái bánh bao nhân thịt hoặc một bát cháo, chỉ mất vài nhân dân tệ. Thầy sẽ không trách con đến muộn’. Tôi tính toán, thấy 200 tệ chỉ đủ ăn thôi nhưng dù sao cũng giúp em được một chút”.
Để động viên đứ.a tr.ẻ và giải quyết những lo lắng của em, thầy Hạ cũng nói rằng khi em được nhận vào trường trung học, thầy có thể giúp cậu xin trợ cấp sinh hoạt.
Được biết, thầy Hạ đã có hơn 20 năm làm giáo viên chủ nhiệm, rất kiên nhẫn và bài bản khi đối xử với những đứ.a tr.ẻ nổi loạn ở tuổ.i thiếu niên. Trong lòng ông có tình yêu thương, công bằng và chính trực. Nhiều người cho rằng, sự quan tâm của thầy giáo có thể ảnh hưởng đến một đứ.a tr.ẻ suốt đời. “Giáo viên chu đáo, kiên nhẫn và có trách nhiệm. Thật may mắn khi cuộc đời con gặp một người thầy như vậy”, một phụ huynh để lại bình luận.
Nhờ truyền hình tìm lại mối tình đầu, bà lão 68 tuổ.i phát hiện điều không ngờ
TRUNG QUỐC - Một lần mơ thấy mối tình đầu 50 năm trước, người phụ nữ quyết định nhờ truyền hình tìm lại bạn trai cũ và nhận cái kết bất ngờ.
Năm 1970, bà Yin Chunying (Vân Nam, Trung Quốc) là sinh viên học tại thành phố Mông Tự, tỉnh Vân Nam. Ông He Shaowen năm ấy 22 tuổ.i, hơn bà Yin 4 tuổ.i, đóng quân gần đó. Họ gặp nhau lần đầu khi ông He nằm viện.
Khoảnh khắc ánh mắt hai người chạm nhau, tiếng sét ái tình đã xuất hiện.
Ông He là mẫu người lý tưởng của bà Yin và bà chưa bao giờ phủ nhận điều này. Hai người sớm hẹn hò nhưng vì sự phản đối của gia đình bà Yin nên chuyện tình lãng mạn của họ không được công khai.
Bà Yin năm 68 tuổ.i lên truyền hình nhờ tìm lại mối tình đầu.
Năm 1971, đơn vị của ông He chuyển đi. Họ hẹn gặp nhau nhưng vì sợ mang tiếng nên bà Yin không đến điểm hẹn. Họ đã không thể nói lời chia tay. Thứ duy nhất bà Yin giữ lại được là bức ảnh bạn trai gửi tặng.
Tưởng chuyện tình cảm sẽ đứt đoạn từ đó nhưng đến năm 1972, bà Yin bất ngờ nhận được bức thư của ông He. Người đàn ông ấy vẫn không quên bạn gái của mình. Ông He Shaowen đã viết cho người thương một bức thư bày tỏ tình cảm.
Sau đó, hai người thư từ qua lại, mối quan hệ của họ ngày càng sâu sắc hơn. Bà Yin nuôi hy vọng một ngày không xa, cả hai sẽ trở thành vợ chồng thực sự. Nhưng một chuyện hiểu lầm đã khiến họ phải xa cách suốt nhiều năm.
Một ngày nọ, bà bất ngờ nhận được một bức thư từ người lạ. Đối phương là một người phụ nữ, tự xưng là bạn gái của ông He.
Người này cảnh cáo bà Yin không được liên lạc với ông He nữa. Việc bà Yin thường xuyên gửi thư cho ông He đã làm ảnh hưởng mối quan hệ của họ, thông tin từ 163.
Bà Yin Chunying có lòng tự trọng mạnh mẽ nên không chấp nhận điều đó, quyết định ngừng liên lạc. Ở nơi xa, ông He Shaowen không hiểu chuyện gì xảy ra nhưng cũng từ đó, hai người không còn thư từ qua lại.
Hiểu lầm cắt đứt số phận
Sau đó, bà Yin kết hôn qua sự mai mối của gia đình. Bà toàn tâm toàn ý với chồng, sinh con đẻ cái và có một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên, chồng bà không may qua đời vì bạo bệnh nhiều năm trước.
Năm 2020, khi con cái đều có gia đình riêng, bà Yin (khi đó 68 tuổ.i) quyết định nhờ truyền hình tìm lại mối tình đầu sau 50 năm xa cách. Lý do bà đưa ra là bởi bà đã mơ thấy mối tình đầu.
Ông He Shaowen chưa từng kết hôn, sống ở viện dưỡng lão.
Con gái của bà lúc đầu không ủng hộ vì lo ngại chuyện này sẽ làm xáo trộn cuộc sống của họ. Nhưng nghe câu chuyện của mẹ, cuối cùng các con cũng đồng ý.
Với sự giúp đỡ của truyền hình, ở tuổ.i 68, bà Yin Chunying cuối cùng đã tìm thấy ông He Shaowen. Khi biết tin bạn gái thời thanh xuân muốn tìm mình, ông He đã rơi nước mắt vì xúc động. Ông viết cho bà một bức thư bày tỏ tình cảm của mình.
Khoảnh khắc cả hai đoàn tụ, nước mắt đã rơi. Ông hiện sống ở viện dưỡng lão, an hưởng tuổ.i già. Điều cảm động là ông He Shaowen chưa từng kết hôn trong 50 năm và luôn nhớ thương người phụ nữ của mình.
Ông cho biết, người phụ nữ viết thư cho bà Yin là người được gia đình mai mối cho ông nhưng ông không có tình cảm. Khi bà lấy chồng, ông từng quay về tìm gặp bà. Biết bà có cuộc sống hạnh phúc, ông mới yên tâm rời đi.
Sau nhiều năm xa cách, cả hai cuối cùng cũng tìm thấy nhau. Họ quyết định dành phần đời còn lại để bảo vệ nhau và vun đắp lại mối quan hệ.
B.é gá.i hơn 1 tuổ.i bị bỏ rơi ở Hải Dương, bức thư để lại không ghi rõ "1 điều" càng gây bức xúc B.é gá.i hơn 1 tuổ.i bị mẹ bỏ rơi ngay trước cửa hàng của người dân xã Quang Minh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương Sáng 30/10, trao đổi với PV, ông Trần Hữu Biên - Chủ tịch UBND xã Quang Minh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương xác nhận, người dân thôn Minh Tân phát hiện một b.é gá.i hơn 1 tuổ.i...