Bức thư cảm động của mẹ gửi Đỗ Nhật Nam sau những ngày sóng gió
Bức thư chan chứa yêu thương cũng là lời xin lỗi gửi tới cậu con trai bé bỏng của mẹ Đỗ Nhật Nam, khiến người đọc không khỏi nghẹn ngào.
Đỗ Nhật Nam cùng mẹ.
Những ngày vừa qua, bên cạnh những luồng ý kiến lên tiếng không đồng tình với cách thể hiện của em, thì cũng có rất nhiều người bày tỏ quan điểm bảo vệ cậu bé. Rất nhiều người dù không chính thức lên tiếng nhưng cũng luôn âm thầm bảo vệ em.
Đơn cử như cô Thu Hường – Giáo viên chủ nhiệm lớp 6G – nơi em Nhật Nam theo học, dù không trả lời phỏng vấn báo chí nhưng cũng đã lên tiếng bảo vệ em thông qua trang web chính thức của trường.
Nhiều độc giả cũng gửi đến những bài viết, thông tin thể hiện cách nhìn thiện chí về “hiện tượng” Đỗ Nhật Nam.
Sau những ngày sóng gió, cuộc sống bình lặng dường như đang dần trở lại. Đây cũng chính là quãng thời gian quý giá để gia đình Nhật Nam thêm yêu thương, bảo vệ lẫn nhau. Trong suốt thời gian qua, gia đình Nhật Nam luôn giữ im lặng, dường như đó là biện pháp tốt nhất bố mẹ em có thể làm để em giúp nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Tuy nhiên, “để tri ân với ân tình sâu nặng của mọi người và cũng là để tạ lỗi với con!”, mới đây, cô Phan Hồ Điệp – mẹ của Nhật Nam đã đăng tải 1 status rất dài trên trang cá nhân của mình. Đây cũng chính là bức thư và cũng là lời xin lỗi chan chứa tình yêu thương mà cô Phan Hồ Điệp gửi tới cậu con trai Nhật Nam của mình sau những ngày sóng gió. Bức thư thật khiến người đọc không khỏi nghẹn ngào.
Video đang HOT
(Ảnh cắt từ màn hình Facebook)
Sau đây là bức thư mà cô Phan Hồ Điệp đăng tải trên trang Facebook cá nhân:
“Như chim mẹ giữa tán rừng cao lắm mưa, nhiều nắng, ngậm cành kết lá để tạo cho con một chiếc tổ ấm êm.
Như bầy trâu rừng giữa đêm hoang của rừng thẳm vẫn biết dồn những đứa con non vào giữa đàn, nơi an toàn nhất.” (PCL)
Mỗi người đều có một nơi an toàn nhất. Nơi đó chính là Mẹ.”
Đây là mở bài trong bài văn con viết để tả về mẹ hồi con học lớp 5 mà mẹ chỉ còn nhớ được như vậy. Nhưng những ngày qua, “mở bài” này nhiều lần trở đi trở lại trong đầu mẹ, nó khiến mẹ đôi khi khóc òa, đôi khi nước mắt chảy ngược vào trong, từng dòng, mặn chát. Mẹ đã không thể là “con chim mẹ” là “con trâu rừng” để bảo vệ được con. Nhưng thật may mắn, con đã gặp “những người mẹ khác”:
- Mẹ nhớ tiếng thảng thốt, đầm đìa của em Ngọc khi đêm ngày thứ năm gọi lên cho mẹ: U ơi, con không thể nào ngăn chặn được, con có lỗi với anh Nam.
- Mẹ nhớ ánh mắt buồn đến không thể buồn hơn được của bố vậy mà khi con vừa đi học về vẫn vui vẻ như chẳng có chuyện gì. Tối hôm thứ sáu, bố mở băng Xuân, hạ, thu, đông và gọi mẹ ngồi xem. Mẹ biết, không phải bố muốn mẹ chiêm ngưỡng lại cảnh sắc rợn ngợp của bộ phim mẹ yêu thích, bố chỉ muốn cho mẹ được ngẫm lại những dòng kinh Bát nhã của chú tiểu khắc trên sân Chùa: Có cũng như không, không chẳng khác có, nói gì nữa, có gì để nói…
- Mẹ nhớ hàng trăm tin nhắn, hàng trăm cuộc điện thoại có cùng nội dung: Gửi lời chúc yêu thương và mạnh mẽ đến con.
- Mẹ nhớ cô Lan ở HTV, chú Tôn Hồ Hiếu Anh ở VTV6, cô Hoàng Điệp báo Tuổi trẻ, cô Lan ở Chúc bé ngủ ngon… những người mà con mới chỉ được gặp có một lần nhưng khi biết tin đã liên tục gửi tin nhắn động viên mẹ, mong mẹ đừng ngã lòng.
- Mẹ nhớ những cô PV ở báo VN Express, báo Pháp Luật… ban đầu muốn mẹ trả lời phỏng vấn nhưng rồi chính các cô, bằng cái tâm của nhà báo đã nhắn tin lại và nói: Chị giữ im lặng là đúng, em ủng hộ chị.
- Mẹ nhớ bác Lê Phương Nga, trong ngày chủ nhật, bác gọi vào máy mẹ nhiều cuộc điện thoại, xong rồi chỉ để nói vân vi, bàn chuyện xa gần. Mẹ tưởng bác không biết chuyện nên ban đầu không kể. Chỉ đến cuộc cuối cùng, khi mẹ không thể kìm nén, vừa nghẹn ngào: Cô à… thì bác đã gạt đi: Cô biết hết rồi, em quên chuyện đó đi!
- Mẹ nhớ sự nghẹn ngào của cô Thắng- hiệu trưởng trường LQĐ, cô Châu chủ nhiệm lớp 5, thầy Thắng, cô Hường, cô Dung và bao thầy cô khác từng dạy con, tất cả đều buồn và cảm thấy bất lực.
- Mẹ nhớ cuộc viếng thăm của bác Hùng và cô Mỹ Hạnh vào chiều ngày thứ hai. Mọi người ngồi cười nói vang nhà nhưng nhìn mắt bác Hùng và cô Hạnh mẹ vẫn thấy nằng nặng một nỗi buồn.
- Mẹ nhớ những FB của cô Thao Trieu, của Nhà Tôm, của Bansac và hàng trăm những PB khác đã bỏ qua những status của cá nhân mà chỉ hướng về con với một lòng yêu mến.
- Mẹ nhớ những bài viết của bác Phạm Xuân Nguyên, của nhà báo Hoàng Hường, của độc giả Ngọc Toàn…, những người mẹ chưa có may mắn gặp trong đời nhưng đọc bài viết, đằng sau những động viên ủng hộ là trĩu nặng một tấm lòng thương con trẻ.
- Mẹ nhớ những comment của hàng ngàn bố mẹ khác đã yêu thương con trai của mẹ như thể chính con mình vậy.
- Mẹ nhớ những người dù “nói ra” hay không nói vẫn lặng thầm theo dõi và chúc may mắn cho con.
- Mẹ nhớ….
- Và trên tất cả, mẹ nhớ nhất bức thư gửi qua email cho mẹ với nội dung:
“Đồng chí ấy à, khi gặp bão nếu đại bàng bay thấp xuống, nó sẽ bị gió bão quật ngã, nhưng nếu nó mạnh mẽ bay lên, nó sẽ bay được cao, rộng và xa”.
Và tin nhắn qua điện thoại: Đồng chí ấy ơi, hôm nay đông chí tôi không muốn ôm đồng chí ấy nữa”- “Vì sao?”- ” Vì người đồng chí toàn… mùi nước mắt. Tôi muốn đặt “thực đơn” mùi vị cho ngày mai là: mùi tiếng cười”…
Email và tin nhắn ấy có cùng chung tác giả là: CON.
Người ta nói: Mỗi khi buồn đau/ Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy. Lần này thì những điều “mẹ nhớ” ở trên chính là những “câu thơ” của mẹ. Mẹ vịn vào đó và cảm giác mình An toàn, mình không cô độc. Chính những người “mẹ nhớ” đó đã thay mẹ làm “con chim mẹ”, làm “con trâu rừng” cho con vào giữa và cho con thấy mình được bảo vệ, điều mà mẹ đã không thể làm được.
Mẹ viết những dòng này để tri ân với ân tình sâu nặng của mọi người và cũng là để tạ lỗi với con! Mẹ muốn mượn lời của người cha Trần Đình Dũng để nói: Mẹ yêu con nhiều như hơi thở, nhiều như những lần mẹ chớp mắt trong đời.”
Theo xahoi
"Ném đá" thị phi
Từ chỗ buôn dưa lê vỉa hè, tụm ba túm năm thì thào như buôn bạc giả, những lời lẽ thị phi, đố kỵ, ghen ăn tức ở của đời thực vô tư được văn tự hóa rồi đi vào cuộc sống của cộng đồng mạng. Hãy xem cơn bão "ném đá" làm dậy sóng dư luận nhiều ngày qua đối với hai sự việc đều liên quan đến học sinh và con trẻ.
1. Cơn bão "ném đá" các em học sinh trường THPT Nguyễn Hiền (TP.HCM) xé đề cương môn lịch sử khi biết môn này không nằm trong 6 môn thi tốt nghiệp. Phải nói ngay rằng, hành động này phản cảm, cần phê phán. Nhưng có đến mức cộng đồng mạng phải sôi sục, phẫn nộ, lên án gay gắt, quy kết các em là "xé lịch sử dân tộc", là "bắn vào quá khứ..." hay không? Thực chất đó chỉ là sự bột phát vui mừng quá mức của các em khi không phải thi môn lịch sử.
Giáo sư Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục , Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đánh giá: "Học sinh xé đề cương môn lịch sử chỉ là bồng bột". GS Văn Như Cương cho rằng : "Tôi không nghĩ lớp trẻ thù môn lịch sử đến thế". Trên một số phương tiện truyền thông, GS Phan Huy Lê phát biểu: "Thẳng thắn mà nói, nếu là học sinh tôi cũng chán môn sử như các em". Vậy tại sao trước sự việc này, nhiều ý kiến trên cộng đồng mạng chỉ tập trung "ném đ" túi bụi với những lời lẽ không thương tiếc nhằm vào các em mà không nói đến trách nhiệm của người lớn, các ngành có liên quan trong sự việc này. Tại sao các em không thích học môn lịch sử? Tại sao môn lịch sử bị xem là "tử thần" với kết quả cả nghìn điểm 0 trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông? Tại sao tới lớp 4 mới bắt đầu có sách giáo khoa lịch sử? Tại sao cách dạy sử khô cứng, phải thuộc lòng máy móc hàng trăm sự kiện, hàng trăm cái tên, hàng trăm con số mãi không sao cải cách được?...
2. Cậu bé Đỗ Nhật Nam mới 11 tuổi đang bị cộng đồng mạng gồm hầu hết là những người trưởng thành, không ít trong số đó là phụ huynh học sinh "ném đá"không thương tiếc chỉ vì những câu trả lời của em trong Ngày hội sách TP.HCM tháng 3 vừa qua. Nam trả lời phỏng vấn rằng: "Em thích đọc sách về tin học, chính trị, xã hội và khoa học", "Em không thích đọc truyện tranh vì mẹ em bảo truyện tranh là con sâu đục phá tâm hồn", "Em sẽ là giáo sư Đại học Staford...".
Cho rằng đó là những lời lẽ kiêu ngạo, không lễ phép, trả lời không đúng với tư duy của một cậu bé mới 11 tuổi, thế là cộng đồng mạng nổi lên cơn bão " ném đá", lên án, quy kết rồi khuyên bố mẹ em nên thay đổi để em "giống như người bình thường". Họ đã không thấy những điều tốt đẹp ở Đỗ Nhật Nam. Một cậu bé mới 7 tuổi đã đạt điểm tuyệt đối chứng chỉ Starters và Movers của Đại học Cambridge (Vương quốc Anh). 11 tuổi ra mắt cuốn tự truyện đầu tay "Tôi đã học Tiếng Anh như thế nào". Đỗ Nhật Nam còn là MC của chương trình Chúc bé ngủ ngon, Quả chuông nhỏ, Trò chuyện cùng bé; em còn tham gia dạy học thiện nguyện tại khoa Ung bướu Viện nhi Trung ương, vận động quyên góp ủng hộ nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ... Những thành tích ấy không phải bất cứ người lớn nào cũng đạt được. Tài năng thường vẫn có những chuyện khác người. GS Ngô Bảo Châu 11 tuổi ngày nào cũng đam mê học với các thầy giỏi đến tận khuya, cha mẹ khuyên nghỉ ngơi cũng không được. Và sự đam mê khác người ấy đã giúp Ngô Bảo Châu vươn tới đỉnh cao toán học... Nếu cậu bé Nam có hơi thiếu khiêm tốn một chút thì cũng không đáng bị "ném đá" một cách không thương tiếc như vậy.
"Ném đá" thị phi như thế gây tổn thương tâm hồn con trẻ. Nhưng làm sao mà đóng cổng được với những thị phi và những cuộc "ném đá" phản cảm, rất thiếu văn hóa trên cộng đồng mạng? Khó đấy! Nhưng ở đây, chúng ta cần hiểu rõ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mỗi người khi tham gia cộng đồng mạng.
Theo Dantri
Ùn ùn sang tên ô tô chính chủ Mười ngày qua, tại 3 điểm đăng ký xe của PhòngCSGTđường bộ - đường sắt (PC67)Công anTP.HCM, lượng xe tăng đột biến. Trung bình mỗi ngày có 1.000 lượt xe đến đăng ký sang tên chính chủ.Niềm vui "hai trong một" Anh Hoàng Sĩ Bảo (ngụ quận Gò Vấp) đến đăng ký xe ôtô hiệu Toyota Camry đời 2011 mua trước Tết nguyên...