Bực mình ăn phải phở bò giả giá cao
Treo biển phở bò, nhưng thực chất là bán phở thịt lợn sề cho khách, nhiều cửa hàng phở ở Hà Nam đã “phất” lên nhanh chóng nhờ thu lãi “khủng” với chiêu làm ăn gian dối.
Treo phở bò, bán phở… lợn sề
Lần theo thông tin do một đầu bếp – người có kinh nghiệm nhiều năm lang bạt qua những quán phở bò trên tuyến quốc lộ 1A ngang qua địa phận huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, PV đã khám phá ra trò lừa đảo trắng trợn này.
Cựu đầu bếp tên Tĩnh tiết lộ, khoảng 2 năm gần đây, dọc đường quốc lộ qua khu phố Cà – Cầu Khuất ngày càng mọc lên nhiều quan phở lừa đảo loại này. Các quán chủ yếu kinh doanh phục vụ khách du lịch tuyến Sầm Sơn – Bái Đính – Tràng An – Tam Cốc – Bích Động – Cửa Lò – Nghệ An… và các tuyến xe đường dài Bắc – Nam. Để hút khách, các chủ quán đã móc nối trước với lái xe và hướng dẫn viên du lịch, mua chuộc họ bằng tiền mặt, thông thường là từ 100.000 đến 150.000 mỗi lần tấp vào quán cho khách ăn phở.
Đi du lịch hay đi dường dài, tốt nhất không nên ăn đường ăn chợ. Nếu thích ăn thì mua cơm, mì tôm, chấp nhận ăn khổ một chút thì chẳng ai lừa được. Chịu khó ăn khổ một chút, chẳng ai lừa nổi. Quán vớ vẩn, cùng lắm là có chuyện trà trộn cơm nguội, ăn vào cũng không đến nỗi ốm, ngộ độc. Còn lại, kể cả nhà hàng uy tín cũng không biết được. Người không hiểu biết cho rằng quán đông là uy tín, mà chẳng biết thực chất bên trong thế nào. Uy tín cũng muôn hình vạn trạng. Những quán phở như tôi nói, ngày bán cả nghìn bát, liệu tin được hay không?
Một đầu bếp có kinh nghiệm
“Về giá cả tạm không bàn tới, nhưng chất lượng thì tôi xin nói là không phải phở làm từ thịt bò như các quán quảng cáo và thu tiền. Loại thịt các quán dùng để làm phở hầu hết là thịt lợn sề (lợn nái). 95% số lợn này là nguồn lợn ốm, lợn bị tiêm, lợn kém chất lượng do các lại buôn thu mua khắp vùng với giá rẻ mạt” – anh Tĩnh cho biết.
Để kiểm tra lại thông tin mà đầu bếp này cung cấp, chúng tôi đã tìm đến các quán phở trong khu vực và tận mắt chứng kiến, tận miệng nếm thử những bát phở bò – giả.
Video đang HOT
Mới 8h sáng, thực khách đã đông nghịt tại một quán phở lớn với mặt tiền cùng lúc dừng đỗ được tới 4 – 5 xe du lịch 60 chỗ. Gọi một tô phở bò “đặc biệt” như biển quảng cáo, chủ quán đon đả hét giá 35 nghìn đồng.
Tuy nhiên, khi bát phở được dọn ra, chỉ bằng mắt thường, người dùng đã ngờ ngợ đây không phải thịt bò: Miếng thịt thái dày, màu nhợt nhạt, thớ thịt to như hạt gạo… Mặc dù nước phở có mùi gây đặc trưng, nhưng ăn miếng thịt có thể thấy ngay không phải vị bò.
Liều đi vào cửa bếp, nơi bên trong quầy, một đầu bếp đang mê mải làm việc, ống kính PV dễ dàng thu lại hình ảnh những nguyên liệu bò rất “lạ”: Miếng thịt đỏ tươi chứ không được sẫm, khổ thịt mỏng, bầy nhầy mỡ…
“Lãi vô tội vạ” nhờ buôn gian bán lận
Kiếm sống bằng nghề đầu bếp, từng lăn lộn dọc ngang những quán phở dọc quốc lộ 1A, anh Tĩnh không lạ gì những chiêu trò nhằm kiếm lời nhanh của các chủ quán. Anh cho biết, ngoài những màn “chặt chém” kinh hoàng, khiến ngay cả người dân địa phương thuộc loại “thổ địa” cũng phải hãi hùng, thì 1- 2 năm gần đây, phở bò giả mới xuất hiện và đặc biệt được ưa chuộng, lan nhanh do mang lại lợi nhuận khổng lồ. Dọc đoạn đường khoảng chừng 7 km nói trên, đếm sơ sơ cũng 5 – 6 nhà hàng kinh doanh kiểu này.
“Thịt lợn sề (lợn nái) khỏe mạnh có nhiều bộ phận ngon, là đặc sản đối với dân nhậu. Nhưng thông thường người dân không bán những con lợn sề đang sung mãn. Chỉ có những con sề đã “hỏng”, hoặc ốm yếu, chết bệnh, bị tiêm… họ mới đành lòng bán đi. Loại sề này cực rẻ, chỉ 5 đến 7 nghìn đồng/cân. Lái sề (người buôn thịt lợn sề) sau khi mua thì tha hồ đổ mối gấp vài chục lần cho các quán phở. Như vậy, với mỗi con lợn 1 – 1,2 tạ, các thương lái đã thu lãi cả triệu đồng. Mức lãi này còn nâng lên gấp bội đối với các chủ quán phở lừa đảo.
“Trung bình, các quán lớn có thể tiêu thụ 300 – 500, thậm chí cả nghìn bát phở/ngày trong mùa du lịch. Với suy nghĩ chung “gặp khách một lần, khách đi du lịch thiếu gì tiền” nên các chủ quán không ngần ngại bán phở kém chất lượng với giá “chát”, thu lãi cả chục triệu mỗi ngày” – anh Tĩnh phân tích.
Một chủ quán nho nhỏ trên đoạn đường này tiết lộ, thời gian đầu, quán anh bán “rất chậm” cũng có thể tiêu thụ khoảng 10 kg thịt sề kiểu này mỗi ngày. Với những quán lớn, số lượng thịt lợn được tiêu thụ phải gấp nhiều lần…
Vì lãi “khủng” như vậy nên các gia đình đua nhau, người nọ đồn người kia, các “chiêu” phở bò giả lan đi nhanh chóng. Quán mới mở, quán cũ đổi cách làm ăn, đầu bếp cũng phải dần thích nghi, nghĩ ra đủ chiêu trò chế biến tinh vi món phở bò từ thịt lợn.
Theo Dantri
Những "thiên đường sung sướng" ở miền Bắc
Nếu đem "dịch vụ tươi mát" ở các phố biển ra để mà so sánh như Sầm Sơn, Cửa Lò, Hải Thịnh, Quất Lâm... thì Đồ Sơn đứng tốp đầu.
Biển quanh năm đục ngầu, phù sa đỏ quạch, may mắn lắm mới có vài ba người tắm. Bãi biển không bóng cây, không ghế, ô ngồi che nắng nhưng hàng quán lại đông nghịt xe con từ các tỉnh lân cận...
Quất Lâm - Quất "luôn"
Quất Lâm được mệnh danh là một trong hai thiên đường sung sướng ở miền Bắc. Một người tên L quảng cáo: "Ở đây giá cả phải chăng, chỉ 2 "loét" (200 nghìn) một lần. Các em chủ yếu trẻ trung tuyển từ các vùng xa đến, không vòi vĩnh, đòi hỏi. Anh em có thể thoải mái lựa chọn, đổi "hàng" tùy ý. Chỉ sợ các bác không đủ sức mà chiến đấu!".
Một dãy nhà nghỉ cấp 4 nằm ven bãi biển chừng một cây số, một bên đánh số chẵn, một bên đánh số lẻ. Trước cửa quán nào cũng có hai ba em gái mặc áo hai dây đứng ngồi hờ hững chào mời khách "Vào chơi đi anh ơi!". Chưa hết, vài ba xe máy bám theo xe ôtô chào mời.
Cuối cùng, xe dừng lại một quán với 3-4 em vừa ngồi ghế, vừa nằm võng. Đợi cho khách an tọa uống nước, ông chủ quán da đen đúa vì nắng gió biển cất tiếng: "Chọn em đi anh, không ưng em gọi ở nơi khác!". Sau 15 phút chọn hàng, đổi hàng, tất cả đều rút vào những gian phòng bên trong, mỗi anh kèm theo một em.
Sau khi thỏa mãn, cả đoàn khách quyết định ở lại qua đêm ăn nhậu, đánh phỏm và "chiến đấu" tiếp cho bõ công vượt hơn trăm cây số về miền sung sướng.
"Đi xuống đây chủ yếu để đổi gió, lại xa xôi ít người biết chứ ở đâu chẳng có cái món này. Trên Hà Nội cũng đầy, mạn Hồ Tây, đường Láng hay Hòa Lạc... Các em phục vụ qua mạng, truyền tay số điện thoại chuyên đi "tàu nhanh" trên đường Nguyễn Khang cũng nhan nhản nhưng giá hơi chát từ 600 - 1 củ (một triệu). Quá bộ sang bên Từ Sơn (Bắc Ninh) thì hàng "ngon hơn", vé vào 100, tiền đưa các em 300 là ok. Ở đấy hàng "nuột" nhưng so về mức độ nhiệt tình thì kém xa Đồ Sơn, Quất Lâm" - L ra vẻ thuyết giảng khoe sự hiểu biết về lĩnh vực này.
Sex Đồ Sơn - "thương hiệu" ngầm của Hải Phòng
Nếu đem "dịch vụ tươi mát" ở các phố biển ra để mà so sánh như Sầm Sơn, Cửa Lò, Hải Thịnh, Quất Lâm... thì Đồ Sơn đứng tốp đầu, thuộc hàng siêu cao thủ, lừng danh với 2 chữ C (casino và cave). Nói về gái ở đây, từ khách du lịch đến dân chơi "đá gà đá vịt" đều phải gật gù mà thừa nhận rằng: Nhan sắc, hình thể đẹp cộng với lòng "yêu nghề" đã tạo cho các em có một sức hút ghê gớm với khách làng chơi. Các em được gọi theo tên thời thượng là gái mại dâm... "công nghệ số".
Từ lâu Đồ Sơn đã nổi tiếng với 3 "khu đèn đỏ" lúc nào cũng có tới cả vài trăm em trẻ đẹp, giá rẻ sẵn sàng phục vụ. Không ít người đã quả quyết, mại dâm ở Đồ Sơn công khai tới mức trở thành một "ngành công nghiệp", từ khâu quản lý tới phục vụ đã nâng lên tầm "chuyên nghiệp hóa". Tư duy các nhà "đầu tư" (chủ chứa) cho rằng, dịch vụ tốt tươi này buộc phải tồn tại ở địa danh này - "không thể khác được"- H. gã chủ chứa có máu mặt ở khu 2 quả quyết. Nếu không có "cái ấy", ông, khách du lịch... còn ai nữa muốn đến Đồ Sơn chỉ để tắm "ao biển" đục ngầu hay không? " rồi gã cười nham nhở.
Chân đã từng bước tới và mắt đã mười mươi nhìn rõ, ở Đồ Sơn, dường như nạn mại dâm không còn che giấu. Chả vậy ngồi ở quán nước vỉa hè, nghe mấy em "hàng" miệng oang oang kể đủ ngón "tiểu xảo" quanh chuyện giường chiếu, son phấn,... Trao đổi về "công việc" ấy, các em thường dùng ngôn từ như là một nghề nghiệp bình thường đã được xã hội thừa nhận từ lâu. Kiểu như "đi làm", "xong khoán chưa"...
Trong vô số câu chuyện "mỏ đỏ" kể về nghề, ngoài tính chất chuyên nghiệp của công việc đang làm, thì các chủ chứa ở đây quản lý khá chặt chẽ và tinh vi. Theo đó, tất cả các gái mại dâm ở đây được chủ chứa "giao khoán" 20 khách/ngày với mức ăn chia là "cưa đôi", nếu vượt "năng suất" thì số tiền đi khách, em sẽ được hưởng trọn. Xưa chỉ nghe thấy từ "khoán" dành cho người lao động, nay các chủ chứa ra cả "mức khoán" cho gái mại dâm, điều mà không ai có thể tưởng tượng được.
Anh Quang - chủ một nhà nghỉ tại khu 3 cho biết, gái mại dâm ở đây được thu gom và quản lý rất chuyên nghiệp, có cả sổ chấm công, kê bảng lương cho nhân viên đàng hoàng. Các em muốn sống ở "miền đất hứa" này phải trẻ, đẹp, chiều khách và đặc biệt phải rất... yêu nghề.
Theo anh Quang giải thích rằng, ký hiệu "n" là tàu nhanh, "c" là chậm (qua đêm), sau mỗi ký hiệu đó là tên viết tắt của các nhà hàng mà gái mại dâm trú ngụ. Ghi sổ chấm công cũng là một thủ đoạn để khống chế gái mại dâm. Các cô không được lấy tiền đi khách ngay vì chủ sẽ chấm công và cuối tháng mới được trả tiền. Mỗi lần đi khách, một cô được 100-150 ngàn đồng, còn lại là "nhà đầu tư" hưởng. Người nào khi có việc như ốm đau, về quê mới được trả ít một. Làm như vậy, không ai dám vứt bỏ công lao của mình mà bỏ trốn.
Các nhà hàng ở đây, có nhiều nơi không có phòng riêng kín đáo vì theo chủ chứa thì làm như vậy sẽ "vướng mắt" công an. Có nhà xây hầm dưới đất để cất giấu tiếp viên. Gái mại dâm được trang bị một chiếc vòng đeo cổ mặt nhựa điều khiển từ xa, khi vòng phát sáng một nhịp là đã hết giờ, ba nhịp là "có động".
Để giữ gìn "thương hiệu", sau khi "hoàn thành nhiệm vụ", các em bao giờ cũng chào khách rất lễ phép và lặng lẽ đi ra không một lời đòi hỏi dù không được cho thêm tiền. Các cơ sở lưu trú tư nhân hầu như đều có nhân viên và thực hiện việc luân chuyển, trao đổi một cách nhuần nhuyễn. Không tranh giành, không chặt chém, lừa gạt...
Theo GDVN
Rơm, thóc "chặn xe" vào Bích Động Đường dẫn lên dnh thắng Tam Cốc - Bích Động ( Ninh Bình) bị chiếm dụng làm sân phơi. Hàng trăm lượt xe lưu thông mỗi ngày qua đây không khỏi hãi hùng. Đang là mùa thu hoạch lúa, trên các tuyến đường giao thông dẫn lên Tam Cốc - Bích Động đang bị chiếm dụng thành sân phơi, nơi tuốt lúa. Thóc,...