Bức màn huyền bí quanh đền Chẹ
Đã từ lâu, người dân xã Quang Trung (Ngọc Lặc, Thanh Hóa) chăm lo hương khói cho đền Chẹ không chỉ vì sự linh thiêng, mà ngôi đền này còn thờ một vị tướng dân tộc Mường có tên Lê Hắc Y dưới thời nhà Lê. Điều đáng quan tâm là trong khi tranh cãi về xuất thân của tướng Hắc Y trong giới sử học còn chưa ngã ngũ thì có một dòng họ người Mường ở xã Quang Trung có thể kể vanh vách tiểu sử của vị tướng này.
Đình Chẹ ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa, nơi thờ tướng Hắc Y
Lê Hắc Y họ Bùi?
Khi chúng tôi đến đền Chẹ để tìm hiểu thông tin, các bô lão trong làng phải triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để xem có nên cho chúng tôi vào chụp ảnh và xem những tấm sắc phong cách đây hàng trăm năm hay không. Cụ Phạm Văn Kiến gần 90 tuổi cho biết: Rất hiếm khi có người được tận mắt nhìn thấy những sắc phong linh thiêng này. Ngay cả khi lễ hội đền Chẹ được tổ chức vào tháng giêng hàng năm người dân cũng chỉ được thấy cái hộp đựng sắc phong chứ không được nhìn những thứ có trong hộp. Nếu ai muốn xem sắc phong, các cụ cao tuổi trong làng phải họp gấp để thắp hương xin phép tướng Hắc Y.
Ông Phạm Văn Linh, cháu đời thứ 9 trong dòng họ Phạm đã từng nuôi dưỡng tướng Hắc Y lật đật lôi trong ngăn tủ gỗ ra quyển sổ ghi chép về tướng Hắc Y cho chúng tôi xem rồi kể về lai lịch của vị tướng được người dân tôn sùng.
Theo lời kể, tướng Lê Hắc Y tên thật là Bùi Hắc Y, người huyện Yên Thủy hoặc Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Mẹ của Bùi Hắc Y vì chửa hoang nên đã đem theo Hắc Y vào Thanh Hóa để chạy trốn sự miệt thị, dè bỉu của dân làng. Khi đến xã Quang Trung, mẹ con Hắc Y đã được gia đình họ Phạm cưu mang. Gia đình họ Phạm có ông Bảng Pèm làm một chức quan nhỏ ở địa phương, ông đã nhận nuôi dạy Hắc Y nên người.
Lúc còn nhỏ, cậu bé Hắc Y đã có những biểu hiện hơn người. Một lần Hắc Y đi chăn trâu và làm mất một con trâu đực mộng khiến ông Bảng Pèm nổi giận lấy roi đánh Hắc Y. Vì sợ hãi nên cậu bé chui vào gầm giường trốn và để lộ đôi bàn chân ra ngoài. Thấy trên lòng bàn chân của cậu bé có chữ Đại Vương màu hồng, ông Bảng Pèm giật mình và từ đó không đánh Hắc Y nữa.
Video đang HOT
Đến khi hai mươi tuổi, giặc Minh từ Trung Quốc xâm lược nước ta và truy đuổi quan quân nhà Lê đến đất Lam Sơn. Lúc đó, Hắc Y xin ông Bảng Pèm cho gia nhập quân đội để đánh giặc giữ nước. Bùi Hắc Y đã được Lê Lợi cho đổi tên thành Lê Hắc Y và uống rượu thề “vào sinh, ra tử”.
Khi quan quân nhà Lê bị bao vây gắt gao, lương thảo cạn kiệt, đại tướng Lê Lai đã đóng giả vua mở đường máu cứu Lê Lợi thoát vòng vây kẻ thù và bị giặc giết ngay sau đó.
Ngay sau khi thoát khỏi sự bao vây của giặc, Hắc Y được vua phong tướng. Do biết tiếng Mường nên Lê Hắc Y đã đứng ra làm nhiệm vụ chiêu mộ quân sĩ (chủ yếu là người dân tộc Mường), ngày đêm rèn binh khí, luyện võ công để đánh giặc.
Do có sự hỗ trợ của Lê Hắc Y nên trai tráng thanh niên người Mường ở Thanh Hóa gia nhập quân đội rất đông. Sau khi tập hợp lực lượng, Hắc Y được phong làm chủ quân tập kích các doanh trại của quân Minh trên đất Thanh Hóa nhằm thu hút lực lượng địch và đảm bảo cho vua Lê di chuyển đến cứ địa mới an toàn.
Trong một lần tấn công trại địch ở huyện Ngọc Lặc, quân của Hắc Y đã giết cả nghìn tên địch. Tuy nhiên, khi truy đuổi địch đến khu vực huyện Yên Định ngày nay thì bị lực lượng chi viện của địch phục kích, ông bị trúng tên độc và chết khi về đến doanh trại đóng ở xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc.
Sau khi Hắc Y chết, người dân đã lập đền thờ ngay tại làng Chẹ, nơi ông đã lớn lên để tỏ lòng biết ơn công lao đánh giặc cứu nước.
9 đời thờ sắc phong
Sau khi tướng Hắc Y chết, gia đình ông Bảng Pèm đã lập bàn thờ riêng và thờ cúng tướng Hắc Y từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ông Phạm Văn Linh hiện đang giữ những sắc phong mà cha ông để lại kể: “Từ thời các cụ chúng tôi đã truyền lại những câu chuyện về tướng Hắc Y”. Trước đây, khi Hắc Y theo chân nhà Lê chinh chiến lập được nhiều công lao, vua Lê đã ban sắc phong và bổng lộc cho dòng họ Phạm và gia đình ông Bảng Pèm vì có công nuôi dưỡng tướng Hắc Y. Những đời vua sau của nhà Lê đều có ban sắc phong và bổng lộc cho dòng họ Phạm để tỏ lòng biết ơn với dòng họ đã nuôi nấng tướng Hắc Y.
Hiện nay cả 7 sắc phong của các đời vua thời Lê vẫn được giữ nguyên vẹn trong một chiếc hộp gỗ lim. Trong số 7 sắc phong có 6 sắc phong có dấu đỏ, còn lại một tấm sắc phong mới nhất không có dấu.
Ông Phạm Văn Linh cho biết: Trong dòng họ ông hiện nay không ai biết chữ Nho nên không thể đọc và dịch nghĩa được những sắc phong do cha ông để lại. Đã mấy lần có đoàn khảo sát văn hóa đến chụp ảnh, ghi chép lại những dòng chữ trên 7 tấm sắc phong nhưng cũng chưa có bản dịch nào được gửi lại.
Mặc dù 7 tấm sắc phong thuộc dòng họ Phạm, nhưng dân làng Chẹ coi đó là báu vật chung của dân làng. Cách đây vài năm, gia đình ông Linh đã đưa 7 sắc phong ra đền Chẹ cất giữ để dân làng ai cũng được thắp hương thờ cúng tướng Hắc Y, nhưng bàn thờ chính ở nhà ông Linh thì vẫn được giữ và trong lễ hội đền Chẹ, người dân phải đến thắp hương ở nhà ông Linh trước rồi mới ra đình.
Cụ Phạm Văn Kiến cho biết: Vào tháng Giêng hàng năm, khi tổ chức lễ hội đền Chẹ, người dân phải làm nghi lễ rước những tấm sắc phong từ nhà ông Linh ra đền để tỏ lòng biết ơn, cung kính đối với gia đình đã có công nuôi dưỡng tướng Hắc Y.
“Đền Chẹ ở xã Quang Trung đã nổi tiếng từ lâu, chuyện dòng họ Phạm thờ cúng những sắc phong do vua ban là có thật tuy nhiên việc này không phải ai cũng biết. Có một số cá nhân, nhà nghiên cứu và cơ quan quản lý văn hóa về đây chụp lại hình ảnh 7 sắc phong ở Đình Chẹ, nhưng cho đến nay vẫn chưa ai cung cấp cho huyện bản dịch những tấm sắc phong kể trên để làm cơ sở đề nghị tỉnh công nhận là di tích lịch sử, văn hóa”, ông Bùi Đình Nhi, Trưởng phòng Văn hóa huyện Ngọc Lặc cho biết.
Theo ANTD
Tết cho đồng bào - lần thứ 5 Báo ANTĐ lên đường
Sau 4 chuyến xe chở nặng những món quà tình nghĩa cho đồng bào vùng cao Hà Giang, Thanh Hóa, Lai Châu, lần này đoàn công tác xã hội Báo ANTĐ tiếp tục đến với 4 xã nghèo khác ở Lai Châu, với hy vọng mang niềm vui Tết đến bản làng nghèo của miền Tây Bắc
Tặng quà Tết cho đồng bào nghèo của xã Mường So (huyện Phong Thổ)
Lời hẹn thủy chung
Đã thành truyền thống, khi thời khắc năm mới sắp đến cũng là lúc những chuyến xe chở quà tết của Báo An ninh Thủ đô lại hối hả lên đường mang theo những món quà tình nghĩa đến với bà con khó khăn trên khắp mọi miền Tổ quốc. Nghe tin năm nay, Lai Châu nhận được 400 suất quà gửi tới đồng bào nghèo, ông Vương Thế Mẫn - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB & XH tỉnh cho biết: "Bà con trên này còn khó khăn lắm. Mặc dù tỉnh cũng đã có kế hoạch giúp đỡ chăm lo Tết cho người nghèo từ cách đây vài tháng, nhưng lo không xuể. Các anh lên được với chúng tôi là đáng quý lắm".
Nghe chúng tôi thông báo: "Ngoài số quà Tết, Báo An ninh Thủ đô mang lên lần này còn có thêm 600 bộ quần áo rét do Nhà hàng Sen Tây Hồ tài trợ để tặng cho các cháu học sinh", ông Mẫn mừng lắm. Ngay lập tức, một kế hoạch tốc hành được triển khai: "Tặng khẩn cấp 100 bộ quần áo rét cho các cháu mồ côi, khuyết tật của Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh".
Cái đói, cái mệt của cả đoàn công tác Báo An ninh Thủ đô sau hơn 400 cây số đường đèo dường như tan biến khi tận mắt nhìn thấy sự mừng rỡ của bọn trẻ khi được nhận những bộ quần áo mới. Đến ngay cả ông Nguyễn Kế Sanh - Giám đốc Trung tâm, người hàng ngày làm nhiệm vụ chăm lo cho các cháu cũng không giấu nổi vẻ ngỡ ngàng trước món quà bất ngờ này. Không hẹn trước, không chuẩn bị, thế nên ông Sanh cứ lập cập bảo: "Trung tâm của tôi có 100 cháu thì quá nửa là khuyết tật, số còn lại đều mồ côi. Tất cả các cháu đều là con em đồng bào dân tộc nghèo, thế nên chẳng năm nào lũ trẻ có quần áo mới để đón Tết. Mấy hôm nay trời rét đậm, chúng tôi còn đang chưa biết tính thế nào để có quần áo ấm cho các cháu thì may quá các anh đến. Có lẽ đây là bất ngờ lớn nhất mà chúng tôi nhận được trong năm nay".
Không chỉ riêng ông Sanh, sự mừng rỡ xúc động còn hiển hiện rõ trong ánh mắt của cô Trần Thị Viết - Hiệu trưởng trường tiểu học Hoang Thèng (huyện Phong Thổ). Sáng 18-1, cả ngôi trường này vui như hội. 500 bộ quần áo ấm được sư thầy các chùa Quan Hoa, Vân Hồ và chùa Bộc mang ra mặc cho lũ trẻ khiến ngay cả những người dân quanh đó cũng hết sức ngỡ ngàng. Cô Viết bảo: "Chưa bao giờ tôi thấy học sinh vui như thế này". Cả buổi sáng hôm ấy, cô Viết phải cho học sinh nghỉ 2 tiết để "trình diễn thời trang". Với trường tiểu học Hoang Thèng đây là lần đầu tiên 500 học sinh được ăn mặc đẹp đẽ và ấm áp nhất.
Các ni sư chùa Vân Hồ, chùa Quan Hoa phát quà cho học sinh trường tiểu học Hoang Thèng
Chung tay lo tết cho người nghèo
Ngoài số quần áo rét, phần quà mà chúng tôi mang đi lần này còn là 400 túi hàng Tết, mỗi suất trị giá 300 nghìn đồng. Đây là tấm lòng của các ni sư chùa Bộc, Vân Hồ, Quan Hoa cùng Khách sạn Mường Thanh - Lai Châu. Số quà này được chia đều cho bà con dân tộc nghèo của 4 xã: Hoang Thèng, Mường So (huyện Phong Thổ) và Giang Ma, Bản Bo (huyện Tam Đường).
Nghe tin nhà mình được nhận quà Tết, Giàng A Trinh (xã Bản Bo) xuống xã từ mờ sáng. Ở bản Cò Lọt Mông, nhà Trinh thuộc diện nghèo "kinh niên" vì có tới 16 miệng ăn. Nhận quà, Trinh cứ đứng bần thần ở góc sân ủy ban, tay mân mê gói quà, Trinh nói bằng thứ tiếng Kinh lơ lớ: "Nhiều bánh kẹo quá, cán bộ cho thế này lần sau tao không xuống nữa đâu". Hỏi tại sao thì Trinh bảo: "Lần sau xuống xã mà về tay không, trẻ con lại đòi quà thì biết lấy cái gì cho nó?". Té ra, cả đời Trinh đi chợ xã cũng chưa bao giờ dám mua 1 gói bánh cho con. Bà Tẩn Thị Xòe - Chủ tịch xã thấy vậy bảo: "Những gia đình như Trinh ở Bản Bo không phải là hiếm. Việc Báo An ninh Thủ đô cùng các nhà tài trợ giúp được chúng tôi chút nào là xã bớt đi được chừng ấy gánh nặng".
Mế Lò Thị Sẹ ở bản Vằng Bâu (xã Mường So) mang một tâm trạng khác. Mế yếu quá rồi, nhà nghèo, lại chỉ có một thân một mình nên Tết hay ngày thường với mế cũng không khác nhau là mấy. Nhận túi quà Tết của chúng tôi, mế rưng rưng: "Mế sống gần 90 tuổi rồi, nhưng chưa bao giờ được ai cho quà nhiều đến thế này. Có lẽ đây là cái tết đầu tiên mà mế có đầy đủ mọi thứ". Còn ông Lò Văn Phằn, Chủ tịch xã Mường So thì sâu xa hơn: "Thú thực với các anh, đại đa số dân Mường So đều nghèo. Riêng các hộ được nhận quà thì rất nghèo. Thế nên những món quà mà các anh mang đến lúc này ngoài giá trị về mặt vật chất, nó còn mang một ý nghĩa tinh thần lớn hơn. Đó là chúng ta không để người nghèo phải đón một cái Tết trong buồn tủi và hiu quạnh".
Theo ANTD
Giấc mơ con chữ trong giá "rét rụng tay chân" ở Mường Lát Lẽ ra, chuyến xe đến với Mường Lát không vội vã đến thế, nhưng nó đã phải lăn bánh trước dự định. Cũng là dự định sẽ đến với Mường Lát, miền Tây của Thanh Hóa vào dịp đông giá rét hại này, nhưng đáng lẽ nó không vội vã đến thế. Nhưng, cái lạnh ùa về góc phố Hà Nội khiến người...