Bức hình ám ảnh ở sân bay Afghanistan ngày hỗn loạn
Bức ảnh do một nhà báo độc lập chụp lại khiến người ta nghĩ đến cảnh hỗn loạn ở sân bay Kabul khi Taliban vừa giành kiểm soát Afghanistan.
Dép và đồ vật vương vãi khắp sân bay Kabul khi hàng nghìn người ào vào sân bay tìm cách sơ tán (Ảnh: Twitter).
Một bức ảnh lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội Twitter những ngày qua cho thấy những đôi dép và đồ vật vương vãi khắp sân bay quốc tế Hamid Karzai ở thủ đô Kabul của Afghanistan hồi đầu tuần. Đây là bức ảnh của nhà báo độc lập Kanika Gupta được chia sẻ trên Twitter.
Bức ảnh không có hình bóng con người, chỉ có hai phương tiện của sân bay nhưng đã gợi lên sự hỗn loạn và cả sự tuyệt khi hàng nghìn người đổ xô vào đường băng, cố đu bám lên những chiếc máy bay sơ tán của nước ngoài.
Taliban giành kiểm soát thủ đô, chiếm dinh tổng thống vào tối ngày 15/8. Hàng nghìn người đã vội vã tìm cách di tản khỏi Kabul, nhưng hy vọng cuối cùng của họ lúc này là các chuyến bay sơ tán của quân đội Mỹ và một số nước bởi tất cả các chuyến bay thương mại ở đây đều đã tạm dừng.
Những video, hình ảnh lan truyền những ngày qua cho thấy cảnh chen chúc, hỗn loạn bên trong sân bay Kabul. Hàng trăm người Afghanistan đã may mắn lên được các chuyến bay sơ tán, trong khi hàng nghìn người khác vẫn tuyệt vọng tìm cách rời Kabul. Một số người đã thiệt mạng vì đu bám vào máy bay quân sự của Mỹ đang cất cánh. Ít nhất 12 người thiệt mạng trong các vụ nổ súng và giẫm đạp ở khu vực sân bay.
Cuộc di tản nghẹt thở của nữ đạo diễn Afghanistan
Sahraa Karimi, một nữ đạo diễn nổi tiếng của Afghanistan, cho biết hôm 15/8, trong lúc cô xếp hàng nhiều giờ đồng hồ để chờ rút tiền tại một ngân hàng ở Kabul, người quản lý ngân hàng khuyên cô nhanh chóng sơ tán khi những tiếng súng đã vang lên từ phía xa. Không chần chừ, cô quyết định đưa những người họ hàng ruột thịt của mình rời Afghanistan mặc dù biết chắc chắn rằng sân bay Kabul lúc đó cực kỳ hỗn loạn.
“Tôi đưa cả gia đình đi, bỏ lại nhà cửa, ô tô, tiền bạc và mọi thứ mà tôi có”, nữ đạo diễn 36 tuổi cho biết khi kể lại cuộc di tản nghẹt thở của gia đình cô.
Sau khi rời ngân hàng, không gọi được taxi, Karimi đã ra sức chạy bộ để trở về nhà khi các tay súng Taliban bắt đầu tràn vào Kabul, bao vây thành phố từ mọi hướng.
Ban đầu cô và gia đình dự kiến sẽ rời Afghanistan trên chuyến bay sơ tán công dân Ukraine, nhưng hàng nghìn người Afghanistan đã ào vào sân bay khiến cô và người thân không còn được lên máy bay. “Lúc mà chúng tôi lỡ chuyến bay đầu tiên có lẽ là khoảnh khắc tồi tệ nhất trong đời tôi bởi tôi nghĩ, nếu không di tản được, chúng tôi buộc phải ở lại”, Karimi nói và chia sẻ rằng cô lo sợ các tay súng Taliban sẽ làm hại những người thân trong gia đình cô.
Cô vẫn không từ bỏ nỗ lực di tản. Cô đã cố liên hệ với những người có thẩm quyền đề nghị giúp đỡ. Cô được hướng dẫn tránh xa đám đông, và vài giờ sau, những người này đã đưa gia đình cô lên một máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ. Gia đình cô cuối cùng được sơ tán an toàn đến thủ đô Kiev của Ukraine.
Cảnh chen lấn di tản ở sân bay Kabul
Mỹ vứt bỏ loạt trực thăng sơ tán ở Kabul
7 trực thăng cỡ lớn CH-46E bị vô hiệu hóa và bỏ lại sân bay Kabul sau khi hoàn thành nhiệm vụ sơ tán nhân viên đại sứ quán Mỹ.
"Bộ Ngoại giao Mỹ bỏ lại 7 trực thăng CH-46 ở Afghanistan, chúng đã bị vô hiệu hóa và không còn khả năng vận hành. Những trực thăng này đang dần bị loại khỏi biên chế, đáng lẽ sẽ bị rã sắt vụn do tuổi thọ cao và các vấn đề trong bảo dưỡng", quan chức ngoại giao Mỹ giấu tên cho biết hôm 19/8.
Một chiếc CH-46E của Bộ Ngoại giao Mỹ trên bầu trời Kabul hôm 15/8. Ảnh: AP .
Quan chức này cũng xác nhận không có trực thăng nào của Không đoàn Bộ Ngoại giao Mỹ còn ở lại Afghanistan, đồng nghĩa với việc hàng loạt trực thăng HH-60L từng được cơ quan này triển khai ở Kabul đầu năm nay đã được rút khỏi quốc gia Trung Á.
Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cho biết Bộ Ngoại giao đăng ký sử dụng 23 trực thăng CH-46E Sea Knight, nhưng hiện không rõ còn bao nhiêu chiếc trong biên chế bộ này và liệu chúng có đủ khả năng vận hành hay không.
Số trực thăng này được xuất xưởng cuối thập niên 1960 và biên chế cho thủy quân lục chiến Mỹ. Chúng được nâng cấp lên chuẩn CH-46E, đại tu và khôi phục lại tình trạng như mới, sau đó chuyển giao cho Bộ Ngoại giao Mỹ từ năm 2012.
Trực thăng Mỹ ở sân bay Kabul trên ảnh vệ tinh chụp hôm 17/8. Ảnh: Planet Labs .
Phi đội CH-46E được các nhà thầu tư nhân vận hành, là phương tiện di chuyển chủ yếu của nhân viên ngoại giao Mỹ giữa đại sứ quán ở Kabul và sân bay quốc tế Hamid Karzai, cũng như nhiều địa điểm khác tại Afghanistan. Đây là một phần trong chương trình mang tên Embassy Air.
Từ khi quân đội Mỹ rút toàn bộ lực lượng khỏi Afghanistan hồi tháng 5, Taliban triển khai chiến dịch tiến công chớp nhoáng và tiến vào thủ đô Kabul, tiếp quản quyền lực hôm 15/8 mà không gặp sự kháng cự nào từ lực lượng chính phủ. Đà tiến quân chóng vánh của Taliban buộc Mỹ phải huy động trực thăng hối hả sơ tán nhân viên khỏi đại sứ quán tại Kabul.
Phi đội CH-46E và nhiều trực thăng quân sự đã được triển khai cho chiến dịch sơ tán người không tham chiến trực tiếp (NEO) tại Kabul. Lầu Năm Góc cho biết đây là một trong những chiến dịch NEO lớn nhất lịch sử, cũng có thể là nhiệm vụ lớn cuối cùng với những chiếc Sea Knight của chính phủ Mỹ.
Gia đình sốc khi nhận xác thiếu niên Afghanistan rơi từ máy bay Người thân bàng hoàng khi nhận ra người rơi từ vận tải cơ C-17 Mỹ cất cánh từ sân bay Kabul là Reza, thành viên 17 tuổi trong gia đình. "Thi thể thằng bé không còn nguyên vẹn. Tôi tự đưa thằng bé về nhà", một người thân trong gia đình Reza, 17 tuổi, nhớ lại khoảnh khắc phát hiện xác thiếu niên...