Bức điện bí ẩn không thể phá giải
Một bức điện bí ẩn tìm thấy trên xác một con chim bồ câu từ thời Thế chiến thứ hai có thể sẽ không bao giờ được giải mã, theo thừa nhận của các chuyên gia giải mã Anh hôm 23.11.
Theo BBC, các chuyên gia giải mã hàng đầu nước Anh đã kêu gọi công chúng giúp đỡ phá bức điện mã hóa nói trên.
Thông điệp được một người đàn ông tên David Martin phát hiện sau khi dọn dẹp ống khói ngôi nhà ở làng Bletchingley thuộc hạt Surrey, Anh.
Bức điện đựng trong một ống nhỏ màu đỏ, gắn vào chân bộ xương của con chim bồ câu, bao gồm 27 nhóm ký tự.
Các nhà lịch sử tin rằng con chim bồ câu này gần như chắc chắn được thả đi từ nước Pháp trong giai đoạn diễn ra cuộc đổ bộ D-Day ở Normandy vào ngày 6.6.1944.
Bức điện khiến các chuyên gia giải mã nước Anh bối rối – Ảnh: Independent
Bức điện bí ẩn được chuyển cho Trung tâm Truyền tin Chính phủ (GCHQ) vào đầu tháng 11 với hy vọng các chuyên gia giải mã của cơ quan này có thể đọc được nó.
Tuy nhiên, các chuyên gia của GCHQ không thể giải mã được bức điện. Hiện tại, họ đang kêu gọi các nhà giải mã về hưu từng làm việc tại tổ chức tiền thân của GCHQ và những người khác từng làm việc trong ngành truyền tin quân sự cho ý kiến.
Video đang HOT
Những chuyên gia giải mã từ thời Thế chiến thứ hai nếu còn sống chắc chắn đang ở tuổi trên 90. Tuy nhiên, người ta vẫn hy vọng họ còn đủ minh mẫn để nhận ra loại mã được sử dụng và cách phá giải chúng.
Các chuyên gia tin rằng đây có thể là loại mã sử dụng một lần và chỉ có người gửi và người nhận có được chìa khóa giải bức điện. Điều này khiến nó gần như không thể phá được
Cũng có nhận định cho rằng bức điện dựa trên một bảng mã đặc biệt sử dụng trong một chiến dịch cụ thể. Nếu bảng mã đã bị hủy thì bức điện gần như không thể giải được.
Hơn 250.000 con bồ câu đưa thư đã được sử dụng trong Thế chiến thứ hai và mỗi con bồ câu đều có một số hiệu. Trong bức điện có đến hai số hiệu bồ câu là NURP.40.TW.194 và NURP.37.OK.76 song không rõ số nào là của con chim được tìm thấy ở Bletchingley.
Theo tờ Independent, phần duy nhất của bức thông điệp được giải là điểm đến Bomber Command, được mã hóa bằng ký hiệu XO2 trong khi chữ ký của người gửi phía dưới bức thông điệp là Sjt W Stot (Serjeant W Stot – Trung sĩ W Stot).
Chữ Serjeant được xem là có ý nghĩa bởi không quân Anh sử dụng chữ “serjeant” trong khi lục quân sử dụng chữ “sergeant”.
Địểm xuất phát của bức điện được cho là Công viên Bletchley, nơi đặt trụ sở trung tâm mật mã của chính phủ Anh thời Thế chiến thứ hai, tổ chức tiền thân của GCHQ, nằm cách nhà của ông Martin 129 km.
Con chim được cho là đi lạc, mất phương hướng trong thời tiết xấu hoặc kiệt sức sau một chuyến bay dài.
Dưới đây là những ký tự trong bức điện được hãng BBC ghi lại nhằm kêu gọi độc giả trên toàn thế giới chung tay giải bức điện bí ẩn được mô tả là không thể giải mã được.
AOAKN HVPKD FNFJW YIDDC
RQXSR DJHFP GOVFN MIAPX
PABUZ WYYNP CMPNW HJRZH
NLXKG MEMKK ONOIB AKEEQ
WAOTA RBQRH DJOFM TPZEH
LKXGH RGGHT JRZCQ FNKTQ
KLDTS FQIRW AOAKN 27 1525/6
Theo TNO
Trực thăng rơi tại Thổ Nhĩ Kỳ, 17 người chết
13 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và 4 thành viên phi hành đoàn hôm nay thiệt mạng sau khi trực thăng chở họ rơi vì thời tiết xấu.
Một trực thăng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: presstv.ir.
Vụ tai nạn xảy ra tại khu vực đồi núi thuộc huyện Pervari, tỉnh Siirt ở phía đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ, AP đưa tin. Đây là nơi các chiến binh người Kurk đang chống chính phủ để giành quyền tự trị.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Abdullah Gul, thông báo rằng nhóm binh sĩ trên trực thăng tử nạn khi chuẩn bị tham gia chiến dịch chống các chiến binh người Kurk.
Ahmet Aydin, quan chức đứng đầu tỉnh Siirt, nói rằng trực thăng rơi do sương dày, đồng thời loại bỏ giả thuyết trực thăng rơi do hành động tấn công của phiến quân.
"Mưa rơi rất mạnh trước khi vụ tai nạn xảy ra. Trực thăng lao vào đá do sương mù", ông Aydin phát biểu.
Đảng Công nhân người Kurk đã lãnh đạo những người ủng hộ họ chống lại chính phủ từ thập niên 80 để giành quyền tự trị ở khu vực phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo VNE
Philippines mua tàu cỡ lớn của Pháp để tuần tra trên biển Đông Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines ngày 30-10 cho biết, nước này sẽ mua năm tàu tuần tra từ Pháp trị giá khoảng 90 triệu euro (116 triệu USD) để tuần tra trên biển Đông. Tàu hải giám Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough trên Biển Đông Chuẩn Đô đốc Luis Tuason, chỉ huy lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cho...