Bức ảnh xót xa: Người phụ nữ Ấn Độ nỗ lực hô hấp cho chồng đã khuất
Người qua đời không chốn chôn cất, người còn sống cũng vì Covid-19 mà chẳng được một nơi dung thân. Vào chiều tối ngày 27/4, mạng xã hội Ấn Độ cảm thấy “nghẹt thở” vì một bức ảnh diễn tả đúng thực trạng tàn khốc tại quốc gia này.
Cụ thể, bức ảnh cho thấy một người phụ nữ tên Renu Singhal đang cố gắng hô hấp cho chồng bị mắc Covid-19. Theo báo Indian Express, Renu Singhal đã đưa chồng đến hết các bệnh viện ở Ấn Độ nhưng không tìm được giường bệnh, trong suốt hành trình đó, cô phải dùng miệng để hô hấp nhân tạo cho anh. ” Không bệnh viện nào trong số ba bệnh viện chúng tôi tới còn oxy. Họ nói sẽ tiếp nhận chồng tôi nếu chúng tôi quay lại với một bình oxy” - cô chia sẻ.
Bức ảnh đang gây ch ấn động mạng xã hội toàn thế giới. (Ảnh: Indian Express)
Chỉ vì muốn giữ mạng sống cho chồng, người phụ nữ này đã phải thực hiện một việc làm vô cùng nguy hiểm, bất chấp việc bản thân có thể bị nhiễm bệnh. Thế nhưng, chồng của Renu Singhal vẫn không thể chống chọi lại sự tàn phá của Covid-19, anh ra đi trong tình trạng đang dựa vào người vợ, trên xe lam trước cổng bệnh viện SNMC.
Nhìn bức ảnh, đọc thêm đôi dòng thông tin về sự ra đi của người chồng, không ít người cảm thấy đau xót. Thậm chí, một người còn bình luận: ” Hơn cả những giàn thiêu, bức ảnh này cho thấy nỗ lực tranh đấu, sự bất lực và tinh thần chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng”.
Làn sóng Covid-19 thứ hai tràn vào Ấn Độ như một cơn “cuồng phong”, số người nhiễm bệnh và qua đời không ngừng tăng lên. Tại Delhi, lò hỏa táng Ghazipur phải bổ sung thêm 20 giàn thiêu trong một bãi đỗ xe nhưng vẫn không đủ. Theo giới chức ở Ấn Độ chia sẻ trên trang Indian Express, thời gian chờ đợi cho việc hỏa táng một người là hơn 6 tiếng đồng hồ nên tình trạng ứ đọng là điều hiển nhiên.
Lò thiêu tại Delhi đang làm việc hết công suất. (Ảnh: BBC News)
Theo báo Tiền Phong, một vài nơi khác, người thân phải cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 vào quan tài, chôn sâu dưới lòng đất. Thế nhưng, không phải người Ấn Độ nào cũng đủ tiền sắm một chiếc quan tài, vì vậy họ chọn cách rẻ hơn, đó chính là sử dụng tấm vải mỏng quấn quanh cơ thể của bệnh nhân đã khuất. Kamre – người đàn ông sống tại bang Uttar đã làm như thế, khi buộc phải tiễn đưa đứa con trai tội nghiệp vừa mới hoàn thành chương trình đại học của mình.
Một người đào huyệt tên Mohammad Waseem chia sẻ trên trang The Daily Beast: ” Làn sóng hiện tại còn tệ hơn những gì tôi có thể tưởng tượng ra. Đêm nào tôi cũng khóc. Tôi nhìn thấy rất nhiều thi hài. Cả trái tim và tâm trí tôi, cả hai đều phát điên rồi “.
Những người không đủ tiền để mua quan tài đành phải dùng vải bọc lại. (Ảnh: Twitter)
Nếu phía ngoài bệnh viện, người qua đời “như ngả rạ” thì bên trong đó, tình trạng cũng không khả quan hơn bao nhiêu. Các bác sĩ đang kiệt sức, còn người nhà bệnh nhân thì bất chấp, sử dụng vũ lực vì người thân của họ đã ra đi. Theo trang tin VTC News, một bác sĩ tại Bệnh viện Yashwant cho biết: ” Chính phủ hứa sẽ cung cấp 50 bình oxy mỗi tuần nhưng chúng tôi chỉ nhận được 5 bình trong 10 ngày qua. Chúng tôi buộc phải để các bệnh nhân xuất viện vì không còn lựa chọn nào khác”.
Varsha Verma – một phụ nữ có lòng tốt, làm công việc vận chuyển bệnh nhân Covid-19 đã khuất đến lò thiêu. (Ảnh: BBC News)
Video đang HOT
Từ những điều này, có thể thấy rằng Ấn Độ thực sự đang trở nên vô cùng nguy kịch và cần rất nhiều sự trợ giúp của thế giới. Giới chức và nền Y tế Ấn Độ cũng đang nỗ lực hết sức để đưa mọi người ra khỏi vực tối. Mong rằng trong những ngày kế tiếp, tình hình bệnh dịch tại quốc gia này sẽ có nhiều khởi sắc.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ liên tục được cập nhật tại YAN!
"Bé gái béo nhất thế giới" 8 tháng tuổi đã nặng gần 20kg, từng khiến truyền thông thế giới phải ngỡ ngàng 3 năm trước giờ ra sao?
Từng được báo chí khắp nơi đưa tin vì thân hình "quá khổ" khi mới 8 tháng tuổi, cô bé Chahat ngày ấy liệu đã ổn định được cân nặng của mình?
Khoảng năm 2017, hình ảnh 1 bé gái người Ấn Độ được lan truyền rộng rãi khắp các trang báo thế giới thu hút sự chú ý của nhiều người. Chahat Kumar hồi đó mới 8 tháng tuổi nhưng đã to lớn và béo úc ích đến mức người em chỉ toàn những ngấn mỡ, da thịt chảy xệ trông như một "sumo nhí".
Được biết, khi sinh ra, Chahat vẫn là đứa trẻ hoàn toàn bình thường. Nhưng thời điểm được 4 tháng tuổi, cân nặng của bé bất ngờ tăng không phanh khiến gia đình vô cùng lo lắng. 8 tháng tuổi, cân nặng của Chahat đã đạt ngưỡng 17kg - tương đương với trẻ ở độ tuổi 4-5.
Chahat từng được truyền thông thế giới quan tâm bởi cân nặng quá khủng của mình
Chahat quá nặng nên không thể đi đâu quá xa mà chỉ chơi loanh quanh nhà
8 tháng tuổi, bé nặng 17kg - bằng với 1 đứa trẻ 4 đến 5 tuổi
Điều bất thường này đến từ việc bé bị đói và đòi ăn liên tục trong ngày. Mẹ của Chahat, chị Reena (21 tuổi) cho biết lượng thức ăn bé hấp thụ mỗi ngày nhiều gấp 4 lần một đứa trẻ bình thường khác. Gia đình không thể hạn chế cho bé ăn để giảm cân bởi mỗi lần đói, bé sẽ gào khóc rất lớn và chỉ dừng khóc khi đã no bụng.
Việc con gái bị tăng cân bất thường dẫn đến béo phì ảnh hưởng rất nhiều cuộc sống sinh hoạt của gia đình họ. Mới chưa đầy 1 tuổi nhưng Chahat đã quá nặng khiến mẹ em không bế em được mà chỉ có bố em đôi khi đảm nhiệm việc đó. Chahat chỉ được chơi xung quanh nhà vì quá nặng nên không thể mang bé đi đâu xa được.
Chahat nặng đến nỗi mẹ bé không bế nổi bé
Chahat nổi tiếng khắp nơi bởi thân hình ú nu quá khổ của mình dù mới chưa đầy 1 tuổi
Em đòi ăn liên tục, nếu không cho ăn em sẽ gào khóc lên
Bên cạnh đó, Chahat còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc hô hấp và ngủ. Gia đình họ cũng tìm đến nhiều bệnh viện mong khám chữa cho con tuy nhiên gặp khá nhiều khó khăn bởi tình trạng của Chahat được xem là hiếm gặp.
Rất nhiều bác sĩ tuyến dưới phải chấp nhận bó tay bởi không tìm ra nổi nguyên nhân cho việc tăng cân chóng mặt như vậy. Hơn thế, trong quá trình điều trị, họ còn phát hiện lớp da trên cơ thể của em cứng bất thường, làm cản trở quá trình xét nghiệm máu.
"Từ ngày làm bác sĩ tới nay, tôi chưa từng gặp ca bệnh nào giống như của bé Chahat. Do lớp mỡ bên trong quá dày và làn da cứng bất thường khiến việc xét nghiệm máu trở nên rất gian nan, chúng tôi đã thử rất nhiều lần nhưng kết quả không được khả quan lắm" , bác sĩ của Chahat, Vasudev Sharma chia sẻ.
Việc thăm khám để chẩn đoán bệnh cho Chahat gặp nhiều trở ngại bởi lớp mỡ trên cơ thể em quá dày
Các bác sĩ từng "bó tay" trước trường hợp bệnh hiếm gặp của Chahat
Một thời gian sau khi nổi tiếng khắp nơi, nhiều phóng viên nhà báo đã đến tận nhà họ ở bang Punjab, Ấn Độ để cập nhật tình trạng của Chahat. Sau vài năm, cô bé béo ú ngày trước đã lớn hơn rất nhiều tuy nhiên vấn đề cân nặng của em có vẻ vẫn chưa được cải thiện.
Theo cập nhật của trang Rare Shot NEWS , khi được 2 tuổi bé nặng 25kg và chưa có dấu hiệu ngưng tăng cân. Bởi cân nặng quá khổ như vậy, Chahat không thể bò hoặc đi lại như những đứa trẻ khác. Phần lớn thời gian em đều ngồi lê lết trên sàn nhà hoặc nằm trên giường chơi với mẹ.
3 tuổi, Chahat vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển bởi vì quá béo
Em thường chỉ ngồi chơi trên sàn thay vì chạy nhảy hay bò trườn như bạn bè cùng tuổi
Cân nặng của bé vẫn chưa có dấu hiệu ngưng tăng
Trước đó, được biết, sau thời gian cố gắng vận động xin nhờ giúp đỡ và gây quỹ từ cộng đồng, họ đã có chi phí để thăm khám cho con tại các bệnh viện lớn hơn. Các bác sĩ cho hay, nguyên nhân gây ra chứng béo phì của cô bé là bị thiếu hụt hóc môn Leptin (còn gọi là hóc môn tiêu hao năng lượng) làm năng lượng trong cơ thể bé không được giải phóng gây thừa cân. Đặc biệt, trên thế giới chỉ có khoảng 50 trường hợp và Chahat là một trong số những người không may mắn mắc phải căn bệnh này.
Vợ tỷ phú giàu nhất châu Á dạy con khéo léo: Từ cậu bé sống mờ nhạt đến lột xác ngoạn mục lấy lại vị thế khiến cả thế giới ngạc nhiên Vứt bỏ được số cân nặng đáng kể, nhan sắc phu nhân tỷ phú Mukesh Ambani thăng hạng thêm bội phần. Nhưng ít ai biết, mục đích đầu tiên khi giảm cân của bà Nita Ambani không phải để làm đẹp. Bà Nita Ambani là vợ ông Mukesh Ambani - tỷ phú Ấn Độ có khối tài sản ròng 55,8 tỷ USD, trở...