Bức ảnh thầy giáo mặc áo dài đang gây bão MXH: Phía nhà trường chính thức lên tiếng, tiết lộ sự thật không ngờ đằng sau
Một số trang mạng đăng tải ảnh của thầy Ngọc mà không giải thích rõ lý do nên gây ra những hiểu lầm.
Mới đây, nhiều trang mạng xã hội đã chia sẻ loạt hình ảnh một thầy giáo mặc áo dài đứng trên bục giảng và ở khuôn viên trường với dòng chia sẻ “ Hưởng ứng ngày 8/3 “. Thời điểm các bức ảnh được chia sẻ, không rõ mục đích thầy giáo mặc áo dài thực sự là gì nhưng hầu hết học sinh đều tỏ thái độ thích thú trước hình ảnh đầy mới lạ.
Được biết, nhân vật trong ảnh là thầy giáo Hồ Phan Ngọc, giáo viên trường THPT Quỳnh Lưu 4, tỉnh Nghệ An.
Thầy giáo Hồ Phan Ngọc.
Sau khi những bức ảnh gây bão trên mạng xã hội, phía nhà trường đã lên tiếng: “Hiện Đoàn trường đang tổ chức cuộc thi mang tên “Khoảnh khắc tháng Ba”. Đối tượng tham gia là các cô giáo trong trường. Nếu lớp có giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là nữ thì cô giáo sẽ tham gia. Đối với những lớp mà GVCN là nam thì sẽ nhờ cô giáo bộ môn giúp đỡ. Thể lệ cuộc thi là mỗi lớp sẽ chụp các bức ảnh ghi lại khoảnh khắc cô giáo đang dạy học, làm việc trong khuôn viên trường. Lưu ý là ảnh của cô giáo dự thi không được trùng với các lớp khác”.
Tuy nhiên, lớp thầy giáo Ngọc tham gia muộn, các giáo viên bộ môn đã được các lớp khác nhờ hết nên thầy đã mặc áo dài và đứng ra cho học sinh chụp ảnh. Thầy chụp vì học sinh lớp mình chủ nhiệm”.
Video đang HOT
Ngoài ra, nhà trường còn cung cấp thêm một số thông tin thú vị. Theo đó, thầy Ngọc dạy môn Giáo dục công dân, có tính cách vui vẻ, nhiệt tình, hay tham gia các hoạt động cùng học sinh. Thầy Ngọc chỉ mặc áo dài chụp ảnh khi cả trường đã ra về bởi thầy cũng ngại. Tuy nhiên vì học sinh nên thầy vẫn quyết định làm.
Vì các lớp khác đã nhờ hết giáo viên nữ nên thầy Ngọc mặc áo dài cho học sinh lớp mình chủ nhiệm chụp ảnh.
Thầy Ngọc khá ngại nên đợi mọi người trong trường về hết mới chụp ảnh.
Tuy nhiên một số trang mạng đăng tải ảnh mà không giải thích rõ lý do nên gây ra những hiểu lầm. Ngay sau đó, nhà trường đã lên tiếng đính chính lại thông tin.
Phía dưới bài viết, nhiều người để lại lời khen dành cho thầy giáo Hồ Phan Ngọc:
- Thầy giáo hưởng ứng tuần lễ áo dài rất tinh tế và ý nghĩa. Chúc thầy luôn là nhà giáo ưu tú cho ngành Giáo dục.
- Ở đây có một sự hy sinh, nhiệt huyết của người thầy. Chúc tập thể giáo viên Quỳnh Lưu 4 nói riêng và cả nước nói chung luôn dồi dào sức khỏe và bình an.
- Thầy làm vì thi đua của lớp. Tất cả vì học sinh. Chúc thầy luôn mạnh khỏe ạ!
Hỏi "em sẽ làm gì nếu lợi ích bị xâm phạm?" Học trò đáp 4 chữ, giáo viên GDCD đọc được chắc "tức anh ách"
Bao chữ cô dạy đã đi đâu hết rồi mà sao lại trả lời thế này?
Học trò đôi khi bá đạo đến nỗi dù rõ ràng có những câu hỏi thuộc phạm trù kiến thức sách giáo khoa, những thứ mình đã được học nhưng khi nghe tới thì liền muốn trả lời theo ý mình. Thế nên dân mạng mới có thêm những tràng cười vỡ bụng khi đọc các câu trả lời ngô nghê này.
Một câu hỏi lớp 12 trên phần mềm học trực tuyến được giáo viên đặt ra như sau: Em sẽ làm gì nếu lợi ích hợp pháp của em bị vi phạm? Câu hỏi này thuộc nội dung môn Giáo dục công dân lớp 12.
Những tưởng học sinh sẽ trả lời câu hỏi liên quan tới việc dùng pháp luật để bảo vệ mình, ấy thế mà nam sinh này lại có đáp án khiến ai đọc qua cũng bụm miệng cười: Giãy đành đạch khóc!
Nghe đáp án mà cứ ngỡ như đang chăm trẻ mới tập đi, tập nói vì chỉ có các em nhỏ mới nhõng nhẽo, khóc lóc mỗi khi có ai giành đồ chơi, giành bánh kẹo của mình thôi. Còn đến tuổi 18, khi đã đủ tuổi trưởng thành, gặp các trường hợp lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì ai lại giãy đành đạch thế bao giờ.
Nghe tới đây, dân mạng chỉ biết cười và bó tay cho độ hồn nhiên của học trò chứ chẳng biết làm gì thêm. Không biết giáo viên Giáo dục công dân đọc xong câu trả lời này của trò có "tức" không vì bao kiến thức của mình dạy dỗ lại chỉ được áp dụng như thế. Phía dưới bức ảnh, rất nhiều netizen cũng đã để lại bình luận hài hước:
"Bạn mình thì làm mình làm mẩy, làm này làm kia nè!"
Chắc đang vội nộp bài mà không có giờ tra Google hả bạn ơi!"
"Nhanh trí quá, nhưng sai chính tả nhé, nếu không sai chính tả chắc cho 10 điểm!"
"Giãy xong rồi lợi ích có quay về không bạn ơi!"
Cô giáo tương lai trải lòng hiện tượng người dạy "mượn sóng" để nổi tiếng "Ở phương diện người dạy học, cần phân định rõ ràng điều gì nên làm, điều gì không. Chỉ vì muốn nổi tiếng mà sử dụng các chiêu trò không tốt, thật sự đáng lên án". Lê Thị Huệ Anh sinh năm 2000, hiện là sinh viên Lớp B, Khóa 68, Khoa Lí luận chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại...