Bức ảnh phi công cầm biển “Hãy mua vé máy bay như bạn mua giấy vệ sinh”: đằng sau sự ví von hài hước là nỗi buồn của hàng triệu người
Có lẽ hàng triệu người cũng đang có suy nghĩ như phi công này.
Chris Pohl là một phi công kỳ cựu của Virgin Atlantic – một hãng hàng không tầm trung ở Anh. Mới đây, một bức ảnh của Chris đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng, nhờ thông điệp đặc biệt: “Buy airline tickets like you bought toilet paper” (Tạm dịch: “Hãy mua vé máy bay như bạn mua giấy vệ sinh”).
Bức ảnh phi công cầm biển đang thu hút hơn 5100 lượt thích và hàng trăm bình luận trên Instagram. Nguồn: @captainchris.
Thoạt nghe, sự ví von vé máy bay với giấy vệ sinh có thể “vô nghĩa” hoặc dí dỏm với nhiều người, nhưng nếu đặt trong bối cảnh hiện tại của thế giới, nó lại là nỗi buồn của hàng triệu người trong ngành hàng không.
5 tháng vừa qua, thế giới đã chứng kiến sự hoành hành của đại dịch Covid-19 với hơn 6,29 triệu ca mắc (tính đến 10h 04/06) và hàng trăm nghìn người chết. Cả thế giới gần như đóng băng mọi hoạt động trong vài tháng, thậm chí đến giờ vẫn tiếp diễn: người dân buộc phải ở nhà, các hoạt động tập trung đông người bị cấm, xuất nhập cảnh bị kiểm soát, máy bay không được phép hoạt động… Điều đó đã khiến cho nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng, trong đó hàng không là một trong những ngành bị thiệt hại nặng nề nhất. Hàng triệu phi công, tiếp viên, quản lý, nhân viên kỹ thuật bị thất nghiệp… Có những hàng đã kệ đơn phá sản, nhiều sân bay phải xin trợ cấp phí vận hành…
Theo ước tính của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), ngành hàng không toàn cầu sẽ bị lỗ 496 tỷ USD trong năm nay, và có thể mất khoảng 4 năm mới có thể lấp đầy các chặng bay như trước đây.
Chính vì những lý do trên, thông điệp của phi công Chris Pohl có ý nghĩa rất lớn trong hoàn cảnh này. Dành cho những ai còn thắc mắc “vì sao lại ví với giấy vệ sinh” thì nó là sản phẩm “cháy hàng” trước khi có lệnh phong toả ở nhiều quốc gia, đặc biệt là châu Âu, họ tranh nhau đi mua và tích trữ giấy vệ sinh theo nghĩa đen. Từ đó mà thông điệp của phi công Chris Pohl là mong muốn vé máy bay cũng được hành khách mua nhiều như vậy, “giải cứu” cho ngành hàng không toàn cầu.
Chris Pohl chia sẻ trong phần caption, anh lấy cảm hứng làm việc này từ trào lưu #dudewithsign và thông điệp từ nữ phi công Charlotte Dielman. Tất cả đều chung mong muốn vực dậy ngành hàng không và nền kinh tế thế giới nói chung sau đại dịch Covid-19.
Cơ trưởng trẻ nhất Việt Nam - Quang Đạt tiết lộ những bí mật ít người biết về chi phí học tập và thu nhập siêu "khủng" của nghề phi công
Anh chàng Nguyễn Quang Đạt khiến nhiều người không khỏi bất ngờ với những thông tin được đưa ra.
Nổi lên như một hiện tượng và cho đến tận bây giờ vẫn tạo ra sức hút ghê gớm, chàng trai có tên Nguyễn Quang Đạt được cư dân mạng hào phóng đặt cho khá nhiều biệt danh: Cơ trưởng trẻ nhất Việt Nam, cơ trưởng đẹp trai nhất Việt Nam... Anh chàng hiện đang là phi công cho một hãng bay Việt và cũng là một tài khoản có lượng người theo dõi "khủng" trên mạng xã hội.
Quang Đạt sở hữu ngoại hình chuẩn mẫu với chiều cao 1m80, gương mặt má lúm duyên dáng hết chỗ chê. Anh chàng càng trở nên đặc biệt hơn khi gắn mình với cái nghề siêu cool ngầu là phi công. Bởi mỗi khi nhìn thấy Đạt trong bộ đồng phục và kéo theo chiếc vali đi vội vàng là biết bao trái tim thiếu nữ lại muốn chạy theo luôn rồi.
Những hình ảnh về anh chàng phi công siêu điển trai Nguyễn Quang Đạt.
Trong một clip mới đây, Quang Đạt đã hé lộ khá nhiều bí mật khác về nghề phi công như cần đạt tiếng Anh Ielts từ 5.5 đến 7.5, chi phí học khá cao từ 60 nghìn USD (1,4 tỷ đồng), thu nhập khởi điểm tối thiếu trên 2 nghìn đô (gần 50 triệu đồng)...
Những bí mật về nghề phi công mà Quang Đạt hé lộ với người hâm mộ.
Bao nhiêu đây đã đủ để thỏa mãn sự tò mò về nghề phi công chưa nhỉ?
Với bao nhiêu thông tin trên thì mọi người đã thấy đủ hấp dẫn đối với nghề phi công chưa nhỉ. Còn về anh chàng Nguyễn Quang Đạt thì chắc tiểu sử cũng nhiều người biết rồi, tuy nhiên một chiếc clip review lại tất cả thành tích kể từ lúc bắt đầu đi học nghề của Đạt cũng vẫn cứ gây sốt như thường vì quá xuất sắc.
- 18 tuổi: Bắt đầu học phi công cơ bản ở New Zealand.
- 19 tuổi: Tốt nghiệp phi công cơ bản.
- 20 tuổi: Chính thức bay với chức danh cơ phó máy bay Airbus 320.
- 23 tuổi: Trở thành cơ trưởng máy bay A320
- 26 tuổi: Bắt đầu huấn luyện cho các phi công mới dưới vai trò giáo viên bay
- 10 năm: 7 nghìn giờ bay, 1 tình yêu.
Review 10 năm sự nghiệp của Nguyễn Quang Đạt.
Trong vali của một phi công sẽ có gì? Thì ra các phi công lại thường mang những thứ này bên mình khi đi tác nghiệp. Phi công không phải là một nghề kiểu "việc nhẹ lương cao" mà lại cực kỳ vất vả và nguy hiểm. Tuy nhiên, với phần lớn những người ở độ tuổi hướng nghiệp thì hạng mục này vẫn được xếp vào danh sách một trong những...