Bức ảnh này lột tả sự bất bình đẳng giàu – nghèo của cả một đất nước
Tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo tại Nam Phi hiện ở mức trầm trọng nhất thế giới, khi 60% người nghèo nhất chỉ sở hữu tổng cộng 7% tài sản quốc gia.
CNN nhận xét tại Nam Phi, sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo có thể thấy từ trên trời. Trong bức ảnh bên dưới chụp tại thành phố Bloubusrand, ở bên trái là khu dân cư Bloubusrand, nơi sinh sống của những gia đình trung lưu với nhà lớn và những hồ bơi, bên phải là khu nhà tạm Kya Sands.
Theo Báo cáo về bất bình đẳng và đói nghèo của Ngân hàng Thế giới (WB), 25 năm sau khi chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid chấm dứt, Nam Phi hiện là quốc gia có tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo cao nhất thế giới, một số lĩnh vực thậm chí còn tồi tệ hơn dưới thời Apartheid, CNN cho biết.
Cụ thể, 10% số người giàu nhất Nam Phi nắm giữ 71% tổng lượng của cải của đất nước, trong khi nhóm 60% người nghèo nhất chỉ sở hữu vỏn vẹn 7% tài sản. Đây là số liệu cao hơn đáng kể so với trung bình của thế giới.
Hình ảnh về khu vực nhà ở của người giàu (trái) và người nghèo (phải) nằm liền nhau tại Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: Getty.
Video đang HOT
Nhóm người da đen có tỷ lệ đói nghèo cao nhất tại Nam Phi, tiếp đến là nhóm người “ da màu”, thuật ngữ được chấp nhận và sử dụng rộng rãi tại nước này để miêu tả những người lai đa chủng tộc. Người da trắng chiếm đa số trong nhóm 5% những người giàu nhất Nam Phi.
Theo thống kê, thu nhập trung bình của người da trắng và người gốc Á, chiếm tổng cộng 15% dân số, là 10.000 USD/năm. Con số này cao gấp 3 lần so với thu nhập của người da đen và da màu khác, chiếm 86% dân số trên toàn Nam Phi.
“Tình trạng bất bình đẳng càng trở nên trầm trọng hơn do những thất bại mang tính hệ thống ở cấp chính phủ”, Mthandazo Ndlovu, quản lý tổ chức phi chính phủ Oxfarm Nam Phi, nhận xét.
Hình ảnh một khu ổ chuột ở Cape Town. Ảnh: Reuters.
Các chuyên gia và các nhà hoạt động xã hội nhận định chính phủ Nam Phi đã nỗ lực tạo điều kiện cho người dân tham gia nền kinh tế và tiếp cận các dịch vụ xã hội. Thực tế, cơ sở hạ tầng điện, nước, giáo dục, y tế đã phát triển đáng kể trong 25 năm qua.
Tuy nhiên, chỉ một bộ phận nhỏ người giàu được hưởng lợi, trong khi đa phần người nghèo gặp khó khăn để trang trải chi phí sinh hoạt và chi trả cho các dịch vụ thiết yếu.
“Rõ ràng là (tình trạng bất bình đẳng) sẽ không sớm thay đổi, nó là hệ quả từ cách vận hành của cả đất nước”, Murray Leibbrandt, giáo sư kinh tế từ Đại học Cape Town, nhận xét.
Theo VNN
Nam Phi quan ngại về tình trạng bạo lực chống người nước ngoài
Ngày 31/3, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Nam Phi (DIRCO) Lindiwe Sisulu đã đề nghị tiến hành cuộc họp khẩn cấp giữa DIRCO với đại sứ các nước châu Phi tại Pretoria.
Để thảo luận về tình trạng bạo lực chống lại người nước ngoài đang diễn ra tại đất nước Cầu Vồng này.
Anh Barnard Hamis đến từ Malawi bị thương trong vụ bạo lực tấn công người nước ngoài tại khu vực ngoại ô Durban, Nam Phi ngày 27/3. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, Bộ trưởng Lindiwe Sisulu bày tỏ quan ngại sâu sắc về làn sóng bạo lực, cướp bóc hàng hóa, phá hoại tài sản nhằm vào người nước ngoài diễn ra tại tỉnh Limpopo ở miền Bắc của Nam Phi và thành phố Durban, tỉnh KwaZulu-Natal ở Đông Bắc tuần trước. Bà Sisulu kêu gọi các cơ quan thực thi pháp luật Nam Phi xử lý nghiêm khắc các hành vi tấn công người nước ngoài cũng như gây thiệt hại tài sản của người nước ngoài tại nước này.
Bộ trưởng Lindiwe Sisulu nhấn mạnh châu Phi đã đóng góp và hy sinh rất nhiều để người dân Nam Phi có được tự do và được giải phóng khỏi chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid. Các công ty và công dân Nam Phi được chào đón và yêu mến trên khắp lục địa, do đó, người dân Nam Phi cũng phải thể hiện những tình cảm tương tự đối với người nước ngoài tại đất nước của mình.
Tại các diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc (LHQ), Liên minh châu Phi (AU) và Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC), tất cả các nước trong châu lục cũng như trên toàn thế giới đều mong muốn Nam Phi thể hiện vai trò lãnh đạo, theo đó đã bầu Nam Phi làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ nhiệm kỳ 2019-2020. Hiện Nam Phi đang giữ cương vị Phó Chủ tịch AU và sẽ đảm nhận cương vị Chủ tịch AU vào năm 2020. Điều đó đòi hỏi Nam Phi phải chào đón và lãnh đạo việc xây dựng cầu nối giữa các quốc gia, đặc biệt là ở khu vực SADC và châu Phi.
Bộ trưởng DIRCO kêu gọi: "Tất cả chúng ta phải đứng lên và gửi thông điệp mạnh mẽ rằng bạo lực, mọi hành vi phạm tội và cướp bóc tài sản của công dân nước ngoài sẽ không được dung thứ, cảnh sát và các cơ quan thực thi pháp luật khác của Nam Phi phải hành động với tinh thần không sợ hãi và không thiên vị".
Bộ trưởng Sisulu cho biết cuộc họp theo kế hoạch giữa DIRCO và đại sứ các nước châu Phi tại Pretoria để thảo luận về vấn đề bạo lực chống người nước ngoài tại Nam Phi sẽ diễn ra sớm nhất có thể, nhằm thảo luận biện pháp phối hợp giữa các đại sứ với Chính phủ Nam Phi, các cộng đồng và tất cả các bên liên quan nhằm thúc đẩy sự hòa nhập của người nước ngoài vào các cộng đồng địa phương.
Theo Đình Lượng (TTXVN)
Papua New Guinea: Gần 300 xe sang mất tích sau khi cho mượn họp APEC Cảnh sát ở Papua New Guinea đang tìm kiếm gần 300 chiếc xe cho các quan chức mượn trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm ngoái, BBC đưa tin. Papua New Guinea đang tìm kiếm gần 300 chiếc xe mất tích sau hội nghị APEC (Ảnh minh họa) Loạt xe xa xỉ được Papua New...