Bức ảnh khiến dân tình phải rùng mình ngỡ như lạc vào hành tinh khác nhưng sự thật lại là cảnh tượng hiếm có khó tìm
Những bức ảnh ấn tượng do nhiếp ảnh gia chuyên chụp động vật hoang dã ghi lại ở trên một bờ sông.
Ngày 30 tháng 6 vừa qua, nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh động vật hoang dã Shivang Mehta đã vô tình bắt được một khoảnh khắc hiếm thấy bên bờ sông Chambal ở Rajasthan, Ấn Độ. Đó là cảnh tượng một đàn cá sấu Gharial 20 ngày tuổi – loài cá sấu độc nhất ở Nam Á – đang tụ tập để tìm cách vượt sông.
Shivang vui mừng chia sẻ bức ảnh ấn tượng của mình lên tài khoản Instagram của mình và lập tức nhận được sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Nhiều người xem xong bức ảnh cảm thấy rùng mình ngỡ như lạc vào hành tinh khác, tuy nhiên Shivang đã giải thích rằng đó là đàn cá sấu Gharial với cái miệng dài đang tụ tập bên bờ sông tạo nên cảnh tượng ngoạn mục.
Nhiếp ảnh gia 39 tuổi, đến từ New Delhi, cho biết: “Khi tôi đến gần, bờ sông như biến thành màu xám đen vì hàng trăm con cá sấu đứng ở đó. Những con vật bên nhau san sát, đầu cùng quay về một hướng. Tôi không ngờ sẽ thấy một đội quân như vậy trong cùng một khung hình. Thật là ngoạn mục”.
Nhiếp ảnh gia Shivang cũng cho biết trứng của loài cá sấu Gharial là món ăn ưa thích của một số loài khác như loài chó rừng hay chim săn mồi và thường bị “đánh chén” bởi những kẻ săn mồi. Năm nay, nhờ sự nỗ lực của cộng đồng địa phương, bao gồm giám sát và xây dựng hàng rào, nên chúng được bảo vệ và sinh sôi rất nhiều.
Video đang HOT
Một cảnh tượng ngoạn mục cho thấy hàng trăm con cá sấu cùng đưa miệng nhìn về một hướng.
Một con Gharial trưởng thành có thể đẻ từ 10 đến 60 trứng sau một lần mang thai. Các con non sau đó sẽ ở trong trứng của chúng trong 70 ngày trước khi bước ra thế giới đầy rẫy những nguy hiểm, tất nhiên chúng sẽ được mẹ che chở, bảo vệ trong vài tháng đầu đời.
Gharial là một chi cá sấu châu Á được phân biệt bởi cái miệng dài và mỏng.
Khi mới sinh, các con Gharial non có chiều dài tối đa 40cm, lớn hơn đáng kể so với các loài cá sấu khác. Chúng không hoàn toàn trưởng thành cho đến khi 4 tuổi. Thậm chí có những con phải tới 10 tuổi mới thực sự trưởng thành. Gharial là một chi cá sấu châu Á được phân biệt bởi cái miệng dài và mỏng. Loài này từng sinh sống ở Nam Á nhưng ngày nay chỉ được tìm thấy ở Ấn Độ và Nepal. Trong khi thức ăn của cá sấu Gharial trưởng thành là cá, thì con non thường ăn côn trùng, động vật giáp xác và ếch.
Hơn 240 công dân Việt Nam từ Philippines về nước
Hơn 240 công dân Việt Nam mắc kẹt ở Philippines do Covid-19 đã trở về nước trên chuyến bay hạ cánh tại Cần Thơ hôm nay.
Chuyến bay được các cơ quan chức năng Việt Nam phối hợp với phía Philippines thực hiện theo ý kiến chỉ đạo từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thông cáo của Bộ Ngoại giao hôm nay cho biết.
Hành khách trên chuyến bay là các trường hợp đặc biệt như trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, người cao tuổi, người lao động hết hạn hợp đồng, người đi thăm thân, du lịch bị kẹt lại và các trường hợp khó khăn khác.
Để đảm bảo sức khỏe cho công dân, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, các biện pháp về an ninh, an toàn và vệ sinh dịch tễ đã được thực hiện trong suốt chuyến bay. Sau khi hạ cánh an toàn xuống sân bay quốc tế Cần Thơ, những người tham gia chuyến bay được kiểm tra y tế và đưa về cơ sở cách ly tập trung.
Những công dân Việt Nam ở Philippines về nước hôm 14/5. Ảnh: Bộ Ngoại giao.
Hồi giữa tháng 5, gần 200 công dân Việt Nam mắc kẹt vì Covid-19 tại Philippines cũng được đưa về nước trên chuyến bay hạ cánh ở sân bay Cần Thơ.
Các cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đang tiếp tục xây dựng kế hoạch đưa công dân về nước, đáp ứng nhu cầu của công dân Việt Nam ở nước ngoài và phù hợp với năng lực cách ly trong nước.
Trong những tháng qua, Việt Nam đã đón hàng nghìn công dân trở về từ nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Phi, Nam Á. Văn phòng Chính phủ hôm 2/7 cho hay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý ưu tiên đưa 14.000 người Việt Nam từ nước ngoài trở về và phải cách ly tập trung hoặc cách ly bằng hình thức phù hợp với từng nhóm.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 14,2 triệu người nhiễm, hơn 600.000 người chết và hơn 8,5 triệu người hồi phục.
Địa ngục trong 'nghĩa địa tàu thuyền': Góc khuất kinh hoàng ở thành phố Nam Á phát triển thần tốc nhất thế giới Tại Bangladesh, khu vực tháo dỡ tàu thuyền bãi biển Sitakunda, Chittagong cung cấp hơn 2 triệu tấn thép/năm. Nhưng cũng chính tại đây, 25.000 lao động phải sống trong điều kiện làm việc dễ thương tích, mất mạng nhất Trái đất. "Nghĩa địa tàu thuyền": Địa ngục trong thành phố thiên đường Trong đất nước nền kinh tế đang lên Bangladesh, Chittagong...