Bức ảnh giả mạo của CNN gây hiểu nhầm về chiến tranh Nga-Ukraine
Người dùng mạng xã hội đã nhận ra những hình ảnh về một vụ nổ được cho là xảy ra trong chiến sự Ukraine-Nga ở Kiev năm 2022 thực ra là một bức ảnh có từ năm 2015, nhưng lại được chính kênh truyền hình CNN của Mỹ đăng lại và chú thích là do Văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky công bố vào ngày 24/2/2022.
Ảnh chụp màn hình một bài đăng trên Facebook được chụp vào ngày 4/3/2022.
Các bài đăng trên mạng xã hội cho rằng đài truyền hình CNN của Mỹ đã xuyên tạc hình ảnh một vụ nổ năm 2015 là hình ảnh trong cuộc chiến năm 2022 ở Ukraine. Hình ảnh này được chú thích là một vụ nổ ở Kiev và được văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky công bố vào ngày 24/2/2022.
Bài đăng trên Facebook ngày 4/3 đã dẫn chứng lại hình ảnh tĩnh của CNN khi phát sóng về Ukraine năm 2022 nhưng lại có hình ảnh vụ nổ của năm 2015. Các bài đăng khác trên Facebook cũng đã chia sẻ ba hình ảnh giống nhau vời dòng chữ: “Vụ nổ giống hệt nhau, cách nhau 7 năm …”
Ảnh ghép tương tự đã được đăng trên một trang web lưu trữ nhưng không cung cấp thêm thông tin về những gì được cho là vụ nổ ở Ukraine năm 2015.
Các bài đăng theo cùng chủ đề trên mạng xã hội cáo buộc CNN và các đài truyền hình khác đã gây hiểu lầm cho công chúng về cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine, sau chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine ngày 24/2.
Phóng viên Lauren Bobek của CNN nói với AFP rằng hình ảnh của buổi phát sóng chỉ là “giả thuyết” và “không có thật”.
Chương trình kiểm chứng sự kiện của AFP trước đây cũng đã tiết lộ các bài đăng về Afghanistan từng có chứa một hình ảnh CNN giả mạo với chú thích gây nhiểu lầm.
Video đang HOT
Vụ nổ ở Kiev
CNN đã chia sẻ bức ảnh về vụ nổ trong một thư viện trực tuyến về chiến tranh.
CNN đã chia sẻ bức ảnh về vụ nổ trong một thư viện trực tuyến về chiến tranh. Bức ảnh này được chú thích: “Một bức ảnh do văn phòng Tổng thống Ukraine cung cấp dường như cho thấy một vụ nổ ở Kiev vào sáng sớm ngày 24/2/2022″. Những hình ảnh ở phía bên phải của ảnh ghép trong các bài đăng trên Facebook là hai bức ảnh cận cảnh vụ nổ ngày 24/2 gần Kiev.
Nhưng AFP lật lại tìm kiếm hình ảnh không tìm thấy những hình ảnh này trước năm 2022.
Hình bóng của Biden
AFP cũng phát hiện ra, thông qua tìm kiếm trên Google Lens, chi tiết về bóng người đã được thêm vào bức ảnh. Các nhân vật trong ảnh là Tổng thống Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill Biden, được chụp từ một bức ảnh AP đăng ngày 28/12/2021. Hình bóng ở giữa là con chó của họ, xuất hiện trong hình ảnh AP gốc.
Hình ảnh chụp từ màn hình CNN ngày 4/3/2022.
Và bức ảnh gốc của phóng viên ảnh Patrick Semansky của hãng tin AP chụp Tổng thống Joe Biden, phu nhân và chú chó cưng của họ tại bãi biển ở Delaware vào ngày 28/12/2021.
Hơn 1,2 triệu người đã rời Ukraine sang các nước láng giềng kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân vào Ukraine vào ngày 24/2, số liệu của Liên Hợp Quốc công bố ngày 4/3 cho biết.
Nhiều lính đánh thuê vượt biên giới Ba Lan sang Ukraine tham chiến đều mang theo thứ này
Trong khi những đoàn xe buýt chở người tị nạn Ukraine tràn qua biên giới để đến Ba Lan, những nhóm nhỏ gồm những người đàn ông trông có vẻ kiên quyết đang đi theo hướng ngược lại để chiến đấu với người Nga.
Đó là những người lính đánh thuê theo lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine Zelensky.
Lính đánh thuê vào Ukraine từ biên giới Ba Lan. ẢNh NBC News
Trong số này cũng có người Ukraine ở độ tuổi 20 và 30, nhưng một số khác nói tiếng nước ngoài. Theo quan sát của phóng viên NBCNews, nhiều người trong số họ mang theo đôi ủng chiến thuật màu đen treo trên túi vải thô, nhưng không rõ những đôi ủng này sẽ được sử dụng trong hoàn cảnh chiến đấu nào.
Cũng theo NBCnews, dựa theo biển số của những chiếc ô tô thả họ tại ngã tư ở thị trấn biên giới Ba Lan, những người lính đánh thuê này đến từ những nước xa xôi như Ý và Đức.
Trong số những người đang đi về phía đông vào Ukraine có một người đàn ông có tên là Ian, 60 tuổi, thuộc quân đội Anh. "Tôi sẽ chiến đấu," Ian nói với phóng viên Jay Gray của NBC News.
Ian cùng với những người đàn ông khác được lính biên phòng Ukraine kiểm tra giấy tờ trước khi lên xe buýt để đi vào chiến trường chiến đấu với quân Nga.
Cũng có những người Ukraine từ nước ngoài trở về để chiến đấu. ẢNh NBC News
Ian và những người khác đến Ukraine theo lời kêu gọi mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đăng trên trang web của ông ngày 28/2 vừa qua. Zelensky gọi đội ngũ tình nguyện viên này là Quân đoàn Quốc tế Phòng thủ Lãnh thổ Ukraine để giúp Ukraine chống lại người Nga.
"Đây là sự khởi đầu của cuộc chiến chống lại châu Âu, chống lại các cấu trúc châu Âu, chống lại nền dân chủ, các quyền cơ bản của con ngườitrật tự toàn cầu của luật pháp, quy tắc và sự chung sống hòa bình", tuyên bố của ông Zelensky lặp lại từng câu chữ để nhấn mạnh.
Ngày 3/3, ông Zelensky cũng cho hay, khoảng 16.000 người nước ngoài đã tham gia lữ đoàn, một con số mà NBC News không thể xác nhận ngay lập tức.
The New York Times cũng đưa tin, Đại sứ quán Ukraine ở Pháp đã tích cực tuyển mộ các cựu binh sĩ tham gia cuộc chiến bằng hình thức đăng ký trên trang Facebook của Đại sứ quán.
Trong khi đó, chính phủ Algeria và Senegal đã yêu cầu đại sứ quán Ukraine ở các nước này rút lời kêu gọi tuyển mộ binh lính sang Ukraine chiến đấu đăng trên các trang FB của đại sứ quán, cho đó là sự vi phạm nguyên tắc quốc tế về quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia, và việc kêu gọi tuyển binh lính đánh thuê ở nước họ là bất hợp pháp.
Kiev hô hào chiến binh Algeria đến Ukraine chiến đấu, bị phản ứng dữ dội Bộ Ngoại giao Algeria đã quyết liệt yêu cầu Đại sứ quán Ukraine phải xóa một bài đăng trên trang Facebook của họ kêu gọi người Algeria đến Ukraine chiến đấu chống lại Nga để "bảo vệ an ninh thế giới". Người dân đi qua một cây cầu bị phá hủy khi họ di tản khỏi thành phố Irpin, phía tây bắc Kiev...