Bức ảnh đồng ca nữ đang nổi nhất mạng xã hội vì soi kỹ có gì đó rất sai, đặc biệt là giới tính của dàn ca sĩ đứng cuối hàng
Đúng là tốt bụng và nhiệt huyết quá, tập thể đã kêu gọi thì mình phải làm thôi.
Khi một lớp học có quá nhiều các cô gái và hơi ít các chàng trai thì nhiều hoạt động chắc chắn sẽ bị giới hạn. Giả sử như giải bóng đá của trường, lớp ấy đương nhiên là ít nhân lực; nhưng “ban căng” nhất chắc phải kể đến việc tập thể lớp đi diễn văn nghệ, mặc dù nữ đã nhiều rồi nhưng vẫn cần thêm một chút cho vừa dàn đồng ca thì các anh con trai sẽ phải tự mình hóa thân thôi, tức là mặc váy cho vừa lòng chị em chứ còn gì nữa.
Trường hợp của một lớp học ở Trung Quốc dưới đây là ví dụ hết sức cụ thể đây này.
Trong đây có cả các bạn trai mặc váy đấy mọi người ạ.
Thoạt nhìn qua thì chắc là ai cũng nghĩ những bóng dáng áo hồng kia toàn là con gái nhỉ. Nhưng mà khi soi kỹ vào thì không phải vậy đâu, ở hàng cuối cùng toàn là các anh chàng cao to vạm vỡ đấy, choáng chưa. Bạn trai lớp người ta chiều bạn nữ thế chứ.
Nhìn các chàng hơi ngượng ngùng kia, yêu quá!
Đang bàn tán to nhỏ gì thế kia các chàng?
Và tất nhiên, cư dân mạng không thể nào bỏ lỡ cơ hội này để châm chọc các anh con trai rồi.
“Nhìn nữ tánh lắm các anh ơi, phát huy sở trường này nhé”.
“Sau hôm nay có khi nhiều anh sẽ chuyển sang mặc váy cho tiện cũng nên”.
“Kinh nghiệm là thi đầu vào nếu lớp nào quá nhiều nữ thì hay tìm cách chuồn trước nếu không muốn mặc váy thế này”.
“Nhiều nữ quá cũng khổ, ít nữ quá thì còn khổ hơn. Thôi các anh được phục vụ nhiều bạn đẹp gái thế này là thích lắm rồi”.
Cưng xỉu khi nghe thiếu nhi Triều Tiên hát bài 'Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng'
Hình ảnh các bé thiếu nhi Triều Tiên cực dễ thương trong những tiết mục biểu diễn văn nghệ đã khiến cộng đồng mạng Việt muốn tan chảy.
Triều Tiên và Việt Nam vốn là hai quốc gia hữu nghị thân tình, thế nên việc các bé thiếu nhi Triều Tiên thuộc làu bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng cũng không phải là điều gì quá ngạc nhiên.
Tuy nhiên, cộng đồng mạng vẫn bày tỏ sức thích thú và cảm động khi xem video ghi lại cảnh dàn đồng ca thiếu nhi Triều Tiên cùng hát vang một bài hát bằng tiếng Việt.
Video: thiếu nhi Triều Tiên biểu diễn bài Như có Bác trong ngày đại thắng
Các bé thiếu nhi Triều Tiên thường có phong cách biểu diễn cường điệu một cách dễ thương. Đây hình thức biểu diễn chuẩn mực và cũng là nét đặc sắc trong nghệ thuật biểu diễn ca múa nhạc của Triều Tiên. Từ nhỏ nhiều bé đã trả qua các khóa huấn luyện để biểu diễn các tiết mục quan trọng, tư thế đánh đàn, biểu cảm nét mặt khi biểu diễn được quy định nghiêm ngặt.
Video: Màn biểu diễn của bé Kim Sol Mae, 6 tuổi, đến từ một trường mẫu giáo ở thành phố Sunchon, tỉnh Pyongan Nam.
Nếu như Hàn Quốc có làn sóng Hallyu phủ khắp thế giới thì Triều Tiên lại là một trong những đất nước bí ẩn nhất. Nghệ thuật biểu diễn của Triều Tiên như ca múa nhạc cũng không phổ biến ra nước ngoài, khiến thế giới rất tò mò về nền giải trí này.
Ở Triều Tiên, âm nhạc là sự kết hợp giữa nghệ thuật và ý thức hệ, đóng vai trò lớn trong công tác tuyên truyền.
Biểu cảm cực dễ thương của bé Kim Sol Mae.
Đến những năm 1980, âm nhạc Triều Tiên đã có những thay đổi mang tính bước ngoặt. Nhóm nhạc Pochonbo (Phổ Thiên Bảo) do cố Chủ tịch Kim Jong-il (cha đẻ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un) thành lập đầu thập niên 80 đã theo đuổi dòng nhạc điện tử, đưa dòng nhạc này vào các ca khúc như: Không có Người thì không có Tổ quốc, Nếu Đảng cần hoặc những bài về cuộc sống đời thường như Tiếng huýt sáo, Gặp em là điều tuyệt vời.
Sinh thời, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il rất quan tâm đến văn hóa, nghệ thuật. Ông đã tìm cách tăng cường giáo dục tư tưởng thông qua âm nhạc. Những ca khúc dưới thời của ông có nội dung gần gũi với cuộc sống, khiến người nghe cảm thấy dễ chịu, giải tỏa căng thẳng.
Dàn đồng ca thiếu nhi hát vang bài Như có Bác trong ngày đại thắng.
Giáo dục âm nhạc cho thiếu nhi Triều Tiên bắt đầu từ năm 1959, khi Hội đồng Nhân dân tối cao thông qua một hệ thống chuyên biệt để đào tạo các nghệ sĩ. Nhà lãnh đạo lúc đó là Kim Il-sung (Kim Nhật Thành, cha đẻ của ông Kim Jong-il) đã tăng cường bồi dưỡng cho những học sinh có năng khiếu.
Ở Triều Tiên, làm nghệ sĩ là một nghề danh giá. Như Đệ nhất phu nhân Ri Sol Ju (vợ chủ tịch Kim Jong-un) hay chính trị gia được tín nhiệm Hyon Song Wol đều có xuất thân là giới nghệ sĩ.
Dưới thời ông Kim Jong Un, âm nhạc Triều Tiên đã trở nên phóng khoáng và ít bị hạn chế hơn. Điển hình như ban nhạc Monranbong có thể diện trang phục váy ngắn, hở vai với các phụ kiện lạ mắt khi biểu diễn, họ cũng biểu diễn thuần thục các nhạc cụ điện tử. Âm nhạc Triều Tiên đang dần chuyển mình và gửi đi thông điệp cải cách mở cửa của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Dân mạng phẫn nộ clip phụ huynh đánh hiệu trưởng vì không cho con mình tập văn nghệ Ngay sau khi đoạn clip được đăng tải đã thu hút rất nhiều ý kiến từ cộng đồng mạng. Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip 1 phụ huynh phụ huynh có hành vi tát thẳng vào mặt của hiệu trưởng tại một trung tâm dạy nhạc khiến cho cộng đồng mang vô cùng bức xúc. Theo nguồn tin ban...