Bức ảnh chụp vội từ Đại học Top 1 châu Á: Nếu bạn không quản lý được thời gian thì sẽ không quản lý được bất cứ việc gì khác
Hôm qua là một tấm séc vô giá trị, ngày mai lại là tờ lệnh phiếu chưa tới hạn. Chỉ có thời gian hôm nay mới là tiền mặt! Hãy sử dụng một cách khôn ngoan.
01.
Cách đây một thời gian, một bức ảnh chụp các sinh viên ở trường Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc đã được lan truyền trên Internet.
Được biết, đây là ngôi trường nằm tại Bắc Kinh, Trung Quốc, nổi tiếng trên toàn thế giới với các chương trình khoa học máy tính và kỹ thuật có uy tín. Nó luôn được xếp hạng hàng đầu ở Trung Quốc và chiếm vị trí thứ 16 trong bảng xếp hạng thế giới năm 2020. Theo Times Higher Education (THE) bình chọn, Đại học Thanh Hoa tiếp tục giữ vững phong độ ở vị trí cao nhất tại bảng xếp hạng 500 đại học tốt nhất châu Á 2020.
Chính vì thế, Đại học Thanh Hoa được coi là “lò sản xuất” nhân tài nhiều vô kể. Nó là điểm đến mơ ước của vô số học sinh Trung Quốc và cả quốc tế. Cũng vì lẽ đó, áp lực học tập và nghiên cứu là không hề nhỏ khi đồng môn là lực lượng tinh anh nhất cùng với chương trình học yêu cầu cao.
Chính điều này đã khiến bức ảnh trên càng thêm nổi tiếng. Lý do là vì, trong bức ảnh, một sinh viên Đại học Thanh Hoa vừa chạy xe đạp trong khuôn viên trường, vừa ôm laptop trên tay để tiếp tục công việc.
Khả năng lái xe cùng với ý thức quản lý thời gian chặt chẽ đã giúp bức ảnh lan truyền nhanh chóng chỉ sau một đêm. Nhiều người đã phải cảm thán: “Đến sinh viên Đại học Thanh Hoa còn liều mạng như vậy, người bình thường như chúng ta phải làm sao?”
Sau đó, vị sinh viên này đã phải lên tiếng giải thích: Thực ra chỉ sợ chương trình bị ngắt sau khi đóng máy, lại đang vội đến lớp nên mới làm ra “màn trình diễn” này.
Ở một trường hạng nhất như Đại học Thanh Hoa, bạn vẫn có thể thấy quá nhiều chàng trai “học tập quên mình” như vậy. Một số tranh thủ ăn ngủ trong căng tin, một số đọc sách ngay cả khi lên giường, có người còn vừa đạp xe vừa ăn mì, vừa tập thể dục vừa làm đề thi, vừa ngồi trong WC vừa viết code…
Đối với họ, mỗi phút giây đều rất quý giá. Quý đến độ ánh mắt của người khác không còn quan trọng nữa, họ chỉ muốn tập trung hoàn thành nhiệm vụ bản thân đề ra.
Chính trong bầu không khí “hàn lâm” này, hàng năm, chất lượng giảng dạy và đầu ra sinh viên của đại học này đều nằm vững trên vị trí đầu bảng xếp hạng toàn châu Á.
Video đang HOT
Cho nên mới có câu: “Thiên tài bao gồm 1% cảm hứng và 99% những giọt mồ hôi.”
Nhiều người trẻ hiện nay chỉ thích nhìn vào kết quả, không muốn chứng kiến quá trình. Họ chỉ vào những tấm gương thành đạt đó đây, trở thành triệu phú hay thậm chí là tỷ phú nhưng đều từng bỏ học, không tốt nghiệp, hoặc không có điểm số tốt ở trường lớp. Họ rút ra bài học một cách phiến diện rằng, học tập là vô dụng.
Nhưng thực tế, chính những người trẻ đang tự phóng túng và thỏa mãn tâm lý lười biếng của bản thân vào độ tuổi đầy sức trẻ và nhiệt huyết nhất sẽ tự đẩy mình vào một tương lai khó khăn và gian khổ.
02.
Trên mạng từng có một chủ đề thảo luận là: “Bạn đã bao giờ cảm thấy tự ti về học vấn của mình hay chưa?”
Một câu trả lời trong đó là: “Em năm nay 19 tuổi, đang ở độ tuổi đẹp nhất, nhưng chỉ có thể học một trường cao đẳng rất tệ. Nhìn thấy bạn bè cùng lớp đỗ đại học nọ kia trên thành phố, em càng hoang mang với hiện trạng và tương lai của mình sau này. Lẽ ra em đã có một quãng thời sinh viên tốt hơn nếu 2 năm trước chịu khó học hành nghiêm túc. Nhưng mọi thứ đều là nhân quả, cuối cùng chỉ có thể nói với chính mình một tiếng xin lỗi.”
Rất nhiều người còn quá trẻ để nhận thức được tầm quan trọng của thời gian. Họ chỉ ham vui mà không đặt tâm trí vào việc học. Đợi đến khi bước vào trường đời, không tìm được việc làm như ý, mới nhận ra sự lười biếng nhất thời rất có thể sẽ đẩy bản thân vào tầng chót của xã hội.
Nhiều người không có bằng cấp, không giỏi kỹ năng, cả đời chỉ có thể làm những công việc tay chân, làm thuê cho những công xưởng, nhận tiền lương 15-20 ngàn/giờ, mỗi ngày lặp đi lặp lại một công việc duy nhất.
Trong từ điển của họ không có từ “kế hoạch”, cũng không có thời gian để hình dung tương lai. Họ chỉ muốn kiếm đủ tiền ăn một ngày và dùng số tiền kiếm được để giải trí ngắn hạn.
Điều đáng buồn hơn là cuộc sống kiểu này không có hồi kết. Những thanh niên không có học thức, kỹ năng chỉ biết vất vưởng trên dây chuyền máy móc cả đời.
Cho nên hãy nhớ rằng, tiêu xài hết thanh xuân, lãng phí hết thời gian, một ngày nào đó bạn nhất định sẽ hối hận.
03.
Để thay đổi hiện trạng, bạn nhất định phải học được cách thay đổi tư duy. Hãy bắt đầu “chấn chỉnh” bằng cách kết hợp 2 phương pháp quản lý thời gian hiệu quả nhất hiện nay là 4D và 40 – 30 – 20 – 10.
Trước hết, phương pháp 4D là viết tắt của 4 nhân tố quan trọng: Do – Dump – Delegate – Defer.
Trong đó: Do – hãy thực hiện ngay công việc quan trọng trước mặt;
Dump – loại bỏ những công việc vô nghĩa để tiết kiệm thời gian;
Delegate – hãy giao việc cho người có khả năng làm tốt hơn bạn;
Defer – nếu không thể thực hiện công việc đó ngay, hãy ghi chép lại vào cuốn sổ tay và xác định thời gian sẽ làm việc đó.
Áp dụng phương pháp quản lý thời gian 4D sẽ giúp bạn nhận định được khối lượng công việc quan trọng thực sự với bản thân và chắc chắn sẽ có một kế hoạch không lỡ mất công việc quan trọng đó.
Thứ hai, phương pháp quản lý 40 – 30 – 20 – 10 sẽ giúp bạn phân chia thời gian hợp lý cho từng mức độ quan trọng của công việc cần phải hoàn thành theo thứ tự:
40% cho những công việc quan trọng hàng đầu;
30% cho những công việc quan trọng thứ nhì;
20% cho những công việc quan trọng thứ ba;
10% thời gian còn lại là để kết hợp mọi việc.
Với hai phương pháp quản lý khoa học này, bạn có thể lập kế hoạch chi tiết để phấn đấu đạt tới mục tiêu. Thực hiện lần lượt theo thứ tự ưu tiên sẽ giúp chúng ta không bị “ngợp” bởi khối lượng công việc nặng nề hay tâm lý hoang mang chẳng biết bắt đầu từ đâu.
Quản lý thời gian một cách khoa học là việc làm cần thiết nếu bạn muốn đến với thành công. Hãy nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai. Cứ sống lãng phí thì sẽ đến một ngày bạn phải hối hận.
Mùa "mưa" điểm số
Một cô giáo THPT mới đây đã viết lên facebook cá nhân những điều sâu thẳm từ lòng mình với tư cách là một người đứng trên bục giảng phải dõi theo và chịu trách nhiệm về những "sản phẩm" tâm hồn mà mình đã góp công nhào nặn.
(Ảnh minh họa)
Đó là câu chuyện về những "cơn mưa" điểm số, mà cô là một trong những người dù không muốn, nhưng đang phải góp phần làm nên "cơn mưa" ấy.
Nhưng biết làm sao được, chả lẽ mình lại gây khó khăn với học trò của mình. Biết đâu lứa tuổi của chúng chưa hiểu hết, lại oán hận cô giáo. Nhưng rõ là sau mỗi lần ghi điểm vào học bạ cô lại thấy ớn lạnh trong người. Có sự thiếu dũng cảm và cả thiếu trách nhiệm của người làm thầy, làm cô trong những "cơn mưa" điểm ấy không?
Khi điểm số trong những cuốn học bạ còn đóng vai trò quan trọng trong việc "vượt vũ môn" cuối cấp của học trò, vì thành tích của cả một tập thể, dù không đành lòng, nhưng chắc chắn nhiều giáo viên sẽ phải cân nhắc khi cầm bút.
Đánh giá đúng năng lực học sinh, cho điểm số đúng với học lực có thể làm các em mất đi cơ hội trước mắt, nhưng chúng sẽ không bị huyễn hoặc lâu dài.
Những điểm số cao chót vót so với năng lực thực tế của nhiều học sinh khiến cuốn học bạ của các em đẹp hơn, dùng để xét vào nhiều trường đại học, trường điểm, giúp nhiều em học lực yếu vượt qua kỳ thi tốt nghiệp, nhưng chỉ có thế.
Những con điểm ấy rồi sẽ qua nhanh, khi các em đậu tốt nghiệp, vào đại học rồi liệu có còn nhớ đến chiếc "phao cứu sinh" ấy không, hay là nó sẽ trở thành một điều gì đó, thậm chí nuôi dưỡng thói ỷ lại, sự chờ đợi mà chúng nghĩ rằng thầy, cô giáo sẽ đem đến cho chúng khi cần. Lớn hơn sẽ là thói gian dối và tự phụ...
Vì thành tích sẽ khó có chỗ đứng cho sự đề cao tính trung thực, trong khi sự trung thực lại là thứ tối cần, được xem như tín điều trong trường học.
Nghịch lý ấy đang mặc nhiên tồn tại ở nhiều môi trường sư phạm khi mà ít giáo viên và trường học nào muốn thành tích của mình thua kém cả.
Thêm một cái tặc lưỡi khi cả làng tặc lưỡi có sao đâu, nhưng nó lại chính là nỗi niềm, mà tôi tin rằng khiến cho cô giáo kia phải day dứt viết lên trang cá nhân của mình, rồi lại xóa đi, bởi cô biết viết như thế dường như mình đang làm điều khác biệt, dễ bị chỉ trích của học sinh, thậm chí là người quản lý.
Tuần này hầu hết trường học sẽ tổng kết năm học, những cuốn học bạ cuối cấp rồi sẽ được trả cho học sinh để các em dùng vào việc thi, việc xét tuyển...
Và như thường lệ nhiều người tin rằng sẽ không có nhiều cuốn học bạ xấu, những "cơn mưa" điểm số trong những cuốn học bạ không hiếm.
Khi mà cách đánh giá năng lực học sinh còn chưa thay đổi, thì điểm số vẫn phải là thước đo số một. Nó đang khiến tạo ra sự day dứt và giật mình.
Trường đại học đặt hình thần tượng trong lớp để sinh viên đỡ buồn khi ngồi cách xa nhau Một trường đại học đã nghĩ ra cách rất thú vị để sinh viên đỡ than phiền khi quay trở lại trường mà vẫn phải giữ khoảng cách khi ngồi học chứ không được ngồi cạnh bạn bè. Đi học không được ngồi cạnh đứa bạn thân thì hơi buồn, nhưng được ngồi cạnh thần tượng của mình thì quá tuyệt nhỉ! Trường...