Bức ảnh chụp màn hình 15 ngày trước Tết khiến ai cũng “khó thở”, mong gia đình bạn không trong hoàn cảnh này
Câu chuyện của gia đình này nhận được nhiều sự đồng cảm trên MXH.
Kiệt sức vì xoay sở với… Tết
Tết vốn là ngày lễ sum họp và đông vui của nhiều gia đình. Thế nhưng, nhiều gia đình cũng vô cùng áp lực trước những khoản tiề.n chi tiết Tết, khi thường phải cân đo đóng đếm nhiều về tiề.n nong khi phải chi tiêu cho một đống thứ.
Điển hình như mới đây, một cô gái đã chia sẻ câu chuyện đầy áp lực của gia đình mình khi chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là đến Tết.
Cô nàng chia sẻ bảng chi tiêu Tết của gia đình mình, cùng dòng tâm sự hết sức buồn về tình hình kinh tế: “Muốn vén cũng không vén nổi, Tết chẳng tiêu gì cho bản thân, quần áo không, làm tóc không. Tính sương sương âm tiề.n. Giờ chỉ còn trông chờ vào mấy đồng lì xì của con để xoay vòng tiề.n tiêu. Chồng bảo âm tiề.n thì ra Tết không về ngoại nữa”.
Bảng chi tiêu Tết đang khiến một gia đình có nguy cơ tan nát. (Nguồn: Vén Khéo)
Cùng với đó là bảng chi tiêu Tết được liệt kê ra như sau:
“- Biếu nhà nội: 5 triệu.
- Biếu nhà ngoại: 10 triệu (5 triệu gửi trả – 5 triệu biếu)
- Lì xì 2 nhà: 5 triệu (dạng có qua có lại)
- Quà thắp hương nội/ngoại, thùng nước ngọt, bia: 800 nghìn.
- Trả nợ: 2 triệu.
- Tiề.n nhà (cọc 3 tháng): 5,2 triệu.
Video đang HOT
- Tiề.n xe cộ, đi lại nội ngoại: 3 triệu.
- Dự phòng: 1 triệu.
- Chuyển nhà: 300 nghìn.
- Nhập đinh (cho con trai vào họ: 3 triệu.
Tổng cộng 35,3 triệu đồng“.
Tết là niềm vui nhưng lại khiến nhiều gia đình đau đầu với một loạt thứ phải chi tiề.n.
Dòng tâm sự của cô gái đã khiến cho nhiều người lo lắng gia đình này sẽ rơi vào cảnh “tan nát” sau Tết mấy. Có thể thấy tình hình tài chính của gia đình này đang rất khó khăn, đến mức còn phải trông chờ thêm vào lì xì của con.
Câu nói nặng lời của người chồng “âm tiề.n thì ra Tết không về ngoại” cũng cho thấy có thể gia đình này có thể đối mặt với viễn cảnh cãi cọ, không thể nhìn mặt nhau sau khi hết Tết.
“Tết là dịp sum vầy đầm ấm, quan trọng là tấm lòng”
Bên dưới bài viết, nhiều dân mạng đã bày cách vén khéo cho cô gái này. Mặc dù cô gái không kể ra chi tiết tình hình tiề.n lương và thưởng Tết của 2 vợ chồng, song netizen cũng đoán là thu nhập của gia đình này không quá cao.
Do đó, nên vén được khoản nào hay khoản đó, chứ đừng để gia đình rơi vào tình trạng căng thẳng và làm khó nhau. Hầu hết khuyên cô gái nên cân đối lại các khoản chi tiêu trong Tết.
Nhiều người khuyên người vợ nên xem lại 2 đầu mục chi tiêu: Biếu nội ngoại và tiề.n nhập đinh cho con.
Ngoài ra, còn một khoản có thể vén khéo khác là tiề.n nhập đinh. (PV – Theo phong tục ở một số địa phương, cha mẹ sẽ gửi tiề.n nhập đinh cho trưởng các dòng họ để con trai ghi tên vào họ). Netizen nhận xét 3 triệu cho việc nhập đinh là quá nhiều. Do đó, có thể cắt bớt hoặc giảm xuống còn khoảng 1 triệu thì sẽ hợp lý .
Một điều cần quan tâm không kém chính là thái độ của người chồng. Cũng biết là người chồng lo lắng về mặt tài chính, nhưng câu doạ “không về ngoại nữa” chỉ khiến cho không khí gia đình thêm căng thẳng.
Netizen khuyên cô gái nên nói chuyện lại với chồng để cả hai cùng nghĩ thêm hướng giải quyết, không thể vì 1 cái Tết mà mất hạnh phúc.
Suy cho cùng, cha mẹ nào cũng muốn con cái về đoàn tụ dịp Tết, không báo nợ gia đình là được rồi!
Dưới đây là một số bình luận góp ý của cộng đồng mạng:
- “Tiền nhà thuê cả cọc và đóng trong 4 tháng mà có 5,2 triệu. Tức là tiề.n thuê nhà 1,3 triệu/tháng, nên mình đoán mức thu nhập của gia đình không quá cao. Mình nghĩ nên cân đối lại chi tiêu trong Tết hơn.”.
- “Nhìn vào bảng chi tiêu trên mình thấy có 1 khoản tiề.n dù đau lòng vẫn phải cắt giảm, đó là bớt tiề.n biếu nội ngoại lại. Bố mẹ thương còn thì chẳng nỡ lấy đâu. Ra Tết ngày rộng tháng dài, mình lại biếu sau. Còn nhiều dịp khác trong năm để mình báo hiếu, khi tình hình kinh tế dư dả hơn.
- “Đọc câu chuyện của bác mà thương quá. Nhà mình thì bên nội chỉ nhận 2 triệu, bên ngoại không nhận đồng nào, còn cho thêm con cháu. Nhà mình không khó khăn đâu, nhưng nội ngoại luôn bảo bọn mình tự làm tự ăn, tự nuôi con trong lúc con còn bé. Tết là dịp sum vầy đầm ấm, quan trọng là tấm lòng bạn ạ. Bố mẹ thấy các con vui vẻ thì hạnh phúc lắm rồi”.
- “Để mình kể bạn nghe về gia đình mình. Bố mẹ cũng không dư dả, nhưng năm nào cũng động viên và không đặt nặng con cái phải biếu. Vì bố mẹ cũng biết 2 đứa đang nuôi con nhỏ, con cái đến tuổ.i đi học còn vất hơn. Nhà mình cũng đang trả góp mua nhà nên cũng xin gia đình 2 bên được “nhẹ tay” hơn chuyện biếu Tết, chỉ lì xì bố mẹ 2 bên thôi. Nhưng gia đình cũng hoan hỉ lắm. Thế nên có gì cứ chủ động nói chuyện với bố mẹ bạn ạ”.
Gia đình bạn năm nay đã chuẩn bị Tết đến đâu ? Có gặp vướng mắc gì trong vấn đề chi tiêu không?
Bức ảnh đứ.a tr.ẻ cầm 7 nghìn đồng đứng bên chiếc cân gây "bão": Người ào ào vào "xin vía", người đưa ra lời cảnh báo
Bạn nghĩ sao về câu chuyện này?
Mới đây, bức ảnh 1 em học sinh cầm 7 nghìn đồng đừng trong vựa thu mua đồng nát được chia sẻ trên mạng xã hội thu hút sự chú ý. Theo chia sẻ, vì đứ.a tr.ẻ lười học nên gia đình bắt đi nhặt rác để biết kiếm thêm tiề.n vất vả như thế nào. Sau 30 phút, con mang về 2 túi chai lọ , được gia đình đưa đi cân thu mua.
"Cô thu mua đồng nát nói: Của con được 5 nghìn đồng, cô cho thêm 1 nghìn đồng mua kẹo", người này kể.
Sau 30 phút, con mang về 2 túi chai lọ , được gia đình đưa đi cân thu mua.
Cách dạy con của gia đình này thu hút nhiều ý kiến trái chiều. Người đồng tình cho rằng, phải cho con "nếm mùi" lao động thì con mới biết quý trọng cuộc sống đang có. Nhiều người ào ào "xin vía" và lưu lại để lần sau áp dụng dạy con.
Công việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn, chăm chỉ và có thể giúp trẻ nhận ra rằng việc kiếm thêm tiề.n không phải là điều dễ dàng. Từ đó, trẻ có thể học được bài học về sự vất vả, cần mẫn và sự tôn trọng đối với những công việc không được xã hội coi trọng.
Việc kiếm thêm tiề.n từ công việc lượm ve chai có thể giúp trẻ hiểu rõ hơn về giá trị của đồng tiề.n và sự khó khăn khi phải làm việc để có được tiề.n. Điều này có thể giúp trẻ trưởng thành hơn, có trách nhiệm hơn với việc chi tiêu và tiết kiệm.
Đặc biệt, đối với những đứ.a tr.ẻ thường xuyên phụ thuộc vào cha mẹ trong việc học hành và cuộc sống, việc giao cho chúng một nhiệm vụ nhỏ như vậy có thể giúp chúng học được sự độc lập và tự lập. Khi trẻ cảm nhận được việc kiếm thêm tiề.n từ công việc của chính mình, chúng có thể trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động.
Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến lo ngại đây là cách dạy con tiêu cực.
"Tôi thì nghĩ đây không hẳn là bài học quý. Sau 2 ngày về thì đứ.a tr.ẻ đơn giản nghĩ rằng thà đi học còn nhàn hơn lao động chân tay. Tóm lại, kết quả vẫn là tư tưởng nhàn hơn chứ không phải là giá trị của lao động, hay học tập là gì. Nhưng đây cũng là giải pháp tình thế hay để cho đứ.a tr.ẻ lười một bài học. Tuy nhiên, nó có thể kéo theo hệ quả là sợ vất vả, sợ làm việc.
Tôi còn nhớ đến khi tôi là đứ.a tr.ẻ lớp 4, lớp 5, mỗi dịp hè tôi chủ động tham gia sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ: Cấy rau, chở ra chợ bán, hay thu hoạch quả trong vườn nhà. Hoa lợi thu được chị em tôi sử dụng trong trang bị đồ dùng cho năm học mới. Bởi thể chúng tôi đều nỗ lực lao động, thấy tự hào, và trân quý công sức của mình. Lao động ấy cũng khiến chúng tôi thêm nghiêm túc, tự giác học hành vì đã rèn luyên thêm ý thức chứ không phải vì thấy sự vất vả của lao động chân tay mà trốn tránh bằng sách vở", một người chia sẻ.
Một số người cũng cho rằng công việc lượm ve chai không phải là công việc phù hợp để rèn luyện trẻ. Thay vì dạy con cái giá trị của lao động và sự chăm chỉ thông qua công việc như vậy, việc cho con làm ve chai có thể dẫn đến sự nhầm lẫn về những giá trị lao động thật sự. Trẻ sẽ không hiểu được sự cần thiết của việc học hành nghiêm túc, bởi chúng có thể thấy rằng chỉ cần làm những công việc "nhẹ nhàng" như vậy đã có thể kiếm thêm tiề.n.
Việc yêu cầu trẻ làm những công việc như vậy quá sớm có thể tạo ra áp lực không cần thiết. Tr.ẻ e.m cần thời gian để học hỏi và phát triển bản thân, và việc bị đặt vào một tình huống "kiếm thêm tiề.n" có thể khiến chúng cảm thấy căng thẳng hoặc bị đán.h giá thấp.
Thay vì chỉ phạt con bằng công việc vặt vãnh, họ cho rằng cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ lười học để có phương pháp giáo dục phù hợp, chẳng hạn như phát hiện và khắc phục các vấn đề về tâm lý hay khả năng học tập của trẻ.
Ví dụ như tạo ra môi trường học tập thú vị hơn, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa bổ ích, hay tạo dựng thói quen học tập đều đặn, giúp trẻ hiểu rằng học là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.
Trước khi áp dụng bất kỳ hình phạt nào, việc thảo luận với trẻ để hiểu nguyên nhân dẫn đến việc lười học cũng rất quan trọng. Có thể trẻ có những vấn đề tâm lý hoặc những khó khăn trong học tập mà không được cha mẹ phát hiện kịp thời. Một cuộc đối thoại cởi mở và thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái có thể giúp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn.
Bạn nghĩ sao về cách dạy con này?
Bức ảnh "bãi đậu xe tự phát" của nhóm con nít ở hành lang khu chung cư tại sao khiến người lớn phải xấu hổ? Những hình ảnh này đang được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội Threads, nhận về nhiều phản hồi tích cực từ netizen. Mới đây, một tài khoản Threads đăng tải bức ảnh những chiếc xe dành cho tr.ẻ e.m được xếp ngay ngắn trong hành lang một khu chung cư, thu hút nhiều sự chú ý của netizen. Hình ảnh những đứa...