Bức ảnh cá mập nhảy lên khỏi mặt nước sắp ngoạm người đàn ông sau 19 năm vẫn khiến dân mạng thót tim và tò mò về số phận nạn nhân
Bức ảnh này xuất hiện trên mạng xã hội từ năm 2001 và đến nay vẫn đánh lừa được nhiều người.
Không phải khi không mà cá mập được mệnh danh là sát thủ biển cả. Nhìn vào thân hình khổng lồ và bộ hàm sắt nhọn có thể nghiền nát bất cứ thứ gì trước mặt của con vật thì sẽ hiểu. Đó chính là lý do mà cá mập thường trở thành chủ thể để… photoshop, bức ảnh dưới đây là một ví dụ điển hình.
Vào năm 2001, dân mạng khắp thế giới bắt đầu lan truyền bức ảnh con cá mập nhảy lên cao chuẩn bị ngoạm một thành viên của lực lượng không quân đặc biệt đang đu trên dây gắn với trực thăng. Chưa dừng lại ở đó, khoảnh khắc này còn được đính kèm danh hiệu “Bức ảnh của năm của National Geographic”. Hình ảnh vừa ấn tượng vừa rùng mình, vừa khiến người ta tò mò không biết số phận của người lính kia ra sao sau khi đụng độ với hung thần biển cả đã khiến dân mạng một phen “dậy sóng”.
Đáng tiếc với mọi sự mong đợi của mọi người, bức ảnh này chỉ là sản phẩm của công nghệ chỉnh sửa ảnh mà thôi. Nó là sự kết hợp của bức ảnh chụp trực thăng của Không quân Hoa Kỳ chụp bởi nhiếp ảnh gia Lance Cheung và một tác phẩm của nhiếp ảnh gia Nam Phi Charles Maxwell. Trong khi bức ảnh trực thăng được chụp ngay trước cầu Cổng Vàng, Mỹ, thì bức ảnh còn lại được chụp ở vịnh False, Nam Phi. Sau đó thì nhờ bàn tay chỉnh sửa khéo léo, bức ảnh viral cực mạnh trên mạng xã hội ra đời, thậm chí đến ngày hôm nay vẫn có khả năng đánh lừa nhiều người.
Đây không phải là lần đầu tiên những bức ảnh chỉnh sửa này được lan truyền trên mạng xã hội. Nhiều trường hợp cũng khiến người ta tin sái cổ trước khi sự thật “phũ phàng” được tiết lộ. Dưới đây là một vài ví dụ tiêu biểu:
Bức ảnh này được chia sẻ sau khi xảy ra cuộc khủng bố Mỹ 11/9/2001, được cho là chụp lại được khoảnh khắc cuối cùng của người đàn ông trước khi chiếc máy bay đâm vào tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới. Không lâu sau đó, bức ảnh đã bị “vạch mặt” vì người ta tìm thấy nam chính vẫn còn sống ngoài đời thực và cộng thêm nhiều chi tiết phi lý như vì sao chàng trai không nghe tiếng máy bay? Nếu như là thật thì làm sao cuộn phim lưu giữ bức ảnh vẫn còn nguyên vẹn?
Bức ảnh Đảo Lâu Đài được cho là tọa lạc tại thủ đô Dublin, Ireland từng “làm mưa làm gió” mạng xã hội này thực chất là sản phẩm của một “thánh photoshop” người Đức. Đó là sự kết hợp của tòa lâu đài ở Đức và hòn đảo Khao Phing Kan, Thái Lan.
Miếng dưa hấu màu xanh đẹp mắt này có tên là “Dưa hấu mặt trăng”, xuất xứ Nhật Bản và được bán với giá 16.000 yen (3,5 triệu đồng)/quả. Và tất cả thông tin và hình ảnh đều là do dân mạng tự biên tự diễn mà thôi.
Đi chụp thiên nhiên hoang dã mà gặp phải thú dữ thì cũng không có gì lạ. Thế nhưng, bức ảnh trông có vẻ kịch tính dưới đây hoàn toàn là giả bởi vì từng đường nét của con gấu như phần đầu và phần chi trước đều trông cực kỳ “giả trân”.
Chú sư tử gầm rú đã trở thành biểu tượng của tập đoàn truyền thông nước Mỹ Metro Goldwyn Mayer. Khi bức ảnh được cho là cảnh hậu trường được chia sẻ, nó đã tạo nên làn sóng phẫn nộ, người ta cho rằng đây là hành động bạo hành động vật. Thế nhưng, bức ảnh hậu trường là giả và nó chỉ đơn giản là một con sư tử đang chụp MRI mà thôi.
Lại một trường hợp cá mập phi thân lên khỏi mặt nước và được gọi là “Bức ảnh của năm của National Geographic” năm 2016. Cũng như bức ảnh trước đó, thì tác phẩm này cũng đánh lừa được rất nhiều người đến nỗi National Geographic phải lên tiếng.
Tưởng tượng “chúa tể sơn lâm” mà có màu đen tuyền như thế này thì đẹp biết bao, đáng tiếc nó chỉ có trong sự sáng tạo của con người mà thôi.
Bức ảnh này khá nổi tiếng trên mạng xã hội và thậm chí còn được ca tụng là một trong những khoảnh khắc đẹp nhất khi bàn chân của đứa trẻ chưa chào đời in trên bụng mẹ. Và một lần nữa, đây lại là một sản phẩm photoshop bởi vì bàn chân kia quá to so với một đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ.
Chỉ một khoảnh khắc selfie ngẫu hứng của phi công dưới mặt đất mà qua tay “thánh photoshop” đã tạo thành một bức ảnh vô cùng đẹp mắt khiến người ta hú hồn.
"GIẢ TRÂN" là gì và bộ sưu tập minh họa sinh động giúp bạn hiểu rõ mười mươi cụm từ cực hot này
"Không hề giả trân" là gì mà đi đâu cũng thấy mọi người dùng? Thực ra, làm gì có định nghĩa chính thức nào cho những từ lóng trên internet, nhưng để hiểu được "không hề giả trân" là gì thì cứ nhìn một số ví dụ dưới đây bạn sẽ hiểu phần nào...
Suốt thời gian gần đây, cụm từ "giả trân", "không hề giả trân" xuất hiện thường xuyên và liên tục trên Facebook. Trong rất nhiều trường hợp, cụm từ này vẫn được dân tình sử dụng một cách linh hoạt. Nhiều người đọc thì tự đoán "à, ý chê giả tạo đây mà", nhưng nếu bị hỏi nghĩa của từ "giả trân", "không hề giả trân" là gì thì cũng chỉ lắc đầu, bó tay.
Và nếu chị em nào thắc mắc, thôi thì kéo xuống dưới đọc đi!
Chính xác "GIẢ TRÂN" là gì vậy?
- Nét diễn giả trân/ không hề giả trân chút nào!
- Con nhỏ đó sống giả trân/ không hề giả trân chút nào!
- Giọt nước mắt giả trân khi bị bồ đá.
- Biểu cảm giả trân/ không hề giả trân của nữ ca sĩ khi giao lưu với fan.
- Gương mặt giả trân của người đẹp X khi nghe đồng nghiệp chia sẻ quan điểm sống.
(Ảnh chụp màn hình)
...
Đó chỉ là một trong những tình huống dân mạng dùng cụm từ giả trân. Vì không phải một từ có trong từ điển tiếng Việt nên không có định nghĩa nào chính thống hết. Nhưng "giả trân" có thể được hiểu là sự kết hợp của giả trân.
- Giả: Không thật, không có thật. Hoặc cố tạo ra vẻ bề ngoài như thật để đánh lừa.
- Trân: -Trơ trơ ra, không biết xấu hổ.
- Ngây ra, không thay đổi gì trước mọi tác động, không có cử động gì.
- Ở trạng thái phơi bày ra, lộ trần ra do không còn hoặc không có được sự che phủ, bao bọc.
GIẢ TRÂN là gì?
Định nghĩa: được hiểu là người/hành động/sự việc gì đó không thật, cố tình làm cho như thật nhưng lại quá lộ liễu, dễ bị người khác nhận ra.
Hoặc, giả trân là một người, một hành động nào đó không thật nhưng cố làm giống thật một cách gượng gạo, bị phát hiện thì trơ ra không biết xấu hổ.
Cụm từ lóng này không phải một từ ngữ chính thức nhưng thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp thường ngày. Do đó, định nghĩa trên cũng chỉ mang tính tương đối.
Và để hình dung rõ nhất định nghĩa của cụm từ này, thôi thì mọi người cứ đọc tiếp những ví dụ dưới đây mà áp dụng vào việc comment dạo trên Facebook!
"Giả trân" dùng trong trường hợp nào?
Có thể bạn không biết, nhưng từ ngày 24/10 vừa qua một group với tên "HỘI NHỮNG NGƯỜI GIẢ TRÂN" đã xuất hiện. Và mới 1 tuần trôi qua, group này đã có tới hơn 40k thành viên!!!
Những chia sẻ trong group này là minh chứng rõ ràng nhất cho những sự việc "giả trân" trong cuộc sống!
Lên mạng xin ảnh truyền nước để xin sếp nghỉ làm với lý do đau ốm, bệnh tật:
(Ảnh chụp màn hình)
Vờ điện thoại bị hỏng để không trả lời tin nhắn của "cây si":
(Ảnh chụp màn hình)
Muốn thu hút sự chú ý của crush nên phải giả vờ ngã. Nhưng trót ngã nhẹ quá thì thôi, đi xin ảnh mạng cho đỡ đau:
(Ảnh chụp màn hình)
Nói chung giống như cái tên, trong group này toàn những nội dung... giả trân không à! Dù mục đích tốt xấu gì nhưng vẫn là không thật mà chỉ đang cố làm giống thật.
Tươi cười trước mặt fan nhưng quay đi thì cau có, chảnh chọe?
Bên cạnh những tình huống trên, Hương Giang thời gian gần đây cũng bị đánh giá là... giả trân.
Hương Giang quay ngoắt thái độ khi giao lưu với fan tại cuộc thi Hoa hậu Chuyển giới 2018.
Tại cuộc thi Hoa hậu Chuyển giới 2018, người đẹp có biểu cảm thay đổi 180 độ trước và sau mặt fan khiến nhiều antifan nhận xét cô là: "Nét mặt giả trân", "biểu cảm giả trân"...
Hương Giang trong chương trình "Chị em chúng mình" có biểu cảm hơi kì lạ khi Hari Won chia sẻ quan điểm.
Cũng tại chương trình này, nhưng là Hương Giang khi đạo diễn Lê Hoàng lên tiếng.
Những ai không thích Hương Giang thì cho rằng cô thể hiện sự thiếu tôn trọng với người nói.
Tuy thế, không ít fan của cô nàng cũng cho rằng Hương Giang có gương mặt khá sắc, chỉ cần cô không cười thì trông sẽ giống như cau có, khó chịu, chảnh chọe.
Do đó, trong những trường hợp kể trên không phải do Hương Giang "diễn giả trân" trước fan và đồng nghiệp mà do người đẹp sinh ra đã mang "một khuôn mặt và cơ mặt thân thiện". Và đó đương nhiên không phải lỗi của Hương Giang!
Lời xin lỗi "giả trân" của quán lẩu sau khi phạt khách 200k vì để thừa 2,9 lạng rau muống
Drama này thu hút khá nhiều sự chú ý trong những ngày này Nếu chưa biết, bạn có thể đọc thêm tại đây.
Sau khi khách - nhà hàng nói qua nói lại thì đại diện ban lãnh đạo của quán lẩu này cũng lên tiếng xin lỗi. Bài viết rất dài được ghim trên fanpage khẳng định người đi cùng khách khen quán là "quán lẩu ngon nhất Đà Nẵng", đưa ra quyết định sa thải quản lý, phạt lương nhân viên và không quên kể tiểu sử ăn uống của khách rõ ràng rành mạch.
Tuy nhiên, nhiều người nhận thấy, sau tất cả nhà hàng vẫn muốn đẩy trách nhiệm về phía khách. Chính vì thế, lời xin lỗi này bị gọi là "giả trân" và làn sóng chỉ trích vẫn chưa dừng lại.
"Giả trân" từ đâu mà ra?
Đoạn clip xuất phát từ kênh Tiktok của nữ CEO Hà Bang Chủ được cho là... mẹ đẻ của cụm từ "giả trân". Cụ thể, một trong số những clip của nữ doanh nhân này có nội dung kể về anh shipper đi giao hàng nhưng nắng tắc đường nên tới muộn 20 phút. Nhưng khách lại bùng hàng và phũ phàng đuổi đi.
Shipper tội nghiệp vừa thất thểu ra về lại gặp một người phụ nữ trung niên bị ngất. Anh ta chạy tới giúp, còn gọi điện thoại cho con gái của người này.
Tuy nhiên, cô gái này lại chính là vị khách vừa bùng hàng khi nãy. Cô ta xuất hiện đã nghi ngờ anh shipper giở trò với mẹ mình, rồi đẩy ra. Nhưng người mẹ đã thều thào nói chính anh là người giúp đỡ, lúc nào cô gái trẻ tự tay tát mình và nói xin lỗi mẹ, xin lỗi người giao hàng.
"- Sao con hồ đồ vậy Khuyên? - Người mẹ nói.
- Ôi, ôi... vậy ạ! Mẹ, con xin lỗi. Tôi khốn nạn quá, tôi thật sự xin lỗi - cô gái nhận lỗi."
Một trong những cảnh và câu thoại được dân tình chế nhiều nhất. (Ảnh cắt từ clip)
Đoạn hội thoại cùng nét diễn... như diễn của các diễn viên trong clip trên đã khiến dân tình dở khóc dở cười. Và cụm từ "giả trân", "không hề giả trân" được nhắc đi nhắc lại mỗi khi ai đó review về clip Tiktok 5 triệu view trên.
Cụm từ giả trân dùng để nhận xét về kịch bản dễ đoán, cách diễn xuất gượng gạo, biểu cảm trăm cảnh như một, thậm chí giả giả của các diễn viên nghiệp dư trong đoạn clip Tiktok trên.
Thế tại sao rõ "giả trân" mà người ta cứ thích nói ngược "không hề giả trân?"
Nếu giả trân mà chê giả trân thẳng thừng thì lại bớt vui rồi. Chẳng thiếu những trường hợp một người/ một việc rất giả tạo nhưng dân tình cứ thích mỉa mai: "Không hề giả trân chút nào!"
Vậy đấy, cho nên ai đó nói bạn "không hề giả trân" chút nào thì cũng đừng vội vui. Có khi người ta cố tình cạnh khóe ở một level cao tay không, không lộ liễu mà thôi!
Thêm một ví dụ cho cụm từ này, sau khi Hương Giang chính thức lên tiếng về group "Anti nữ hoàng đạo lý", dân tình lại soi ra loại phát ngôn đập chan chát với trước đó và khẳng định. "Hẳn là không quan tâm anti fan, không nói đạo lý? Nghe không hề giả trân luôn mọi người ơi!" - một dân mạng giấu tên nhận xét.
Hương Giang phải lên tiếng trên fanpage về group Anti fan đang lớn mạnh không ngờ.
Nhưng trước đó cô có cả một chia sẻ dài về anti fan. Người đẹp khẳng định "Với tôi antifan giống một cái gì đó thư giãn", "nếu bạn chỉ muốn dìm tôi xuống bằng câu chữ, lời lẽ của bạn thì tôi không quan tâm".
Sự lừa dối đằng sau loạt ảnh chuyên cơ của rich kid mạng Nhiều influencer bị bóc mẽ sử dụng studio có thiết kế giống máy bay tư nhân để chụp hình và đăng tải lên mạng xã hội như một rich kid thực thụ. Loạt ảnh pose dáng sang chảnh trong các máy bay tư nhân là một trong những cách thức khoe độ giàu có, sang chảnh phổ biến của các rich kid trên...