Bức ảnh bác sĩ cho tay vào “vùng kín” sản phụ khiến người nhìn sởn gai ốc
Quá trình sinh nở không hề đơn giản như nhiều bà mẹ vẫn nghĩ.
Các cụ xưa thường có câu “cửa sinh là cửa tử” để nói lên những vất vả người phụ nữ phải trải qua trong 9 tháng 10 ngày mang bầu và đặc biệt là ca sinh nở nhiều rủi ro, đau đớn. Chưa nói đến việc phải đối mặt với những nguy hiểm có thể xảy ra thì người mẹ cũng sẽ phải trải qua rất nhiều đau đớn và cả những cảnh xấu hổ mới có thể chính thức đưa một thiên thần đến với thế giới này như những cơn đau chuyển dạ, cảnh cởi đồ để các bác sĩ khám, cảnh vệ sinh vùng kín trước khi đẻ… Và một trong những khâu trong ca sinh khiến các chị em đã từng trải qua việc sinh nở đều càng thấy “sởn gai ốc” đó là khám trong.
Sau khi có dấu hiệu chuyển dạ và được nhập viện, các y bác sĩ sẽ thường xuyên thực hiên việc khám trong cho sản phụ để biết độ mở của tử cung. Khám trong thực chất là quá trình kiểm tra độ mở của cổ tử cung. Thông thường chúng ta vẫn được nghe khi cổ tử cung mở được 10cm tương đương với việc bác sĩ sẽ dùng tay để kiểm tra xem tử cung đã mở được khoảng chừng bao nhiêu cm, đã có thể sinh nở được chưa. Và nếu mở được 10cm có nghĩa là ca sinh sắp diễn ra.
Bà mẹ đau đớn khi đối mặt với những cơn đau chuyển dạ.
Chính vì vậy trong quá trình chuyển dạ, có những người mẹ chỉ phải khám trong 1-2 lần do cổ tử cung mở nhanh nhưng cũng có những sản phụ phải chịu đau đớn khám trong đến chục lần do cổ tử cung mở quá chậm.
Đối với những bà mẹ đã từng trải qua quá trình khám trong đều cảm thấy ám ảnh bới việc làm này của y tá khiến chị em khá đau đớn, đặc biệt là với những người sợ hãi, không hợp tác với y bác sĩ. Chính vì vậy mới đây một bức ảnh sản phụ nằm trên giường sinh được chia sẻ trên mạng xã hội đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng các mẹ bỉm sữa.
Sự đau đớn lên tột đỉnh khi y tá khám trong để kiểm tra độ mở của tử cung.
Nhìn bức ảnh có thể thấy sự đau đớn của sản phụ được thể hiện ngay qua nét mặt. Trong khi bàn tay y tá được đưa vào vùng nhạy cảm để xem độ mở của tử cung thì ở phía trên, sản phụ nhăn mặt, kêu đau thành tiếng. Bức ảnh đã khiến hội chị em bỉm sữa không khỏi nổi da gà vì nhớ lại khoảnh khắc trên bàn sinh mình đã từng trải qua:
Video đang HOT
- Nhìn thôi đã thấy đau đớn quá rồi. Tôi không hiểu sao thời điểm đó tôi có thể để bác sĩ làm việc này đến 3-4 lần.
- Ngày tôi đi sinh trong phòng còn có tới 4-5 sinh viên thực tập. Người ta cứ thay nhau đến kiểm tra cổ tử cung mình xem đã mở chưa, cứ lần lượt từng người, thật sự ám ảnh…
- Nhìn bức ảnh này mà không dám đẻ tiếp. Đau đớn thật sự. Mình cảm giác đau hơn cả lúc rặn đẻ…
Cuối cùng là khoảnh khắc hạnh phúc bên thiên thần nhỏ.
Mặc dù khiến các mẹ lo lắng, sợ hãi nhưng thực tế việc khám trong là rất cần thiết khi sinh nở và việc này không hề gây quá nhiều đau đớn nếu sản phụ biết cách hợp tác với các y bác sĩ. Các mẹ cũng cần có thông tin đầy đủ về độ mở của tử cung để hiểu tại sao bác sĩ phải làm việc này và cách để giảm đau khi khám trong.
Cổ tử cung mở bao nhiêu thì sinh?
Quá trình cổ tử cung giãn nở thường kéo dài từ lúc mẹ có dấu hiệu chuyển dạ cho đến khi thai nhi chào đời. Khi độ chín của tử cung đạt mức cao nhất, cổ tử cung sẽ tự động rút ngắn lại để em bé có thể di chuyển đến gần âm đạo hơn, đây còn gọi là quá trình xóa cổ tử cung.
Cổ tử cung từ đóng kín đến mở hoàn toàn 10cm để đầu em bé có thể lọt qua khỏi tử cung, vào âm đạo sẽ diễn ra trong 4 giai đoạn:
- Cổ tử cung mở bao nhiêu thì sinh còn tùy thuộc vào thời gian quá trình chuyển dạ xảy ra. Dấu hiệu cổ tử cung mở ban đầu chỉ khoang 1 cm, va tăng dân đô rông thêm 1 cm sau môi tiêng.
- Giai đoạn cổ tử cung mở được 1 – 4 cm diễn ra song song với các cơn co thắt và xuất hiện với tần suất 15 – 20 phút/lần. Đây là giai đoan chuyên da sơm hay chuyên da tiên ky.
- Khi cổ tử cung mở được 4 – 7 cm thì mẹ đã chuyển sang giai đoạn chuyển da tich cưc. Những cơn go chuyển dạ diễn ra dồn dập hơn và kéo dài hơn giai đoạn chuyển dạ tiền kỳ từ 5 – 10 phút.
- Dấu hiệu cổ tử cung mở từ 7 – 9 cm thì mẹ đang ở trong giai đoan chuyên tiêp. Thai nhi đã di chuyển đến vị trí rất thấp và khiến mẹ đau dữ dội và mẹ có thể rặn sinh được rồi.
- Tử cung mở được 10 cm cũng là lúc mẹ đã sẵn sàng để sinh em bé. Và việc duy nhất mẹ có thể làm lúc này là rặn và thở đều đặn theo hướng dẫn của bac si va nư hô sinh giúp bé ra ngoài.
Hình ảnh bác sĩ khám trong khi sản phụ sinh nở.
Cách kiểm tra độ mở của cổ tử cung
Khi mẹ bầu cảm nhận được những dấu hiệu chuyển dạ sớm cần phải được đến ngay địa chỉ y tế gần nhất. Các bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ kiểm tra độ mở của tử cung để xác định bạn đang ở giai đoạn nào của quá trình chuyển dạ. Cách kiểm tra của họ là đặt hai ngón tay (ngón giữa và ngón trở) vào trong âm đạo của bạn, có sử dụng găng tay y tế hoặc thuốc khử trùng. Bằng cách đẩy ngón tay đi sâu bên trong, các bác sĩ sẽ biết được tình trạng của cổ tử cung, cũng như biết được kiểu ngôi thai như thế nào.
Sản phụ một mình đi xe buýt đến viện sinh con, kết quả sau đó khiến cả gia đình đau xót đến nghẹn lòng
Câu chuyện buồn này là một bài học cho những sản phụ sắp sinh con, không thể chủ quan với sức khỏe của mình và em bé trong bụng.
Mang thai và sinh con là quãng thời gian khó khăn đối với người phụ nữ. Trong thời điểm ấy họ rất cần gia đình, người thân bên cạnh giúp đỡ, an ủi, động viên. Thế nhưng vẫn có những hoàn cảnh éo le đến quặn lòng, khi mà người phụ nữ lúc mang bầu sinh con lại bị chính gia đình đối xử tệ bạc, tàn nhẫn.
Chia sẻ trên MXH của một sinh viên người Trung Quốc đang thực tập trong khoa sản của bệnh viện dưới đây là một câu chuyện như thế.
Sinh viên thực tập này kể, hôm đó có một sản phụ cùng gia đình của cô đến bệnh viện để sinh em bé. Thế nhưng đau xót thay lúc tới được bệnh viện thì thai nhi đã không còn sự sống. Trong tiếng khóc đau khổ, ai oán của sản phụ và người nhà, mọi người mới tường tận câu chuyện phía sau.
Thì ra sản phụ đã có dấu hiệu chuyển dạ từ nhà. Cô muốn gọi taxi để đến bệnh viện cho nhanh chóng. Song gia đình chồng cô vì sợ tốn tiền nên kiên quyết không đồng ý, một mực bắt cô phải ngồi xe buýt. Họ cho rằng việc sinh đẻ có gì là khó, trước đây phụ nữ thậm chí còn sinh con tại nhà.
Dù đã có dấu hiệu chuyển dạ nhưng sản phụ vẫn phải đi xe bus đến bệnh viện. (Ảnh minh họa)
Vì quãng đường đến bệnh viện khá xa, đi xe bus lại tốn nhiều thời gian, thai nhi trong bụng sản phụ bị thiếu oxy dẫn đến mất đi tim thai. Đối mặt với kết quả đau xót tới nghẹn lòng ấy, dù sản phụ và gia đình cô có hối hận thế nào cũng không thể cứu vãn được nữa.
Một số ý kiến đã trách sản phụ nhu nhược, quá nghe lời gia đình chồng mà không biết tự bảo vệ mình và con. Song đại bộ phận cư dân mạng đều bày tỏ sự thương xót đối với hoàn cảnh đáng thương của sản phụ. Đồng thời vô cùng phẫn nộ với sự toan tính của gia đình người chồng trong câu chuyện, vì tiết kiệm chút tiền bạc mà coi nhẹ sức khỏe của người mẹ và đứa bé sắp chào đời.
Câu chuyện buồn này là một bài học cho những sản phụ sắp sinh con. Khi thấy có dấu hiệu chuyển dạ đầu tiên, sản phụ cần lập tức tới bệnh viện càng nhanh càng tốt, để được khám và theo dõi bởi các bác sĩ có chuyên môn. Đừng vì lời khuyên hay ý kiến của người khác mà chậm trễ việc đến bệnh viện. Bởi chỉ có bản thân mỗi người mới biết phải làm gì là tốt nhất cho chính mình và em bé trong bụng.
Ngoài ra, để tránh trường hợp chuyển dạ bất ngờ ngoài dự đoán thì thai phụ cần đi khám thai đầy đủ để tầm soát nguy cơ sinh non. Sản phụ cũng phải chú ý không đi du lịch xa vào 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu cần đi công tác, du lịch..., hãy tìm hiểu về cơ sở y tế gần nhất, di chuyển bằng phương tiện an toàn và ít mất thời gian nhất. Luôn mang theo sổ khám thai bên mình, để nếu có chuyển dạ thì đến bệnh viện đỡ mất thời gian hơn, bác sĩ cũng có nhiều thông tin và xử lý cũng dễ dàng hơn, đặc biệt trong những trường hợp thai kỳ có bất thường đi kèm.
Các dấu hiệu báo chuyển dạ bao gồm: đau bụng từng cơn (gò tử cung), trằn bụng, ra nhớt hồng, có cảm giác muốn đi đại tiện... Các dấu hiệu đa dạng và đôi khi chuyển dạ diễn tiến nhanh, đặc biệt là với người đã từng sinh nở. Do đó, ngay khi thấy các dấu hiệu này, sản phụ cần đến bệnh viện ngay lập tức.
Hình ảnh bà mẹ đi đẻ vẫn ôm chặt đứa con lớn trong lòng khiến người xem khó tin, lý do khiến ai nấy nghẹn ngào Bà mẹ này bị vỡ ối đột ngột giữa đêm, khi cách ngày dự sinh hẳn 1 tháng. Sinh nở là một quá trình đầy khó khăn đối với mỗi người phụ nữ, chẳng khác gì "cửa tử". Trong thời điểm ấy, họ cần hơn bao giờ hết sự chia sẻ, giúp đỡ và an ủi, động viên từ chồng lẫn người thân...