Búa rung 180 kW, cẩu 80 tấn đã đến hiện trường, trong 2 ngày tới sẽ kéo được ống bê tông có bé trai lên
Sáng 10/1, công tác cứu hộ cứu nạn tại cầu Rọc Sen (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) bước sang ngày thứ 11.
Tại hiện trường, công tác cứu hộ vẫn đang diễn ra. Các thiết bị hỗ trợ cho việc cứu hộ như búa rung 180 kW, cẩu 80 tấn, đầu khoan cọc nhồi đường kính 0,6 – 1m, ống vách đường kính 1 m và 2 m, gàu cạp đất đã được chuyển tới cầu Rọc Sen. Đây là các thiết bị mà tỉnh Đồng Tháp tăng cường cho công tác nhổ trụ bê tông có bé trai 10 tuổi mắc kẹt.
Các phương tiện cứu hộ được vận chuyển đến qua đường sông
Theo chia sẻ của ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, các thiết bị này được vận chuyển từ cảng Cái Mép, Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu) đến hiện trường vào đêm qua. Nhân lực làm nhiệm vụ cũng được bố trí 4 ca luân phiên (6 giờ/ca) để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho lực lượng làm nhiệm vụ.
[Xem thêm: Nhân chứng vụ bé trai rơi xuống ống trụ bê tông: Cháu bé kêu 'chú ơi, lôi con lên với']
Video đang HOT
Lực lượng cứu hộ vẫn túc trực ngày đêm thay nhau làm việc
‘Hiện tất cả máy móc đã đến hiện trường. Trong hôm nay thì chưa thể rút được ống cọc bê tông. Dự kiến 1-2 ngày tới, cọc ống bê tông mới được kéo lên’, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp thông tin sáng 10/1.
Ông Lê Hoàng Bảo – Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp, tổ trưởng tổ cứu nạn cứu hộ công trình cầu Rọc Sen cho biết từ tối mùng 9 đến ngày 10/1, tại khu vực công trường có mưa, làm cho công tác cứu nạn cứu hộ vốn đã khó khăn lại càng phức tạp hơn. Lực lượng cứu hộ đã làm việc suốt hơn 10 ngày qua, ăn ngủ tại công trường để hoàn thành sớm nhất việc đưa thi thể cháu bé trở về gia đình.
Ông Bảo cho biết thêm, sở dĩ việc kéo cọc ống bê tông kéo dài vì cọc bê tông khi đã đóng sâu 35 mét dưới lòng đất, việc kéo lên là không đơn giản, nhất là khu vực xảy ra tai nạn lại nằm sâu trong vùng đồng ruộng.
Thêm vào đó, địa chất công trình có tầng đất sét rất cứng từ độ sâu 10m trở xuống, khi cọc đóng xuống sâu, đất sét bám chặt vào trụ cọc, nên khi rút lên từ độ sâu 35m mà không dùng thêm các biện pháp kỹ thuật can thiệp đặc biệt đến nền đất là không khả thi. Ban đầu lực lượng huy động cẩu 35 tấn nhưng không thành công, rồi đến cẩu 50 tấn, 80 tấn, đồng thời đóng vách ngăn, dùng khoan để lấy đất, làm nhuyễn đất 2 bên cọc rồi múc lên.
Sau khi có sự hỗ trợ của Bộ GTVT, các nhà thầu, cùng với việc tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong việc khoan cọc nhồi, tỉnh Đồng Tháp đã thống nhất phương án nhổ cọc theo quy trình 11 bước bằng các thiết bị lớn hơn. Các bước sẽ đảm bảo tính khả thi khi đáp ứng đủ thiết bị tại chỗ, thời gian cũng như độ an toàn cho đơn vị thi công. Dự kiến từ hôm nay sẽ bắt đầu phương án nhổ cọc và trong 2 ngày tới, cố gắng sẽ hoàn thành được việc này.
Hiện khu vực cứu hộ đang được lực lượng chức năng, công an huyện Thanh Bình phong tỏa trong phạm vi bán kính 1km. Chỉ những người thực hiện nhiệm vụ mới được cho phép di chuyển vào bên trong.
Bé trai kẹt trong trụ bê tông sâu 35m - Công tác cứu hộ 5 ngày qua ra sao?
Xuyên suốt ngày đêm, nhiều lực lượng được huy động, nhiều phương án , nhiều biện pháp kỹ thuật được sử dụng nhưng đén chiều 4-1 , đã là ngày thyws 5, lực lượng cứu hộ vẫn chưa thể tiếp cận được vị trí cháu bé bị mắc kẹt trong trụ bê tông.
Vụ bé trai lọt trụ bê tông sâu 35m: Trách nhiệm thuộc về ai? Vụ việc bé trai lọt xuống trụ bê tông sâu 35m tại Đồng Tháp thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai? N hà thầu là chủ thể chịu trách nhiệm trực tiếp Như Đại Đoàn Kết đã đưa tin, đây là công trình thi công xây cầu đã hoàn thành việc đóng các cọc bê tông xuống đất. Vài ngày trước, đội thi...