Bữa cơm nhà của tôi
Những bữa cơm nhà lắm lúc khiến những đứa xa quê ướt nhòe nước mắt. Chẳng phải vì sơn hào hải vị, mâm cao cỗ đầy, chỉ vì bữa cơm nhà có bố, có mẹ, có anh chị em con thôi!
Học xa nhà, chạnh lòng nhất là mỗi khi đến giờ cơm tối. Khi nhà người ta lục đục bếp đèn, quây quần kề cạnh, thì mấy đứa sinh viên lại í ới gọi nhau hôm nay ăn gì để còn ra ngoài mua. Hôm nào chăm còn cắm nồi cơm rồi nấu mấy món giản đơn, thức ăn để nguyên trong nồi chẳng buồn bày ra đĩa. Hôm nào lỡ ngủ qua trưa, muộn giờ chợ, lại mì tôm, rồi bánh mì, cháo, phở lề đường cho xong bữa. Những bữa ăn vội thế rồi cũng thành quen, cười xòa sinh viên ai chẳng thế!
Những hôm lỡ có sinh nhật tiệc tùng, người này đưa đi ăn, người kia rủ qua ăn ké, cũng ăn nhiều món ngon, cũng thi thoảng vào nhà hàng, quán “xịn”, thế mà chẳng đâu bằng được nồi cá mẹ kho, bát canh chua mẹ làm. Để rồi vội vã, tất bật cả năm chỉ đếm từng ngày mong được về với mẹ, về với bữa cơm nhà đủ người ấm sực mùi yêu thương.
Thành phố lên đèn, cũng là lúc bỗng nhiên thấy lòng mình bé lại. Cứ muốn cuộn tròn một góc, lăn mãi, lăn mãi cho đến lúc chạm được vào lòng mẹ mới thôi…
Ngày xưa xưa, lúc còn mang trong lòng nhiều ước mơ hoài bão, chỉ muốn vẫy vùng biển cả, xách ba lô lên và đi đâu đó ra quá con phố nhà mình để nói với mọi người rằng “nhìn đi, mình đã lớn!”. Giờ đây, đã đặt chân lên một thành phố xa lạ cũng mấy năm, chốn lạ dần thành chốn quen mà sao cứ đau đáu về cái thành phố ngày đó quyết tâm muốn ra đi bằng được.
Ừ thì tự do tự tại, muốn làm gì thì làm, ăn cái gì thì ăn, muốn đi đâu thì cứ việc đến, thế mà lại muốn mau chóng để về với cái bếp nhỏ giản đơn, chiếc mâm tròn, mấy người trong nhà ngồi thành vòng và yêu thương rôm rả.
Video đang HOT
Thèm được mẹ gắp cho từng miếng ngon. Thèm mấy món ăn bố cao hứng lên cùng nấu. Thèm được tỉ tê những câu chuyện nhỏ to về cuộc sống chật chội ngoài kia. Thèm kể cho cả nhà nghe ngoài kia con tủi thân lắm lắm, ai tốt với con, ai khiến con buồn.
Thèm cái không khí bếp núp sum vầy, chứ chẳng còn là đứa này ngồi trước laptop ăn cơm, đứa kia úp mì tôm vừa ăn vừa gọi điện. Thèm một bữa cơm mà cả năm chỉ được có mấy dịp. Thế mới nói ngày thường cứ muốn tụ tập bạn bè, bố mẹ gọi điện chẳng thèm nghe, giờ chỉ muốn được nũng nịu đôi ba câu khi mẹ gọi xuống nhà soạn bát đũa…
Cứ ngồi ước giá đâu đó có người đợi tôi, nhưng cứ học xa đi, ở nhà lúc nào bố mẹ chả đợi! Còn những người xa lạ nào nào đó nữa, chẳng biết có đợi mình hay không, những gia đình thì bao giờ cũng là tổ ấm.
Những bữa cơm nhà lắm lúc khiến những đứa xa quê ướt nhòe nước mắt. Chẳng phải vì sơn hào hải vị, mâm cao cỗ đầy, chỉ vì bữa cơm nhà có bố, có mẹ, có anh chị em con thôi!
Vân Anh
Theo dulich.petrotimes.vn
Chồng so sánh mâm cúng nhà tôi với nhà hàng xóm
Chồng tôi nói, mâm cỗ cúng giao thừa nhà hàng xóm có bộ gương, lược, đèn đẹp, còn nhà thôi thì chỉ có xôi, gà, chè, hoa, trái cây mà thôi.
Năm nay, vợ chồng tôi ăn Tết Nguyên đán Canh Tý ba nơi. Ngày 30 và mồng một Tết, nhà tôi đón giao thừa ở Sài Gòn. Sau đó, tôi và con gái về quê ngoại, còn chồng tôi thì đi máy bay về quê nội.
Đáng lẽ, những ngày đầu năm, vợ chồng, các con phải ở bên nhau, nhưng vì kinh tế hạn hẹp, chúng tôi chấp nhận. Có một chuyện làm tôi rất buồn, đó là chồng tôi lại đi so sánh mâm cỗ cúng đêm giao thừa của nhà tôi với nhà hàng xóm. Tôi không hiểu vì sao chồng lại như vậy.
Vợ chồng tôi mới mua được nhà ở Sài Gòn hơn 3 năm nay. Xung quanh nhà tôi hàng xóm nhiều. Có nhà theo đạo Thiên chúa, nhà theo đạo Phật, còn nhà tôi thì không theo đạo gì cả.
Chồng tôi quê miền Trung. Theo phong tục ở đây, mâm cỗ cúng đêm giao thừa thường có gà luộc, xôi, chè, trái cây, hoa và bánh kẹo.
Những ngày Tết, tôi cũng tất bật với việc chuẩn bị đồ cúng, mâm cỗ cúng, dọn nhà cửa. Đêm giao thừa, tôi thức luộc gà, nấu xôi, nấu chè để chuẩn bị cho mâm cúng ngoài trời (đây là phong tục của quê chồng tôi). Còn chồng tôi thì lau chùi bàn, chén đũa, rửa trái cây.
Vợ chồng hàng xóm cạnh nhà tôi kinh tế khá giả, ngoài làm việc ở cơ quan họ còn kinh doanh thêm.
Đêm giao thừa, họ mời thầy cúng về nhà cúng. Mâm cỗ cúng của họ cũng rất đẹp. Ngoài các món truyền thống còn có gương, lược, đèn trang trí và các vật dụng khác.
11 giờ đêm, tôi đang hì hục nấu dưới bếp, chồng đi xuống nói: 'Mâm cỗ nhà hàng xóm đẹp. Vợ người ta chuẩn bị đồ cẩn thận, đẹp mắt và đầy đủ. Em nhìn mâm cỗ nhà mình đi, không có gì cả. Em là phụ nữ mà không tinh tế'. Nghe những gì anh nói giữa thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, tôi rất buồn và chạnh lòng.
Vợ chồng tôi độc lập về kinh tế. Từ khi mua được căn nhà, chúng tôi chia, chồng trả nợ ngân hàng, vợ lo cho con, ăn uống trong gia đình. Tết, tôi nói mãi anh mới đưa cho 2 triệu đồng để sắm sửa đồ trong nhà.
Tôi nói: 'mình cúng gì cho ông bà thì ngoài lòng thành còn có tâm nữa. Mình cúng sơn hào hải vị mà tâm mình không có cũng vậy thôi'. Vậy là Tết năm nay, vợ chồng tôi không có một chút vui nào cả. Tôi thật mệt mỏi.
Phương Huyền
Theo Vietnamnet
Bi hài chuyện cô gái bị người yêu đối xử 'phũ hết nấc' vì nghi ngờ nhiễm virus corona Khi có dịch, em cũng chủ động tìm hiểu và biết thời gian ủ bệnh là khoảng 14 ngày. Trong khi đó em đã đi về được 20 ngày, vì thế khả năng cao là em không bị nhiễm bệnh. Em không biết dịch bệnh sẽ còn lây lan đến đâu. Nhưng ở thời điểm hiện tại, em đã bắt đầu bị ảnh...