Bữa cơm gia đình của các CEO thời dịch bệnh
Không còn các buổi họp ở công ty hay chuyến công tác dài ngày, những người bận rộn nhất thế giới tìm lại bữa ăn gia đình.
Trước đại dịch, cứ 7h45 sáng, John Foley cùng vợ rời nhà đến công ty. 19h30 tối, lúc họ trở về, hai đứa con lần lượt 8 và 12 tuổi đã được bảo mẫu cho ăn, sẵn sàng đi ngủ.
“Điều đó chẳng hay ho tí nào”, John Foley, điều hành tập đoàn Peloton trị giá 35,5 tỷ USD chuyên cung cấp dụng cụ và các lớp học thể dục trực tuyến, nói. “Chúng tôi chẳng ăn cùng nhau bữa cơm nào”.
Đến tháng 3, mọi thứ thay đổi. Không chỉ bữa tối, gia đình Foley ở bên nhau mọi lúc. “Chúng tôi thức dậy, ăn sáng, làm việc, ăn trưa, ăn tối cùng nhau và ngày hôm sau, mọi thứ lại tiếp diễn như thế”, John tiết lộ.
Từ tháng 3 tới nay, gia đình Foley ăn cùng nhau mọi bữa tối. Ảnh: John Foley.
Trạng thái “bình thường mới” đã thay đổi cuộc sống gia đình của những người bận rộn nhất thế giới. Trong bảy tháng qua, John nhận thấy những bữa ăn gia đình giúp con gái ông trưởng thành hơn. “Một phần đó là do chúng tôi ở cùng nhau và học hỏi lẫn nhau”, vị CEO nói.
Từ cách đây hàng chục năm, các nghiên cứu đã chỉ ra thường xuyên dùng bữa cùng gia đình đem tới cho trẻ lợi ích trên hàng loạt phương diện, từ phát triển vốn từ vựng, đạt điểm cao đến giảm nguy cơ béo phì. Nhờ ăn cơm với bố mẹ, trẻ kiên cường và tự tin hơn, kiểm soát căng thẳng tốt hơn, ít bị lo âu cũng như các vấn đề hành vi.
Các phụ huynh cũng hưởng lợi. Anne Fishel, người phụ trách chương trình trị liệu gia đình Bệnh viện đa khoa Massachusetts và Dự án Bữa tối gia đình của Đại học Harvard cho biết một công trình đăng trên tạp chí Y học dự phòng năm 2018 cho thấy bố mẹ hay ăn cùng con có xu hướng sống lành mạnh và khỏe mạnh về mặt tinh thần hơn.
Homayoun Hatami, quản lý tại tập đoàn tư vấn McKinsey & Company, đã khảo sát các giám đốc điều hành trong thời gian dịch bệnh và phát hiện nhiều người bắt đầu dành thời gian cho bữa tối gia đình. “Thay vì những giấc ngủ ngắn trên máy bay, họ nấu ăn với các con và người thân”, ông Hatami nói.
Hai tuần kể từ khi Covid-19 bùng phát ở Mỹ, Sara Blakely, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành công ty bán đồ lót Spanx, nhận ra cũng như nhiều phụ nữ khác, mình phải chăm sóc con cái, nhà cửa nhiều hơn chồng. Để khắc phục điều này, đôi vợ chồng có bốn đứa con dưới 12 tuổi đã lập danh sách công việc và phân chia nhiệm vụ. “Điều đó tạo nên sự khác biệt lớn”, Sara nói.
Vợ chồng Sara Blakely ăn tối với bốn con. Ảnh: Melissa Golden/The New York Times.
Video đang HOT
Hiện nay, cả nhà Sara ăn cùng nhau mọi bữa tối, thay vì chỉ 3-4 lần một tuần như trước. Đặc biệt, việc Sara ở nhà giúp các con cô nhận ra mẹ mình không chỉ là người phụ nữ của gia đình mà còn lập nên một đế chế kinh doanh, đồng thời sở hữu nhiều bằng sáng chế.
“Chúng từng nghĩ rằng nhà phát minh phải là đàn ông, ví dụ như Einstein hay Edison”, Sara nói.
Sara cũng chia sẻ nhiều hơn về công việc với các con. Khi thấy một bé lo lắng bị người khác đánh giá, cô liền kể câu chuyện khởi nghiệp của bản thân và cách vượt lên những lời phản đối. “Trước dịch bệnh, tôi không muốn mang công việc về nhà. Nhưng thật tuyệt khi lũ trẻ được tiếp xúc với những gì tôi làm”, Sara thừa nhận.
Ethan Brown, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Beyond Meat, công ty sản xuất bánh mì kẹp thịt từ thực vật, thừa nhận rất khó tìm thời gian ăn tối với gia đình. Ethan lúc nào cũng bận rộn với công việc còn các con anh, đều ở độ tuổi thiếu niên, cần dành thời gian cho thể thao và các mối quan hệ bạn bè.
Những bữa cơm gia đình khiến Ethan nhớ lại các chuyến đi nghỉ cùng các con. Nhờ dành nhiều thời gian ở nhà, anh còn dạy cho hai đứa con cách vận hành doanh nghiệp trị giá 12,2 tỷ USD. “Chúng đi ngang qua, nghe thấy tôi họp trên Zoom và hỏi ngay tôi đang bàn về vấn đề gì”, Ethan kể.
Gia đình Ethan cùng dùng bữa ở khu vườn sau nhà. Ảnh: Jessica Pons/The New York Times.
Với những CEO lớn tuổi, con cái trở về thăm nhà và cùng ăn tối là những món quá bất ngờ, nhất là khi những đứa con tự tay nấu nướng.
Sallie Krawcheck, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành nền tảng đầu tư cho phụ nữ Ellevest, từng cố gắng thỏa thuận với con gái 24 tuổi để có mỗi tuần một bữa tối gia đình. Do đại dịch, con gái Sallie, bạn trai cô và con chó của họ chuyển về sống cùng nữ CEO. Suốt ba tháng, mẹ con Sallie cùng ăn tối, trò chuyện, xem phim và bàn bạc công việc.
“Bạn không thể có những điều đó chỉ với một bữa tối mỗi tuần hoặc nhũng cuộc gọi ngắn gọn lúc giữa buổi”, Sallie nói.
Một nghiên cứu chỉ ra người Mỹ ăn tối cùng gia đình nhiều hơn vào tháng 4 và tháng 5. Tuy nhiên, thời gian sử dụng điện thoại cũng tăng lên đối với cả bố mẹ lẫn con cái.
Tiến sĩ Fishel cảnh báo trong bữa ăn gia đình, nếu bố mẹ dùng điện thoại, trẻ có thể cảm thấy những gì chúng nói không được xem trọng.
Để các con tập trung vào bữa ăn và hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, Sara nghĩ ra các trò chơi. Đôi khi, họ bật nhạc và khiêu vũ xung quanh bàn ăn.
“Chúng tôi như được quay ngược thời gian. Bữa tối gia đình một lần nữa được đặt lên trên hết”, Sara nói.
Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ: "Làm ơn, về nhà vứt cái điện thoại xuống để quan tâm và dạy dỗ con cái"
Hoàng Nguyên Vũ viết: "Bố bấm bấm, mẹ vuốt vuốt, còn con thành cái gì thì mặc...".
Trong khi các ông bố bà mẹ luôn miệng kêu ca rằng con cái mình quá nghiện ngập smartphone và tìm đủ mọi cách để cấm đoán con trẻ. Nhưng chính bản thân họ lại quên mất rằng việc giáo dục tốt nhất chính là... làm gương.
Trước tiên ngay từ người lớn hãy bỏ chiếc điện thoại xuống và quan tâm đến những đứa trẻ. Đừng cho rằng mình vô can trong việc con cái có vấn đề, vô cảm, học dốt, hư hỏng hoặc quá nghiện ngập smartphone.
Nói về vấn đề này nhà báo Hoàng Nguyên Vũ đã bày tỏ thái độ rất rõ ràng trong 1 bài viết gần đây mà có lẽ khiến cho các bậc phụ huynh đều cần suy ngẫm.
Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ: "Bố chơi game, lên mạng. Mẹ lên mạng, rồi nghe đủ thứ tư vấn giữ chồng. Con chơi game. Tất cả ảo hết, chỉ cái điện thoại là thật".
Bài viết như sau:
"Gia đình xứ ta thời 4.0 nó lạ lắm. Đón con, về đến nhà một phát, mẹ đưa điện thoại ra bấm bấm. Bố đi làm về, ngồi xuống ghế chưa kịp uống nước, đưa điện thoại ra, vuốt vuốt.
Cứ thế, cứ bấm, cứ vuốt đến khi hoàng hôn xuống. Mẹ thả vội ra đặt nồi cơm, làm món ăn. Làm đến đâu, bấm đến đấy. Bố thì sướng hơn, vuốt hoài vuốt mãi.
Và rồi thì cũng có một bữa cơm được dọn ra. Một bữa cơm như bao bữa cơm khác, rất nhạt. Bố bật cái TV, xem có thời sự gì không. Mẹ thì muốn chuyển kênh xem có phim cung đấu hay phim giáp thứ 13 xứ Việt thần thánh không.
Con thì vừa ăn vừa lấy điện thoại của bố hoặc của mẹ ra học cách bấm, học cách vuốt. Có 2 thứ mà con bấm và vuốt, hoặc xem hoạt hình trên đó, hoặc chơi game. Bố mẹ cũng chẳng biết con làm cái gì trên cái điện thoại. Vì đưa cái điện thoại là cho nó có cái tập trung để đút cơm nó ăn cho dễ.
Học làm bố mẹ đâu không thấy, con tự tương tự tác tự biên tự diễn với game, với net. Đến bữa thì ăn đến giờ thì đón đi học. Thời gian trôi qua cái điện thoại rất nhanh để rồi các thành viên trong gia đình bao gồm bố mẹ và con, không biết mình đang và sẽ thành cái gì trong tương lai.
Hay thật ta ơi. Thế rồi thứ quý giá họ cầm trong tay là cái điện thoại. Bố chơi game, lên mạng. Mẹ lên mạng, rồi nghe đủ thứ tư vấn giữ chồng. Con chơi game. Tất cả ảo hết, chỉ cái điện thoại là thật. Và người trong nhà thôi, lướt qua đời nhau như cái vuốt điện thoại, cũng là thật.
Bạn phản đối không cho trẻ con dùng điện thoại ở trường, bạn đúng. Nhưng về nhà kìa, hở một cái là con cái nó vọc điện thoại của bạn. Và dĩ nhiên, bạn để cho vọc vì suốt ngày bạn cũng ôm cái điện thoại, đâu còn thời gian cho nó nên thôi, bố mẹ đưa cho con chơi xem như hoà cả làng.
Và rồi thì, mang tiếng là sống cùng nhau đấy nhưng cái điện thoại, mà đúng hơn, thời gian người lớn dành để ôm cái điện thoại, khiến người một nhà xa nhau từ bao giờ. Xa đến mức chồng ve vãn cô khác cũng chẳng biết. Con học cái gì ở trường ở lớp cũng chăng biết, lại ngơ ngác hỏi sao trẻ con giờ khác chúng mình xưa thế.
Làm ơn, về nhà vứt cái điện thoại đi để quan tâm và dạy dỗ con cái dùm đi (Ảnh minh họa).
Chẳng có gì khác cả. Công thức dạy dỗ thời nào chả giống thời nào vì muốn văn minh tiến bộ hơn nữa thì con người phải có cái căn bản về giáo dục kỹ năng và ý thức tôn trọng người khác. Việc bấm việc vuốt triệt tiêu ý thức tôn trọng của bạn dành cho người khác, lấy hết thời gian của bạn thì bạn đâu còn cái gì để dạy con trẻ cái căn bản?
Làm ơn, về nhà vứt cái điện thoại đi để quan tâm và dạy dỗ con cái dùm đi, để chúng còn thành người chứ không thành như cha mẹ chúng, vạ lây cho cuộc đời!".
Bài viết trên hiện nhận được hàng ngàn lượt like, share. Nhiều khi kẻ thù trong một gia đình, trong một mối quan hệ không phải là một ai đó mà thủ phạm chính là... chiếc điện thoại. Nhưng tất nhiên, câu hỏi vẫn là ai đang sử dụng nó?
"Việc bấm việc vuốt triệt tiêu ý thức tôn trọng của bạn dành cho người khác, lấy hết thời gian của bạn thì bạn đâu còn cái gì để dạy con trẻ cái căn bản?", câu nói này có khiến các bậc cha mẹ giật mình?
Thời đại 4.0, công nghệ để kéo xã hội đi lên nhưng lại có thể vô tình làm thụt lùi những giá trị đạo đức, những mối quan hệ truyền thống tích cực nếu chúng ta không biết sử dụng nó đúng cách hoặc để công nghệ... dắt mũi chính mình.
Hãy bỏ điện thoại xuống và nhìn vào mắt nhau, trò chuyện cùng con cái, có lẽ sẽ có 1 thế hệ có ích, biết sống tích cực và xây xã hội tốt đẹp hơn.
Cô gái là F1 đi cách ly hé lộ những suất cơm được phục vụ miễn phí, nhiều người ghen tỵ vì quá ngon Bữa cơm đầy đủ dưỡng chất và siêu ngon làm cho mọi người khi xem hình cũng phải ghen tỵ. Những ngày này, các cơ sở cách ly các trường hợp F1, F2 có liên quan đến bệnh nhân nhiễm Covid-19 vẫn đang hoạt động. Ngoài việc kiểm tra sức khỏe thì chăm lo nơi ăn, chốn ở, bữa cơm, giấc ngủ của...