Bữa cơm đầu xuân chỉ có 3 ông chồng và những câu chuyện đầy bất ngờ
Sau 1 vài câu chuyện trên trời dưới biển, họ bắt đầu “nói xấu vợ”…
Câu chuyện đầu năm mới của 3 người đàn ông trong bữa cơm hóa vàng
Cứ như thường lệ, năm nào nhà Tuân cũng hóa vàng đúng mùng 3 Tết, mời 1 vài người thân. Vừa hạ mâm xuống thì có 2 người bạn lâu năm đến chúc Tết nên bữa cơm trở nên rôm rả hơn.
Điều đặc biệt nhất ở bữa cơm hóa vàng này là chỉ có 3 người đàn ông, không hẹn mà gặp, tự ăn tự dọn không 1 bóng phụ nữ hay trẻ con. Ngay từ khi vào mâm, 3 người họ đã thống nhất: “Đầu xuân năm mới chúc nhau 1 chén thôi còn chuyển sang nước ngọt mà uống cho nhẹ nhàng, chứ đi nhà nào cũng rượu rồi mệt lắm”.
Sau 1 vài câu chuyện trên trời dưới biển, họ bắt đầu “nói xấu vợ”…
Tranh minh họa
Chủ nhà mở màn: “Năm nay không mời ai nên mẹ con nó đứa đi ngủ đứa đi chơi hết rồi. Với vợ tôi nó bị cái bệnh đau đầu, rét thế này không chịu được, đau xong lại nhăn nhó, cáu loạn lên”.
Anh A bĩu môi: “Bé cái mồm thôi nó nghe thấy tối nó lại mắng cho hết ngủ. Gớm ông sợ vợ có số có má ai mà chả biết “.
Anh B cười khoái chí: “Thế ông thì không sợ? Đêm Giao thừa còn nhắn tin cho tôi đây: ‘Cô láo nháo lắm nhá, tôi là tôi…’ xong mình bảo nhắn nhầm rồi thì cậu ấy thú thật: ‘Nhắn cho ông chứ nào dám nhắn cho ‘nóc nhà’. Mình sợ vợ mình chứ sợ vợ thiên hạ đâu mà lo”.
Tuân lại rót thêm 1 lượt rượu thứ 2 tiếp lời: “Giờ sợ vợ là trend đấy. Tôi nói thật với các ông, không có vợ tôi nó quán xuyến thì nhà này giờ còn đúng cái nịt. Đấy, cả cái Tết mình hết tiếp khách lại ăn nhậu có làm được cái gì đâu, 9h tối Giao thừa mới mở được mắt dậy, không có vợ thì có phải chết không. Nên nói thật với các ông, trong nhà này tôi bật được đúng các loại công tắc chứ vợ thì thôi, bố có bảo cũng không dám bật”.
Video đang HOT
Cuộc trò chuyện đầu xuân cứ thế lại vui, 3 ông chồng thi nhau nhận xem ông nào sợ vợ nhất, không ông nào muốn ở vị trí thứ 2. Và chủ đề chính chỉ xoay quanh việc các anh kể công lao, đóng góp của vợ mình trong những năm qua.
Đến người nổi tiếng còn “sợ vợ” 1 cách đầy tự hào
Cũng vào 1 ngày Tết của năm ngoái, trên fanpage NSƯT Xuân Bắc chia sẻ 1 câu chuyện khá thú vị:
Con trai nghệ sĩ Xuân Bắc hỏi bố: “Bố năm nay gần 50 tuổi rồi, con hỏi bố là bố có cách nào để một người phụ nữ tự nhận ra lỗi của mình và xin lỗi chưa ạ!?
Bố: (nhìn xung quanh đầy cảnh giác). À từ lâu rồi bố không có nhu cầu đấy con ạ”.
Tranh minh họa
Trước đây anh cũng đã từng làm khán giả cười nghiêng ngả khi tuyên bố nhà anh quy định: Việc lớn chồng quyết, việc nhỏ vợ quyết. Nhưng khổ nỗi: “Cho đến giờ nhà tôi chưa có việc lớn nào cả”.
Dưới bài đăng của nghệ sĩ Xuân Bắc hàng loạt cánh đàn ông vào bình luận hài hước:
- Mọi người sao ấy chứ em thấy phụ nữ rất biết nhận lỗi sai nhưng có điều họ không bao giờ thấy mình sai.
- Người ta gọi đó là sự trưởng thành của người đàn ông đã lấy vợ!
- Vợ có bao giờ có lỗi, thấy được cái sai của vợ là lỗi tại chồng…
Không chỉ riêng Xuân Bắc, rất nhiều các nghệ sĩ nổi tiếng khác cũng khoe đầy tự hào khi có nóc nhà vững chắc.
Thực chất sợ vợ chỉ là 1 cách biểu đạt ngôn ngữ, không có gì đáng để giễu cợt hay coi đó là cái cớ châm biếm nhau. Chắc chắn không có người đàn ông sức dài vai rộng nào lại đi sợ 1 người phụ nữ chân yếu tay mềm. Thế nhưng “sợ vợ” là 1 trong những biểu hiện của sự tôn trọng vợ, bởi không ngẫu nhiên mà các anh tình nguyện sợ vợ như thế.
Thử hỏi 1 ngày không có phụ nữ, không có các bà vợ đứng ra lo toan, quán xuyến gia đình thì đàn ông sẽ thế nào? Vậy nên các anh ạ, năm mới rồi, bớt những tư duy gia trưởng, bớt sự sĩ diện cổ hủ và cái tôi cá nhân không mài ra mà ăn được.
Phát triển kỹ năng thấu cảm để yêu thương và bao dung với người khác hơn
Thấu cảm là khả năng suy nghĩ và cảm nhận những gì người xung quanh bạn nghĩ và cảm nhận.
Hãy tưởng tượng rằng bạn đang nói chuyện với một người vô cùng quan trọng trong cuộc đời bạn. Bây giờ, bạn hãy thử trả lời hai câu hỏi. Đầu tiên, bạn có khả năng nghĩ như họ nghĩ hay không? Và thứ hai, bạn có thể cảm nhận được những cảm xúc mà họ đang trải qua như thể chúng là của chính bạn hay không? Nếu câu trả lời cho cả hai câu hỏi này không phải là có, bài viết này sẽ cực kỳ hữu ích cho bạn.
Có hai loại thấu cảm. Thứ nhất là sự thấu cảm nhận thức, điều này liên quan đến việc đặt mình vào vị trí của người khác, chẳng hạn như biết được họ đang nghĩ gì và hiểu được họ sẽ quyết định như thế nào. Thứ hai, đó là sự thấu cảm về mặt cảm xúc, nó đề cập đến việc bạn có thể cảm nhận được cảm xúc của người khác, ví dụ bạn có thể cảm thấy họ đang như thế nào, là hạnh phúc, sợ hãi, lo lắng hay bối rối như thể bạn cũng đang như vậy.
Thấu cảm là gì?
Trong các nghiên cứu tâm lý học, thuật ngữ thấu cảm được tranh luận vô cùng sôi nổi. Nó được các nhà nghiên cứu định nghĩa theo nhiều cách. Những cảm xúc này được định nghĩa từ "cảm giác buồn bã hay thương cảm cho sự bất hạnh của người khác" đến "sự bắt chước bên trong diễn ra thông qua sự phóng chiếu của chính mình lên người khác" cho đến "khả năng gián tiếp trải nghiệm trạng thái cảm xúc của người khác".
Rõ ràng, sự thấu cảm là một khả năng phức tạp, nhưng có cơ sở sinh học để không thể phủ nhận. Ở một số vùng não nhất định, chẳng hạn như vùng tiền vận động, một số tế bào thần kinh nhất định đóng vai trò quan trọng trong sự thấu cảm. Chúng được gọi là tế bào thần kinh phản chiếu.
Làm thế nào để phát triển khả năng thấu cảm của bạn?
Có một số cách để giúp bạn có thể phát triển khả năng thấu cảm của mình, để có thể đặt bản thân vào vị trí của người khác, thấu hiểu suy nghĩ và cảm xúc của người khác, để có thể bớt phán xét và bao dung hơn với nhiều người.
1. Lắng nghe tích cực
Lắng nghe tích cực liên quan đến việc hiểu những gì người khác nói với bạn và truyền tải thông điệp mà họ đã truyền đạt cho bạn bằng lời nói của bạn.
Ví dụ, khi họ đưa ra thông điệp: "Tôi đang trải qua một khoảng thời gian thực sự tồi tệ vì người bạn đời của tôi đã rời bỏ tôi và tôi vô cùng đau khổ" và bạn có thể truyền đạt lại rằng: "Tôi hiểu rằng bạn đang ở một thời điểm khó khăn trong cuộc sống và bạn đang cảm thấy thực sự trống rỗng vì mất mát này của mình".
Có hai thành phần cơ bản để có thể lắng nghe tích cực, đó là những gì người khác đang truyền tải và cảm giác của họ. Do đó, sẽ rất hữu ích nếu bạn tự hỏi mình hai câu hỏi: họ đang cố nói với bạn điều gì và họ cảm thấy như thế nào?
2. Đừng mang định kiến vào câu chuyện
Định kiến được định nghĩa là một thái độ tiêu cực đối với một cá nhân hoặc một nhóm xã hội. Nó có 3 thành phần, đó là nhận thức (niềm tin), tình cảm (cảm xúc) và hành vi (thái độ). Định kiến chính là thứ cản trở khả năng thấu cảm của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn tránh suy nghĩ, cảm nhận vầ hành động theo cách bạn sẽ làm. Thay vào đó, hãy tập trung vào cách người khác hành động và cảm nhận.
3. Nguyên tắc lành mạnh
Có một số dấu hiệu cho người khác biết rằng bạn đang lắng nghe họ, hiểu họ và thấu được cảm xúc của họ. Chúng bao gồm thể hiện sự quan tâm đến những gì họ đang nói với bạn và tập trung vào những gì họ đang diễn đạt, chứ không chỉ bằng những gì họ nói.
Trên thực tế, bạn nên cố gắng nắm bắt bối cảnh của những gì họ đang nói cũng như những cảm xúc mà họ đang có. Họ có thể cảm thấy hạnh phúc, sợ hãi, buồn bã, thất vọng... Hãy cho họ thời gian để kể cho bạn nghe câu chuyện của họ, tránh việc nôn nóng hay thúc giục.
Cuối cùng, nếu bạn muốn đặt mình vào vị trí của người khác và thấu cảm, bạn phải suy nghĩ về những gì họ có thể đang nghĩ và cảm nhận, đồng thời trải nghiệm những cảm xúc của họ như thể chúng là của chính bạn.
Cô dâu tự lên kế hoạch cho đám cưới tiết kiệm ở mảnh sân nhỏ Cô dâu rõ ràng và có quan điểm trong chuyện xây dựng nên một đám cưới cho mình! Câu chuyện của cô dâu Ban đầu, khi nói đến đám cưới, cô dâu sẽ nghĩ đến một khách sạn 5 sao lộng lẫy. Cô nắm tay cha mình, ánh sáng đuổi theo chiếu về phía cô. Cô sẽ là tâm điểm chú ý của...