Bữa ăn trở thành xa xỉ đối với hàng chục triệu người
Các cơ quan cứu trợ vừa đưa ra một cảnh báo đáng sợ tới các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới đang gặp nhau ở trại David: việc họ không giữ những lời hứa trước đó đã đẩy nhiều quốc gia nghèo lậm sâu hơn vào đói khổ.
Có được bữa ăn đối với gia đình Umm Ahmad ở Sanaa, Yemen giờ thật khó khăn
Một trong những nước đói nhất hành tinh hiện nay là Niger của châu Phi, nơi mạng sống của sáu triệu trẻ em đang được đặt lên bàn cân. Thiếu ăn nghiêm trọng đang vút qua mọi ngóc ngách của quốc gia hạ Sahara này. Ở đây, trẻ em đang chết dần vì đói…, bởi giá lương thực đã tăng gấp ba. Phần lớn gia đình ở những khu vực nghèo nhất không đủ lương thực để sống qua mùa hè này nếu không có giúp đỡ từ bên ngoài.
Phản ứng chậm chạp của các nhà hảo tâm quốc tế ở Đông Phi năm ngoái đang đẩy hàng triệu người vào nguy cơ chết đói. Năm 2009, các nhà lãnh đạo G8 hứa dành 22 tỷ đôla để cải thiện an ninh lương thực và đầu tư vào những sáng kiến nông nghiệp mới. Nhưng theo báo Độc Lập của Anh, chỉ 6,5 tỷ đôla trong tổng số tiền cam kết được chi cho mục đích này.
Video đang HOT
Nạn đói cũng đang lơ lửng ở nhiều khu vực châu Á. Tại Ấn Độ, một cuộc khủng hoảng đói khổng lồ đang đe dọa hàng triệu trẻ em với nhiều vấn đề về sức khỏe suốt đời và làm suy yếu tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này. Hai yếu tố, giá lương thực tăng vọt và nghèo đói lan rộng gộp lại, làm trầm trọng thêm vấn đề. Gần một nửa trẻ em Ấn Độ đang suy dinh dưỡng hoặc chậm phát triển.
Còn ở Yemen, bữa ăn đã trở thành một thứ xa xỉ đối với hàng triệu người. Theo hãng tin AFP, gần một nửa trong tổng số 22 triệu người dân nước này hàng ngày không thể xoay xở đủ tiền để mua nổi một bữa ăn. Umm Ahmad, một công dân ở thủ đô Sanaa kể với phóng viên AFP rằng, có ngày gia đình sáu miệng ăn của chị không có một bữa ăn nào. Ngày khá hơn thì chồng chị, làm nghề bán quần áo trẻ em dạo trong chợ, về nhà với “500 rials Yemen (khoảng 2,30USD) và họ có cái ăn”.
Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, chỉ riêng năm 2011, giá các mặt hàng thực phẩm cơ bản đã tăng từ 40 đến 60%, giá nước uống tăng khủng khiếp tới 200%, góp phần làm lạm phát vọt như tên bắn. Tỷ lệ thất nghiệp ở nước này cũng ở mức rất cao, và 10 triệu người Yemen đang vật lộn để có được một bữa ăn.
Cho dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói kém hiện nay ở những nước kể trên: thiên nhiên khắc nghiệt, giá cả leo thang, quản lý kém, sự quan tâm không đồng đều giữa nông thôn và thành thị, và cả do những bất ổn về chính trị liên miên (như ở Yemen và nhiều nước châu Phi). Nhưng có một thực tế là nếu không có sự ra tay cứu giúp khẩn thiết của quốc tế, nhất là từ các vị lãnh đạo đang ngồi ở phòng họp tại trại David, Mỹ, thế hệ sau sẽ mai một vì hàng triệu sinh mạng trẻ thơ đang lâm nguy.
Theo CATP
Phạm tội là do di truyền?
"Di truyền có thể là một phần nguyên nhân dẫn đến các hành vi phạm tội" từng là đề tài gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học khi mà có không ít người tin rằng gốc rễ của vấn đề tội phạm nằm ở những yếu tố tác động từ môi trường như vấn đề nghèo đói.
Tuy nhiên, mới đây, nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Texas tuyên bố họ đã phát hiện ra một điều khá thú vị. Theo đó, các gene có trong cơ thể từ khi chúng ta được sinh ra cũng góp phần quyết định lối sống tội lỗi hay không của một cá nhân nào đó trong suốt cuộc đời.
Di truyền là nguyên nhân dẫn đến những hành vi phạm tội liên tiếp? (Ảnh: Rex Features)
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tội Phạm Học cho thấy mặc dù không có loại gene cụ thể nào quy định hành vi phạm tội, nhưng có những gene góp phần vào việc nâng cao hoặc hạ thấp nguy cơ phạm tội của chúng ta.
Để đưa ra kết luận này, các chuyên gia đã tiến hành xem xét ba nhóm lớn khác nhau gồm những người phạm tội liên tục, phạm tội nhiều lần trong suốt cuộc đời của họ, những người chỉ phạm tội 1 lần trong thời niên thiếu, và những người luôn luôn tuân thủ theo pháp luật.
Bên cạnh đó, phân tích dữ liệu trên 4.000 người từ các nghiên cứu quốc gia về sức khỏe vị thành niên, họ thấy rằng trong khi những người phạm tội 1 lần ở độ tuổi thanh niên chịu ảnh hưởng rõ nét từ các yếu tố thuộc về môi trường, thì điều tương tự không hề lặp lại ở những người thuộc nhóm thứ nhất.
Sử dụng phương pháp giúp xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và lối sống đến tỷ lệ phạm tội, các nhà khoa học đã không tìm ra được nhóm gene nào cụ thể, nhưng kết quả nghiên cứu khẳng định nguy cơ phạm tội suốt đời do di truyền lên đến 70%.
Như vậy, khi nghiên cứu về tội phạm, bên cạnh những yếu tố tác động từ môi trường, chúng ta không thể bỏ qua yếu tố di truyền, Tiến sĩ Barnes nhấn mạnh.
Theo Báo Đất Việt
Chân dung cơn ác mộng của nước Mỹ Năm 2010, nhiều người Mỹ sống dưới mức tối thiểu hơn bất kỳ thời điểm nào từ năm 1959 khi Cục thống kê dân số Mỹ bắt đầu thu thập dữ liệu. Ác mộng của nước Mỹ đó là cuộc khủng hoảng bần cùng. Tháng 1 vừa qua, phóng viên ảnh được báo Time ủy quyền Jaokim Eskildsen bắt đầu ghi lại hình...