Bữa ăn giá hơn 3 triệu, khách trả nhầm 33 tỉ đồng
Một vị khách sau khi dùng bữa tại nhà hàng đã trả nhầm số tiền 33 tỷ đồng cho một hóa đơn chỉ 3 triệu đồng. Vụ việc xảy ra tại một nhà hàng Ấn Độ tại Anh khiến chủ nhà hàng có hơn 30 năm kinh nghiệm quản lý cũng phải giật mình.
Theo tờ Dailymail, ông Abdul Wahid, chủ nhà hàng cho hay, cách đây không lâu, một vị khách đã dùng bữa tại nhà hàng với hóa đơn khoảng 100 bảng Anh (tương đương 3,3 triệu đồng) và thanh toán bằng thẻ.
Hóa đơn bị tính nhầm.
Thay vì bấm sẵn số tiền cho khách, ông Abdul Wahid lại đưa cho khách máy quẹt thẻ và để ông này tự bấm số tiền, tự nhập mã PIN. Sau khi thao tác xong xuôi, vị khách trả lại máy quẹt thẻ cho chủ nhà hàng.
Video đang HOT
Quản lý nhà hàng ngỡ ngàng với hóa đơn khủng
Lúc này, ông Abdul Wahid mới kiểm tra lại máy quẹt thẻ và phát hiện ra số tiền vị khách vừa trả không phải 100 bảng Anh, mà là 1.006.082,04 bảng Anh (tương đương khoản 33 tỷ đồng). Ngay sau đó, vị khách đã lập tức gọi điện đến ngân hàng và yêu cầu hủy hóa đơn vừa thanh toán.
Theo Vietnamnet
Bị bắt quả tang khi đang chia chác tiền "rút trộm" từ ngân hàng
Dùng thẻ giả chiếm đoạt được hàng trăm triệu đồng, các đối tượng người Trung Quốc nhanh chóng chia "hoa hồng" cho những người giúp sức. Tuy nhiên, đúng lúc đó thì lực lượng công an ập tới bắt quả tang.
Ngày 7-4-2016, Tòa án Hà Nội đưa vụ án ra xét xử, rồi tuyên phạt Sun Wei Hong (tức Tôn Vệ Hồng, SN 1975), He Dong Ping (tức Hà Đông Bình, SN 1976), đều mang quốc tịch Trung Quốc cùng mức án 6 năm tù giam cùng về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số chiếm đoạt tài sản".
Hành vi phạm tội của các đối tượng người Trung Quốc nêu trên được làm rõ, cuối năm 2014, thông qua mạng Internet, Tôn Vệ Hồng và Hà Đông Bình quen biết đối tượng tên Wang Fang (tức Vương Phương, cũng quốc tịch Trung Quốc) nhưng không rõ lai lịch. Qua trao đổi, Vương Phương cho Hồng và Bình biết có nhiều thẻ Visa giả cần mang sang Việt Nam sử dụng.
Hai đối tượng người Trung Quốc trong vụ án dùng thẻ "rút trộm tiền" từ ngân hàng
Theo thỏa thuận, mỗi lần Hồng và Bình chiếm đoạt được tiền bằng hình thức "quẹt thẻ" sẽ được hưởng lợi từ 10% đến 20% số tiền phạm pháp. Nhận lời kẻ "trùm sò", ngày 19-5-2015, Hồng và Bình mang theo nhiều loại thẻ thanh toán giả cùng một số thiết bị phụ trợ sang Việt Nam, đồng thời còn cầm thêm cả tấm hình máy "quẹt thẻ" (máy Pos) để nhận dạng.
Trước đó, tại biên giới Việt - Trung, Bình đã nhờ anh Vy Đức Vận (SN 1977, ở Lạng Sơn, quen biết từ trước) tìm nơi có máy rút tiền bằng thẻ Visa để thực hiện tội phạm. Do không trực tiếp liên hệ được với cơ sở thanh toán tiền tự động nên Vận nhờ "mắt xích" tiếp theo giúp sức để hưởng "hoa hồng".
Nhận lời giúp đỡ từ người quen, anh Trần Hậu Lĩnh (SN 1973, trú ở quận Đống Đa, Hà Nội) liên hệ và đặt vấn đề cho rút tiền qua máy Pos với đại diện Công ty TNHH kinh doanh vàng bạc Tuấn Quang, tại phố Hà Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Khi nhờ doanh nghiệp vàng bạc giúp đỡ, anh Lĩnh cũng đã hỏi người quen về việc vì sao các đối tượng người Trung Quốc không rút tiền ở nước họ thì nhận được câu trả lời rằng "tài khoản bên đó bị đóng băng".
Từ những lời đề nghị của anh Lĩnh, ngày 9-4-2015, Công ty TNHH kinh doanh vàng bạc Tuấn Quang ký hợp đồng thanh toán quốc tế, nội địa với Ngân hàng Vietcombank, áp dụng với nhiều loại thẻ thanh toán tự động khác nhau. Tiếp đến, ngân hàng này cũng nhanh chóng cấp cho doanh nghiệp vàng bạc một máy Pos.
Thỏa thuận công ty sẽ thu lại 0,2% phí dịch vụ, đại diện doanh nghiệp vàng bạc đã bàn giao máy Pos cho anh Lĩnh. Ngoài ra, Công ty TNHH kinh doanh vàng bạc Tuấn Quang còn cử nhân viên đi cùng máy để ký xác nhận, mỗi khi máy Pos thông báo giao dịch thành công và in ra hóa đơn.
Nắm được thông tin từ Vận, Hồng và Bình tức tốc xuống Hà Nội. Sau đó, tối 20-5-2015, tại nhà anh Lĩnh và được sự giúp sức của nhân viên Công ty TNHH kinh doanh vàng bạc Tuấn Quang, hai đối tượng người Trung Quốc đã chiếm đoạt được 2 triệu đồng đầu tiên.
Hôm đó, do đã muộn và nhiều thẻ giả không được máy Pos chấp nhận nên hai đối tượng người Trung Quốc cùng những người giúp sức buộc phải tạm nghỉ.
Sáng 21-5-2015 và thêm nhiều ngày tiếp theo, các đối tượng người Trung Quốc tiếp tục mang thẻ giả đến Công ty TNHH kinh doanh vàng bạc Tuấn Quang và đến nhà anh Lĩnh nhờ "quẹt thẻ".
Và rồi trong hàng chục lần "rút trộm tiền" ngân hàng, Hồng và Bình đã chiếm đoạt được gần 430 triệu đồng với 6 giao dịch thành công. Ngày 1-6-2015, tại nhà anh Lĩnh, giữa lúc hai đối tượng người Trung Quốc kiểm đếm tiền, chia "hoa hồng" cho những người liên quan thì bị lực lượng công an ập tới bắt quả tang và thu giữ toàn bộ tang vật.
Quá trình điều tra, xét xử, cơ quan tố tụng xác định, anh Lĩnh cùng các "mắt xích" giúp sức cho tội phạm công nghệ cao không biết các thẻ thanh toán, rút tiền bằng máy Pos của Công ty TNHH kinh doanh vàng bạc Tuấn Quang là thẻ giả và bị các đối tượng người Trung Quốc lợi dụng nên không đề cập xử lý.
Theo_An ninh thủ đô
TPHCM: Một người nước ngoài dùng 27 thẻ giả... rút tiền Vị khách người Malaysia dùng tới gần 30 thẻ visa để cà thẻ thanh toán tiền đi taxi Vinasun nhưng không cà được. Anh này nói tài xế chờ khoảng nửa tiếng đồng hồ để có người đến trả tiền. Nghi ngờ khách ngoại dùng thẻ giả, tài xế gọi điện báo công an... Ngày 14.1, lái xe Phạm Minh Trung (thuộc hãng...