Bù lỗ đường bay đến Cần Thơ vừa sai vừa méo mó thị trường
Nhằm thu hút khách đến nhiều hơn, Cần Thơ đề xuất bù lỗ cho các hãng hàng không mở đường bay mới bằng ngân sách. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng thiếu cơ sở và bất hợp lý, gây lãng phí.
Những hành khách đầu tiên đặt chân xuống cảng hàng không quốc tế Cần Thơ được tặng hoa chúc mừng – Ảnh: CHÍ QUỐC
TS Phạm Sanh (chuyên gia giao thông – đô thị) cho rằng khi sân bay Cần Thơ mở ra, người ta đã nghi ngại về lượng hành khách, sau đó sân bay tiếp tục nâng cấp làm cảng hàng không quốc tế. Thế nhưng, chưa có có hãng hàng không quốc tế nào đến khai thác sân bay này.
Bù lỗ cho hãng hàng không là trật
Theo TS Sanh, lúc trước tỉnh nào cũng muốn có một sân bay quốc tế. Đến bây giờ vẫn còn ý tưởng đó là một lãng phí ghê gớm.
Không phải mở đường bay qua BăngKok thì khách Thái Lan qua nhiều. Người ta vẫn đến Sài Gòn rồi mới xuống Cần Thơ, thậm chí họ cũng không xuống đó.
Cần Thơ có thể hi vọng mở đường bay sẽ thu hút khách đi du lịch nhưng chú ý rằng Cần Thơ không phải là điểm duy nhất có du lịch sinh thái. Các địa phương ĐBSCL đều có du lịch na ná như nhau.
Cho nên việc UBND thành phố Cần Thơ tính bù lỗ cho các hãng hàng không để thu hút khách bằng ngân sách, theo tôi là trật.
Bởi hút khách không đơn giản là mở đường bay nhiều tại Cần Thơ. Tại sao tỉnh không đẩy mạnh thu hút bằng đường bộ, đường thủy hay bằng một giải pháp khác. Thậm chí hỗ trợ vé máy bay giá như 1 triệu thì giảm còn 500.000 đồng cho hành khách?
Video đang HOT
TS Sanh đề nghị thay vì bù lỗ như vậy thì phục vụ xe buýt miễn phí, đưa đón tận nơi khi khách xuống sân bay sẽ có tín hiệu tốt hơn. Khách nhiều, nhu cầu đi lại đông thì các hãng hàng không sẽ chủ động mở chuyến ngay, khỏi lo chuyện đó. Nếu khách không có thì có ép hãng hàng không mở đường bay cũng không được.
Không thể phục vụ cho một nhóm người
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cũng khẳng định việc bù lỗ cho hãng hàng không khi mở đường bay mới, xét về bình diện quốc gia, nó có thể làm méo mó thị trường hàng không vốn là cạnh tranh kinh tế thị trường. Nếu Cần Thơ bù lỗ được, địa phương khác làm nữa thì sẽ không thích hợp.
Trường hợp địa phương có tài nguyên thiên nhiên hay có cái gì rất tốt nhưng bị ngăn sông cách trở hoặc bị cô lập quá, bù lỗ cho hãng hàng không mở đường bay mới hợp lý.
Tuy nhiên, ở Cần Thơ thì bản thân sân bay Cần Thơ khi lập ra đã nhận nhiều khuyến cáo là không nên mở sân bay đó.
Đáng lưu ý rằng khi đã thấy lãng phí rồi mà địa phương còn quyết tâm làm, bù lỗ bằng ngân sách nữa là “có vấn đề”.
Địa phương nếu có kinh phí nên đi vào chuyện mở mang cái gì đó mang tính chung toàn vùng để mọi người được hưởng lợi chung, thu hút du khách đến, tránh trực tiếp hỗ trợ cho công việc cụ thể mà chỉ có lợi ích cho một nhóm người.
Nó không theo xu hướng của thị trường. Thí dụ, dành số tiền bù lỗ đó để miễn thu phí cầu Cần Thơ sẽ tốt hơn, góp phần thúc đẩy kinh tế Cần Thơ…
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh (Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – CIEM) cho rằng việc Cần Thơ tìm cách để các hãng hàng không mở rộng đường bay đi/đến Cần Thơ góp phần phát triển kinh tế là điều hợp lý.
“Tuy nhiên, mở đường bay mà muốn lấy ngân sách để bù lỗ đường bay mới, tôi đề nghị phải xem xét lại.” – Ông Lê Đăng Doanh nói.
Cần phải xem lại tỉ lệ bù lỗ như thế nào, nếu có thể chỉ nên tham gia làm mồi chứ không nên bù lỗ quá lớn cho hoạt động kinh doanh.
Có thể khuyến khích chọn ra một số đường bay quốc tế thật sự tiềm năng để hỗ trợ một phần giá vé nếu như hãng có lỗ.
Trường hợp hãng hàng không lỗ, tỉnh tham gia tính toán bù bao nhiêu phần trăm thôi.
Ông Lê Đăng Doanh cho rằng: “Đề xuất bù lỗ này cần phải giám định độc lập, giám sát chặt chẽ về chi phí, tránh bị bóp méo số tiền thực sự bù lỗ.”
(Theo Tuổi Trẻ)
Sụt lún đất trầm trọng, nhiều nơi ở miền Tây biến thành "lồng chảo"
Theo các nhà khoa học, hậu quả của sụt lún đất đáng lo ngại hơn rất nhiều so với các rủi ro do biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng gây ra. Tình trạng này được dự báo sẽ diễn ra ngày một nghiêm trọng hơn.
Sụt lún do cạn kiệt nguồn nước ngầm
Ông Kỷ Quang Vinh - Chánh văn phòng công tác BĐKH TP.Cần Thơ cho biết, mỗi năm, ĐBSCL sụt lún đất từ 1-2cm; đặc biệt có nơi sụt lún sâu hơn từ 2-4cm. "Do khai thác nước ngầm quá mức nên mới dẫn đến sụt lún đất. Hiện nay, các tầng nước ngầm chúng ta sử dụng hầu như đã cạn kiệt" - ông Vinh thông tin.
Người dân vùng ven biển ĐBSCL sử dụng nhiều nguồn nước ngầm làm gia tăng tình trạng sụt lún đất (Trong ảnh, người dân huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre trữ nước để sử dụng trong mùa khô). Ảnh: HUỲNH XÂY
Theo kết quả nghiên cứu của dự án "Rise and Fall", phần lớn cao trình bề mặt đất tại ĐBSCL thấp hơn 1m so với mực nước biển. Đây là yếu tố quan trọng dẫn đến việc ĐBSCL rất dễ bị tổn thương do nước biển dâng.
Cũng theo kết quả trên, việc khai thác quá mức nước ngầm ĐBSCL cũng dẫn đến nguy cơ xâm nhập mặn nguồn nước mặt và cả nguồn nước ngầm, gia tăng rủi ro do ngập lụt, làm mất đất canh tác và gây ra các tác động tiêu cực đến hệ thống các công trình và cơ sở hạ tầng.
Còn ông Trần Văn Thanh - Giám đốc Sở TNMT tỉnh Sóc Trăng thì cho biết, khảo sát của ngành chức năng địa phương cho thấy, lưu lượng khai thác nước ngầm hiện đã vượt mức an toàn. 3 khu vực như TP.Sóc Trăng, huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu mực nước ngầm đã hạ liên tục giống như "cái lồng chảo".
Theo ngành chức năng các địa phương, do nhu cầu sử dụng nước để phục vụ sinh hoạt và sản xuất ngày càng gia tăng đã khiến nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt hơn.
Ngoài khai thác nước ngầm, việc các lớp trầm tích dày bị nén, tác động của điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và quá trình kiến tạo địa chất bị đứt gãy cũng là những lý do dẫn đến sụt lún đất. "Tốc độ sụt lún đất tăng lên ở các khu đô thị và khu vực khai thác nước ngầm, tạo ra nhiều mối lo ngại" - PGS-TS Nguyễn Hiếu Trung - Trưởng khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (Trường ĐH.Cần Thơ) nhận định.
Nên ngừng cấp phép khai thác nước ngầm
Để hạn chế sụt lún đất ở ĐBSCL, ông Vinh cho rằng nên học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản. Theo ông Vinh, ngay từ bây giờ, Việt Nam nên ngừng ngay việc cấp phép khai thác nước ngầm, nếu tiếp tục kéo dài thì "độ trễ của nó (độ phục hồi mực nước ngầm) sẽ còn kéo dài thêm vài chục năm nữa".
Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ của dự án "Rise and Fall" do các viện, trường tại Hà Lan và Việt Nam kết hợp thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề về khai thác nước dưới đất; để hạn chế tình trạng trên, cần căn cứ vào từng tiểu vùng cụ thể để có giải pháp phù hợp. Cụ thể, vùng thượng nguồn ĐBSCL có nguồn nước mặt dồi dào có thể xây các hồ trữ nước, vùng trung tâm với các đô thị cần nghiêm cấm khai thác nước ngầm, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ để tái sử dụng nước thải.
Riêng ở vùng ven biển - nơi phụ thuộc nhiều vào nguồn nước ngầm cần xây dựng các hồ chứa nước mưa kết hợp với việc xây dựng đường ống cấp nước dẫn từ khu vực thượng nguồn về vùng này. Từng hộ dân ở khu vực ven biển cần xây dựng các bể chứa nước mưa để phục vụ sinh hoạt. Ngoài ra, ĐBSCL cần hạn chế sử dụng nước ngọt sản xuất lúa vụ 3 để tăng diện tích trữ nước ngọt điều hòa lại trong mùa khô.
Vòng xoay "tử thần" ở Cần Thơ sẽ bị đập bỏ Đây là nút giao thông thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và ùn tắc khiến người dân Cần Thơ rất bức xúc trong thời gian qua. Ngày 15.4, lãnh đạo UBND quận Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) cho biết đã giao cho Phòng Quản lý đô thị quận tiến hành triển khai thu hồi vòng xuyến để lắp...