BTS xưng vương ở mảng bán đĩa, Black Pink thống trị mảng view YouTube
Những đầu tàu KPOP ngày càng thể hiện vị thế ấn tượng của họ ở làng giải trí.
Sáng 9/5, Bảng xếp hạng Gaon Monthly Album công bố dữ liệu tháng, cho biết album “Map of the Soul: Persona” của BTS đã bán được 3.229.032 bản kể từ khi phát hành hôm 12 tháng 4.
Mặc dù vẫn chưa tròn một tháng lên kệ nhưng doanh số này đã giúp BTS phá vỡ kỷ lục của BXH Gaon Monthly Album, trở thành album bán được nhiều nhất trong lịch sử BXH.
Ở mặt trận nhạc số, Bảng xếp hạng Gaon Monthly Digital Download ghi nhận ca khúc chủ đề “Boy With Luv” (ft. Halsey) cũng là ca khúc được tải về nhiều nhất trong tháng vừa qua.
Như vậy, boygroup Big Hit không chỉ bán đĩa cực tốt mà cũng sở hữu thành tích nhạc số vô cùng ấn tượng.
Một nhóm nhạc khác cũng đang làm rất tốt là Black Pink. Nhóm nữ vừa vượt qua Fifth Harmony để trở thành girlgroup được stream nhiều nhất trên YouTube. Top 5 đã được định hình lại thành:
1. BLACKPINK – 5,95 tỷ view
2. Fifth Harmony – 5,93 tỷ view
3. Little Mix – 4,3 tỷ view
4. TWICE – 4,1 tỷ view
5. SNSD – 3,5 tỷ view
Được biết, tính tới hôm nay (9/5), MV có lượt view cao nhất của nhóm nữ YG là “DDU-DU DDU-DU”, đã được 797 triệu view. Với tộc độ gia tăng lượt xem như hiện tại, Black Pink gần như chắc suất trở thành idolgroup KPOP đầu tiên có 800 triệu lượt xem trên nền tảng YouTube.
Xin chúc mừng BTS và Black Pink!
Theo tinnhac.com
Phải chẳng chúng ta đang 'mắc kẹt' trong một thời kỳ mà toàn thể Kpop đang ám ảnh trầm trọng với hai chữ 'cày view'?
Tất nhiên, view YouTube cũng là một minh chứng cho thấy độ phủ sóng của nghệ sĩ trong thời đại Internet bùng nổ như ngày nay. Nhưng khi vấn đề này bắt đầu bị đặt nặng, nó đã vô tình hình thành một tư tưởng lệch lạc khi cho rằng những bài hát view thấp là những bài 'thất bại'.
Vào ngày 24 tháng 8 năm 2018, BTS đã phát hành MV " IDOL", đánh dấu sự trở lại đáng mong chờ của họ cùng album "Love Yourself: Answer". Ngoài việc càn quét các bảng xếp hạng nhạc số trong nước và quốc tế sau khi phát hành, " IDOL" đã thu hút được 45 triệu lượt xem trên YouTube trong vòng 24 giờ đầu tiên. Thành tích này giúp sản phẩm mới nhất của BTS trở thành MV có lượt view cao nhất sau 24 giờ đầu tiên trong lịch sử YouTube. Với kỷ lục này, BTS cũng đã đánh bại hiện tượng toàn cầu Taylor Swift, người giữ kỷ lục trước đó với 43,2 triệu lượt xem cho MV " Look What You Made Me Do".
Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một thời đại huy hoàng của Kpop khi mà các nghệ sĩ như BTS, TWICE, Black Pink,... đang giúp thể loại âm nhạc này được biết đến rộng rãi hơn trên toàn cầu. Những thành tựu như MV được xem nhiều nhất trong 24 giờ đầu tiên từ trước tới nay, lọt vào các bảng xếp hạng chính của Billboard, biểu diễn tại American Music Awards,... đã khẳng định rằng Kpop hiện đang được ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu chú ý đến, kể cả thị trường âm nhạc lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, giữa thời đại toàn cầu hóa và thương mại hóa Kpop, người ta lại nhận thấy một điều gì đó kỳ lạ trong vài năm qua, sau một loạt những ca khúc mới phát hành trong thời gian gần đây. Đó là nỗi ám ảnh trầm trọng về view và "cày view"! Nỗi ám ảnh kỳ lạ về số lượt xem trên YouTube đã khiến phần lớn người hâm mộ hiện nay dường như chỉ tập trung tìm mọi biện pháp để tăng view cho video của các nghệ sĩ mà họ yêu thích. Dưới nhiều MV của các nhóm nhạc nổi tiếng, chẳng hạn như video của BTS, TWICE và Black Pink, người ta thường có thể tìm thấy những bình luận điểm lại các "cột mốc" quan trọng như 1 triệu, 5 triệu, 10 triệu view,.... Hoặc một kiểu comment khác cũng có thể dễ dàng được tìm thấy là: " Chúng ta đang tăng quá chậm đấy mọi người à! Hãy tiếp tục stream đi nào. Sử dụng nhiều thiết bị khác nhau...". Điều tồi tệ nhất ở đây là, các fan dường như đang quá "nhiệt tình" kêu gọi những người khác hãy liên tục stream MV để thần tượng của họ có thể đánh bại kỷ lục của một nhóm nào đó khác.
Trong một cuộc thảo luận trên Internet mới đây, nhiều cư dân mạng cho rằng nỗi ám ảnh với view lần đầu xuất hiện vào khoảng đầu những năm 2010, khi các nghệ sĩ như Big Bang và SNSD bắt đầu chạm tay đến cột mốc 100 triệu lượt xem trên YouTube. Ở thời điểm của năm 2018, các nghệ sĩ như BTS có thể thu về 100 triệu lượt xem chỉ trong vài ngày, thế nhưng trong thời kỳ đó, bản thân việc đạt đến con số 100 triệu view cũng đủ giúp họ thu hút sự chú ý của giới truyền thông Hoa Kỳ lẫn Hàn Quốc. Kể từ đó, những ca khúc nổi tiếng toàn cầu như " Gangnam Style" của PSY, " I Got A Boy" của SNSD, " I Am The Best" của 2NE1 và " Bang Bang Bang" của Big Bang đã mang về hàng trăm triệu lượt xem trên YouTube (thậm chí là hàng tỷ, trong trường hợp của PSY). Điều này có thể giúp các công ty thu hút sự quan tâm từ thị trường âm nhạc Mỹ, nhưng vô tình nó cũng bắt đầu kích động tính cạnh tranh và sự háo thắng trong lòng người hâm mộ khi họ dần nhen nhóm ý định phá vỡ kỷ lục đã có với video tiếp theo. Để rồi từ đó, người ta bắt đầu đặt ra câu hỏi rằng phải chăng cảm giác vui sướng và phấn khích khi lần đầu tiên được lắng nghe một ca khúc mới của thần tượng giờ đây đã bị thay thế bằng sự lo lắng và áp lực cần phải vượt qua cho bằng được số lượt xem của sản phẩm đã phát hành trước đó?
Một mặt, nỗi ám ảnh về view kéo theo những thay đổi văn hóa và quan điểm xã hội tương tự trong thời đại thông tin kỹ thuật số, khi mà streaming và YouTube đã trở thành những nền tảng với lưu lượng truy cập lớn, và lượt xem cũng như lượt stream cũng trở thành tiêu chí mới để cân đo mức độ thành công. Ngoài ra, những thành tích như số lượt xem có thể đóng vai trò như một công cụ tiếp thị để quảng bá sản phẩm của các nghệ sĩ. Một ví dụ quan trọng cho trường hợp này là Yang Hyun Suk của YG. Người sáng lập YG liên tục đăng tải thành tích về lượt view MV của các nghệ sĩ công ty lên trên cá nhân như Instagram và Facebook. Thông thường, view YouTube cũng có thể phản ánh độ thành công nhất định vì mối quan hệ mật thiết của nó với sức ảnh hưởng của một sản phẩm ở những nơi khác - như bảng xếp hạng nhạc số, doanh số album, các hoạt động quảng bá, đi show, concert,.... Ngoài ra, có một lập luận quan trọng đã và đang gây ra khá nhiều tranh cãi trong nhiều năm qua. Ý kiến này cho rằng đối với phần lớn fan quốc tế không có điều kiện ủng hộ thần tượng (chẳng hạn như không thể mua vé concert hoặc không thể stream nhạc số), việc "cày view" MV không ngừng nghỉ chính là cách duy nhất để thể hiện sự ủng hộ dành cho thần tượng.
Nhưng mặt khác, việc dành quá nhiều năng lượng và thời gian để "cày" và đếm view có thể khiến người hâm mộ vô tình quên mất giá trị thực sự và chất lượng sản phẩm mà các nghệ sĩ đã dốc toàn lực để tạo ra. Điều này cũng đúng với những MV nổi bật của Kpop trong thời gian gần đây như " IDOL", " DDU-DU-DDU-DU" và " Dance the Night Away". Dưới những video này, bên cạnh các bình luận đếm view, nhiều người cũng đề cập đến thành tích trong một khung thời gian nhất định, hay thậm chí là đặt ra mục tiêu tiếp theo,..... Không ít fan lên tiếng hối thúc những người khác stream MV nhiều hơn nữa, hay gửi lời cảm ơn các fan khác vì đã stream tích cực. Một số khác thậm chí còn đi xa hơn khi liệt kê danh sách về "số liệu thống kê", đề cập đến những số liệu rõ ràng không có gì liên quan đến video mà họ đang bình luận chẳng hạn như lượt xem các MV khác của nghệ sĩ đó để so sánh, lượt xem hàng ngày và thậm chí xếp hạng video dựa trên lượt xem. Những ý kiến bàn về nội dung MV, chất lượng bài hát hay những chủ đề có liên quan trực tiếp đến sản phẩm ngày càng trở nên ít ỏi, nếu không muốn nói là bị chôn vùi trong những bình luận chỉ bàn về lượt view. Phải kiên nhẫn đọc và chọn lọc trong hàng trăm ngàn ý kiến của người hâm mộ, chúng ta mới có thể tìm thấy một vài nhận xét về vẻ đẹp của MV, phong cách âm nhạc, và giá trị đích thực của bài hát, hay chỉ đơn giản là chất lượng hình ảnh của video.
Đối với những người không thực sự là fan mà chỉ tò mò tìm xem một MV nổi tiếng, hẳn là họ sẽ cảm thấy đôi chút thất vọng khi phần bình luận có quá nhiều comment đề cập đến view thay vì thảo luận về những vấn đề có ý nghĩa thực sự. Tất nhiên, người hâm mộ vẫn có quyền tự hào khi MV của thần tượng phá vỡ một kỷ lục nào đó về lượt view, đặc biệt là khi họ đã chứng kiến idol phải vất vả đến thế nào trong quá khứ để đạt được thành công như ngày hôm nay. Tuy nhiên, người ta cũng bắt đầu cảm thấy nhớ cái thời mà người hâm mộ chỉ chú tâm để lại những bình luận ý nghĩa thực sự như chỉ ra những khoảnh khắc yêu thích của họ trong MV, những cảnh quay đẹp đến nao lòng, những lý luận sâu sắc về cốt truyện, kịch bản bất ngờ,.... Điều này vẫn đang xảy ra, nhưng nó dường như chỉ xuất hiện trong các video ít tiếng tăm hơn, ít người xem hơn, nơi mà người hâm mộ không bị ám ảnh bởi view và "cày view"!
Dù thế nào đi chăng nữa, miễn là YouTube vẫn là một nền tảng nổi bật để quảng bá nội dung video, và miễn là MV vẫn tiếp tục được ràng buộc với các sản phẩm nhạc số, nỗi ám ảnh về view sẽ chỉ tăng lên mà không thể tìm thấy điểm dừng, ít nhất là trong tương lai gần. Nhưng người ta vẫn hy vọng rằng, khi các fandom ngày càng phát triển và trưởng thành hơn, chúng ta sẽ học được cách ủng hộ nghệ sĩ yêu thích của mình theo nhiều cách khác nhau mà không cần phải bận tâm đến những con số hiển thị trên YouTube. Hy vọng rằng người hâm mộ có thể bày tỏ sự trân trọng của mình dành cho MV của thần tượng theo những cách khác chứ không chỉ là tập trung vào việc tăng view cả ngày lẫn đêm. Vì rõ ràng, nếu nhìn xa hơn, chúng ta vẫn có thể tìm thấy rất nhiều MV Kpop mà người hâm mộ thể hiện tình yêu của họ bằng từ ngữ, bằng những lời lẽ ngọt ngào nhất chứ không phải bằng những con số vô thưởng vô phạt!
Theo tinnhac
Youtube cộng thêm 8 triệu view cho MV của Taylor Swift, đạt kỷ lục 65,2 triệu view sau 24h đầu tiên Sau một thời gian cộng trừ nhân chia, cuối cùng Youtube cũng đã xác nhận việc cộng thêm 8 triệu view cho MV mới toanh của Taylor Swift, giúp cô nàng xác lập kỷ lục đạt 65,2 triệu view sau 24h ra mắt. Sau một thời gian lo lắng khi Youtube đóng băng và tuyên bố xem xét lại lượng view cho MV...