BTQP Nhật nói một câu về “bảo vệ biển Đông”, cả chính phủ và tướng lĩnh TQ cùng “nóng mặt”
Báo Asahi Shimbun đưa tin, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada mới đây tuyên bố “bảo vệ biển Đông chính là bảo vệ biển Hoa Đông”.
(Ảnh minh họa: 81.cn)
Thông điệp được bà Inada đưa ra hôm 16/11, sau khi dự Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Lào.
Bộ trưởng quốc phòng Nhật cũng kêu gọi quán triệt nguyên tắc “pháp trị” trên phạm vi toàn cầu và nâng cao thực lực tổng thể của các quốc gia Đông Nam Á. Theo bà, Nhật Bản đang cố gắng tăng cường hợp tác quốc phòng với các thành viên ASEAN.
Ngày 17/11, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng đã phản ứng quyết liệt với tuyên bố của Bộ trưởng Inada.
Video đang HOT
Ông Cảnh chỉ trích: “Các nước ASEAN có lập trường thế nào về vấn đề biển Đông, ứng xử ra sao với tình hình hiện tại ở biển Đông thì tốt nhất là để các quốc gia ASEAN tự lên tiếng. Nhật Bản không phải là phát ngôn viên của ASEAN.”
Ông Cảnh đòi Tokyo “không gây chuyện thị phi”, “không phá hoại nỗ lực duy trì hòa bình ổn định khu vực biển Đông”.
Trên tờ Nhân dân Nhật báo, Thiếu tướng Trung Quốc Doãn Trác, Chủ nhiệm Ủy ban chuyên gia tư vấn số hóa Hải quân, gay gắt chỉ trích nhận định của bà Tomomi Inada là “đổi trắng thay đen”.
Tướng Doãn nói rằng biển Hoa Đông không thuộc về Nhật Bản khi xung quanh còn có Trung Quốc, Hàn Quốc… Khu vực biển Đông cũng có rất nhiều quốc gia và “không có tấc biển nào ở đây thuộc về Nhật”.
“Ai cần Nhật Bản bảo vệ biển Hoa Đông?” – Doãn Trác chất vấn, đồng thời cáo buộc bà Inada theo đuổi tham vọng bá quyền trên biển của đồng minh Mỹ.
Tái khẳng định lập trường của chính phủ Trung Quốc, ông Doãn đổ lỗi cho sự can thiệp của Mỹ/đồng minh ở biển Đông “phá vỡ sự yên bình của khu vực”, làm dấy lên “nguy cơ xung đột và chiến tranh như hiện nay”.
Cho đến nay, chính phủ Nhật Bản vẫn nỗ lực liên kết, hỗ trợ đồng minh và đối tác ở Đông Nam Á nhằm chống lại yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên biển Đông.
Nhật cũng là nước kêu gọi mạnh mẽ các nước cùng lên tiếng yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết vụ kiện biển Đông của Tòa trọng tài thường trực (PCA) hôm 12/7. Đây được xem là chính sách của nội các Thủ tướng Shinzo Abe nhằm đem lại cơ sở pháp lý cho Tokyo trong tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Truyền thông Trung Quốc ngày 21/11 cho hay quân đội nước này tiếp tục các hoạt động “tập trận tích cực” trên biển Đông.
Trong tháng này, Hạm đội Nam Hải thuộc Hải quân Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận 5 ngày, lấy bối cảnh thực chiến là sân bay bị phá hủy để tập luyện hộ tống, vượt biển chi viện…
(Theo Soha News)
Trung Quốc lớn tiếng nói Nhật Bản gây nguy hiểm cho máy bay quân sự
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay 27/10 cáo buộc các máy bay thuộc Lực lượng Không quân Nhật Bản đã có các động thái gây nguy hiểm đối với các phi cơ quân sự Trung Quốc tại khu vực tranh chấp giữa hai nước trên biển Hoa Đông.
Hai máy bay F-15 của Lực lượng Phòng vệ Không quân Nhật Bản (Ảnh: USNI)
Theo Reuters, phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian cho biết các hoạt động của máy bay Trung Quốc ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, khu vực tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên biển Hoa Đông, là phù hợp với luật pháp và quy tắc quốc tế. Theo ông này, khi các máy bay của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản chạm trán với các máy bay quân sự của Trung Quốc ở khu vực đó, các máy bay Nhật Bản thường phát radar hồng ngoại gây nhiễu, làm cản trở hoạt động của máy bay Trung Quốc.
Ông Wu cho rằng những động thái này của Nhật Bản sẽ gây nguy hại cho sự an toàn của máy bay cũng như phi công Trung Quốc và có thể dẫn tới nhiều vấn đề khác. Bắc Kinh kêu gọi Tokyo "hành xử có trách nhiệm và không để cho các vụ việc tương tự như vậy xảy ra trong tương lai".
Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với một nhóm đảo nhỏ, không có người ở trên biển Hoa Đông từ nhiều năm nay. Các tàu tuần tra và máy bay chiến đấu của hai nước vẫn thường xuyên "chạm mặt" nhau ở khu vực này, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra xung đột quân sự giữa hai bên.
Tuyên bố trên của Trung Quốc được đưa ra sau khi Nhật Bản tuyên bố đã ghi nhận số lần xuất kích kỷ lục của máy bay nước này tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để chặn máy bay Trung Quốc. Trong khoảng thời gian 6 tháng tính đến tháng 9, số lần máy bay Nhật Bản chặn máy bay Trung Quốc ở biển Hoa Đông là 407 lần, so với 231 lần cùng kỳ năm ngoái. Tokyo lo ngại rằng, Bắc Kinh hiện không chỉ đòi hỏi yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông mà còn chuyển hướng sang mở rộng tầm ảnh hưởng ở Hoa Đông và khu vực tây Thái Bình Dương.
Thành Đạt
Theo Dantri
Trung Quốc bị nghi nối lại thăm dò khí đốt ở Hoa Đông, Nhật phản đối Nhật Bản phản đối Trung Quốc khi phát hiện dấu hiệu nước này thúc đẩy thăm dò khí đốt ở biển Hoa Đông, bất chấp lời kêu gọi chấm dứt hành động. Giàn khoan của Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Ảnh: AP "Đầu tháng này, những tia sáng mới bị phát hiện tại hai giàn khoan thăm dò khí đốt Trung Quốc...