Bắt đầu bằng sao chép, không có nghĩa là bạn không thể sáng tạo
Ông Lý Khai Phục (Kai-Fu Lee) nhà đầu tư mạo hiểm và cựu chuyên gia Silicon Valley nói rằng chúng ta cần bắt đầu chuẩn bị cho những thách thức mà trí thông minh nhân tạo mang lại.
Chủ tịch và giám đốc điều hành của Sinovation Ventures nói rằng ngành công nghệ của Mỹ không thể đánh giá thấp các công ty trí tuệ nhân tạo mà ông đang đầu tư ở Trung Quốc.
Ông Lý, một người gốc Đài Loan, đã dành hầu hết thời gian của mình làm việc ở Trung Quốc, nhưng đã có 25 năm sống ở Mỹ trước khi trở thành một nhà đầu tư mạo hiểm và ông cũng đã từng làm việc cho Apple, Microsoft và Google.
Ông Lý đã trả lời phỏng vấn với Bloomberg Businessweek ngay trước khi phát hành chính thức cuốn sách của mình “ AI Superpowers: China, Silicon Valley, and the New World Order” (tạm dịch: Các siêu cường AI: Trung Quốc, Thung lũng Silicon và trật tự thế giới mới).
Ông Lý Khai Phục.
- Tại sao Google và các nhà lãnh đạo AI khác của và Mỹ nên lo lắng về sự cạnh tranh từ Trung Quốc?
- Rất nhiều người ở Thung lũng Silicon cho rằng nếu bạn là người sao chép (copycat), bạn sẽ phải chịu tiếng đó cả đời và bạn sẽ không bao giờ trở thành một nhà sáng tạo lớn. Trung Quốc đã chứng minh điều đó sai.
Hãy nghĩ về một nhóm người rất thông minh, chăm chỉ có khả năng lãnh đạo và kinh doanh tốt tuy chưa từng bao giờ được hoạt động trong một môi trường như Thung lũng Silicon. Trở thành một copycat trước không có nghĩa là đã chấm hết.
Sự phát triển hiện nay giống như một kim tự tháp. Các copycat giống như nền của kim tự tháp, và hầu hết sẽ không trở thành một cạnh của kim tự tháp với các sản phẩm tốt. Nhưng nếu bạn sao chép ở giai đoạn đầu tiên, sau đó học hỏi kinh nghiệm, tiến hành các cải cách để hoàn thiện sản phẩm của mình thì đó lại là một giải pháp rất đáng gờm mà Thung lũng Silicon không bao giờ nghĩ đến.
- Theo ông, có một công ty nào nổi bật không?
Video đang HOT
- Meituan Dianping của Wang Xing là một ví dụ. Công ty này đã sao chép Facebook, Twitter và Groupon. Nhưng với Meituan, công ty đã tìm ra cách sử dụng công nghệ và kỹ năng kinh doanh để trở thành một doanh nghiệp sáng tạo, sinh lợi.
Startup này đã xây dựng được phần mềm ứng dụng rất tốt cho các doanh nghiệp, kiểm soát trải nghiệm người dùng, vì vậy bạn có thể giao đồ ăn trong một khoảng thời gian hợp lý, từ 20 đến 30 phút, và thức ăn vẫn nóng khi đến tay người dùng. Bạn có thể truy cập 500, hay thậm chí 5000 nhà hàng, và bạn chỉ phải trả dưới 1 USD cho mỗi đơn hàng.
- Điều gì ngăn cản một đối tác của Mỹ như Uber hoặc Seamless làm điều tương tự?
- Rất khó để học những thủ thuật mới. Mô hình hoạt động của Mỹ phát huy được trên khía cạnh hậu cần và tăng được doanh thu từ các nền tảng phần mềm của họ.
Một người như Wang Xing sẵn sàng đảm nhiệm công việc thực sự khó khăn là thuê hàng chục nghìn người giao hàng, sau đó quản lý họ và đảm bảo họ hiệu quả và đúng giờ. Đây là một công việc khá lộn xộn.
- Có lẽ chuyện đó đặc biệt lộn xộn ở Trung Quốc. Rõ ràng chính phủ cũng đã nỗ lực tạo thuận lợi cho các công ty công nghệ, nhưng theo ông những điều quan trọng nhất là gì?
- Chính phủ ở Trung Quốc đã thể hiện vai trò rất lớn trong việc hoạch định chính sách công nghệ, cho phép các công ty công nghệ thử nghiệm các công nghệ mới, và nếu các công nghệ này hoạt động hiệu quả thì sẽ nhân rộng, giống như cho phép Alibaba và Tencent phát triển các ứng dụng thanh toán.
Các dịch vụ Alipay và WeChat của họ đã gây bão, làm giảm thị phần của các công ty thẻ tín dụng. Ngoài ra, tinh thần của các doanh nhân Trung Quốc rất nhanh chóng và quyết liệt.
Chính phủ cũng đã đầu tư rất tốt cho cơ sở hạ tầng. Ở Trung Quốc, các mạng 3G, 4G phủ sóng tốt hơn ở Mỹ. Đương nhiên ở các thành phố lớn của Hoa Kỳ thì đã rất tốt rồi, nhưng nếu bạn đến các vùng nông thôn thì tình hình tệ hơn ở Trung Quốc rất nhiều.
- Ông có thể chia sẻ thêm từ góc nhìn của ông về cuộc chiến dành sự thống trị trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo giữa Mỹ và Trung Quốc không?
- Theo tôi, Mỹ có những lợi thế nhất định, chẳng hạn như có các trường đại học tốt nhất và rất nhiều trí thức nước ngoài muốn định cư tại đây.
Trung Quốc có những lợi thế khác, bao gồm nhiều dữ liệu hơn, nhiều chính sách hỗ trợ của chính phủ hơn, và giờ đây là những doanh nhân tuyệt vời. Vấn đề ở đây không phải là liệu Hoa Kỳ hay Trung Quốc phát triển hơn. Vấn đề thực sự là AI sẽ mang lại thịnh vượng nhưng cũng rất nhiều thách thức như thay con người đảm nhận nhiều loại công việc, sự riêng tư, bảo mật.
Theo tôi, đội ngũ chuyên gia ở hai nước nên hợp tác cùng nhau phát triển các giải pháp tiềm năng. Nếu không, bất cứ vấn đề gì về AI có thể tạo ra thảm họa chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Chúng ta cần bắt đầu chuẩn bị ngay bây giờ.
Theo Báo Mới
Việt Nam-Hàn Quốc tìm phương án quản lý bản quyền trong môi trường số
Ông Kim Chan Dong (Ủy ban bản quyền tác giả Hàn Quốc) cho rằng hiện nay, ở Hàn Quốc và Việt Nam đều gia tăng hiện tượng lan tràn các kênh phân phối, sao chép bất hợp pháp trên mạng kỹ thuật số.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TechSignin)
Ngày 31/10, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc tổ chức Diễn đàn bản quyền Việt Nam-Hàn Quốc 2018 nhằm trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến việc quản lý bản quyền trong môi trường số.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Bùi Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết Diễn đàn lần này là dịp để đánh giá thực trạng vấn đề bản quyền ở Việt Nam, việc thực thi chính sách pháp luật về bản quyền và tiếp thu kinh nghiệm của Hàn Quốc - một đất nước phát triển vượt trội về công nghiệp văn hóa, đã có hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến bản quyền tương đối hoàn thiện.
Theo ông Bùi Nguyên Hùng, Việt Nam đã có khung pháp lý cơ bản để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, có chiến lược quốc gia phát triển quyền sở hữu trí tuệ; đồng thời, tham gia vào các hiệp định quốc tế về bảo vệ sở hữu trí tuệ. Việt Nam cũng đã có hoạt động thúc đẩy, nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn còn nhiều lỗ hổng trong bảo vệ quyền tác giả, thiếu các biện pháp giải quyết xâm phạm quyền trực tuyến. Quá trình thực thi, bảo đảm quyền còn yếu, các biện pháp phạt vi phạm không đủ mạnh và công tác quản lý kém hiệu quả.
Những khó khăn, tồn tại này cần sớm được khắc phục bằng việc bổ sung, điều chỉnh kịp thời các quan hệ pháp luật mới, phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế; tăng cường giám sát cũng như năng lực quản lý để bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan.
Chia sẻ về thực trạng, chính sách pháp luật góp phần phát triển ngành công nghiệp bản quyền, ông Kim Chan Dong (Ủy ban bản quyền tác giả Hàn Quốc) cho rằng hiện nay, ở Hàn Quốc và Việt Nam đều gia tăng hiện tượng lan tràn các kênh phân phối, sao chép bất hợp pháp trên mạng kỹ thuật số. Tốc độ phát triển công nghệ ngày càng tăng nhanh đã làm phát sinh khoảng cách giữa thực tế về bản quyền với các quy định pháp luật liên quan.
Sự phát triển của Internet vạn vật kết nối đã khiến ranh giới của việc sử dụng các nội dung văn hóa bằng phương tiện kỹ thuật số dần trở nên không rõ ràng.
Để ứng phó với vấn đề vi phạm bản quyền trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4, từ năm 2015, Hàn Quốc đã có nghiên cứu cơ bản để xây dựng phương án chính sách về bản quyền trong tương lai; vận hành nhóm nghiên cứu về bản quyền và nghiên cứu ứng phó với sự thay đổi của công nghệ.
Ông Kim Chan Dong đề xuất Hàn Quốc và Việt Nam cần tăng cường hợp tác đào tạo, quảng bá về bảo vệ bản quyền; xây dựng hệ thống hợp tác chặt chẽ giữa hai chính phủ. Đồng thời, hai bên cần tạo dựng môi trường khai thác tác phẩm thông qua hợp tác với Tổ chức quản lý tập trung bản quyền (CMO).
Đề cập sâu hơn về bảo vệ bản quyền nội dung phát sóng, ông Lee Chang Hun, Phó Giám đốc Đài MBC (Hàn Quốc) chia sẻ do sự phát triển của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, số lượt theo dõi không theo thời gian thực của khán giả ngày càng gia tăng mạnh mẽ dẫn đến sự cạnh tranh giữa nội dung hợp pháp và nội dung lậu.
Theo kết quả điều tra về số lượt tìm kiếm tivi kỹ thuật số, Hàn Quốc nằm trong số 5 quốc gia chịu thiệt hại nhiều nhất từ việc xâm phạm bất hợp pháp, ước tính lên tới hơn 1.000 tỷ won. Kết quả nghiên cứu thực tiễn của MBC năm 2016 cho thấy số lượt sử dụng lậu nhiều gấp 3 lần so với số lượt sử dụng hợp pháp.
Để ứng phó với vấn đề này, Hàn Quốc đã thành lập Hiệp hội bản quyền tại nước ngoài để liên kết ứng phó; giám sát tổng hợp các trang web lậu, các tác phẩm phát sóng lậu và chặn nguồn lợi nhuận trên các trang web lậu.
Ông Nguyễn Thanh Vân, Trưởng bộ phận sở hữu trí tuệ-Ban kiểm tra Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) cũng cho biết về những thách thức mà VTV đang phải đối mặt liên quan đến vấn đề vi phạm bản quyền như sử dụng chương trình truyền hình mà không xin phép.
Các chương trình truyền hình bị sao chép và phát tràn lan trên Internet, in thành băng đĩa bán trên thị trường. Nhiều chương trình VTV phải mua bản quyền với chi phí lớn nhưng bị các đài khác thu lại để phát sóng mà không trả phí bản quyền... Vì vậy, việc tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật về bảo vệ bản quyền là rất cần thiết.
Các cơ quan chức năng cần công bố vi phạm và tạo dư luận tẩy chay các sản phẩm vi phạm cũng như có các biện pháp xử lý đủ sức răn đe./
Theo Báo Mới
Sợ bị sao chép, Apple đăng ký luôn bản quyền thiết kế Nhà hát Steve Jobs - nơi sẽ trình làng iPhone mới sắp tới Và mới đây, bản quyền thiết kế lối vào Nhà hát Steve Jobs đã được cơ quan chức năng phê duyệt. Năm ngoai, bên canh iPhone X, iPhone 8 va 8 Plus, Apple con trinh lang môt kiêt tac khac ma it ngươi đê y. Kiêt tac nay chinh la nha hat nơi tô chưc sư kiên ra măt iPhone X. Đươc đăt...