BT Công thương nhận trách nhiệm vì chậm sửa Nghị định 84
Bộ trưởng Công Thương nhận trách nhiệm trước Quốc hội về việc chậm ban hành Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu.
Chiều nay (10/6), Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng là người mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XIII.
Gửi câu hỏi đến Bộ trưởng trong phiên chất vấn, Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) nói rằng bà đã nhiều lần lên tiếng trước Quốc hội phản ánh về thực trạng thiếu minh bạch, thiếu cạnh tranh, nhập nhằng lỗ lãi, có biểu hiện lợi ích nhóm trong quản lý thị trường, điều hành giá xăng dầu. Các Bộ trưởng Công Thương, Tài chính đã quy lỗi cho Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu.
Bà Nga cho biết, từ năm 2011 đến nay, nhiều lần Bộ trưởng hứa sớm sửa đổi Nghị định 84 để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng đến nay chưa có kết quả.
Theo bà Nga, cách sửa nghị định này cũng khó hiểu, mấy tháng đưa ra một lần rồi để đó. Gần đây còn có đề xuất, chuyển quyền điều hành giá xăng dầu về Bộ Công Thương, làm nặng nề thêm tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi của Bộ Công Thương.
Có thể để doanh nghiệp tự định giá xăng
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, về cơ bản, Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu đáp ứng được yêu cầu. Trong gần một năm gần đây, sự điều hành giá xăng dầu theo thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đến bây giờ, người dân đã quen với giá xăng dầu thường xuyên lên xuống.
Theo Bộ trưởng Dũng, thời gian vừa qua, do điều hành theo Nghị định 84 nên tránh được những cú sốc giá cả, tránh tác động đến lạm phát.
Tuy nhiên, trong quá trình điều hành, cần đẩy mạnh hơn theo lộ trình điều hành giá thị trường. Do vậy, sửa Nghị định 84 là điều cần thiết.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công thương chủ trì, Bộ Tài chính tham gia việc sửa Nghị định 84. Và gần đây nhất, vào ngày 3/6, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì nghe lại Nghị định 84 sửa đổi và Thủ tướng đã có kết luận.
Video đang HOT
Bộ Tài chính và Bộ Công Thương sẽ sửa đổi lần cuối nghị định này và trong thời gian ngắn, Nghị định 84 sửa đổi sẽ được ban hành. Trong đó, điều rất quan trọng là rút ngắn chu kỳ tính giá cơ sở.
Ngày xưa tính giá trong vòng 30 ngày, bây giờ sẽ đề xuất 15 ngày. Giữa 2 lần tăng giá ngày xưa là 15 ngày, bây giờ đề xuất 10 ngày, càng ngắn thì càng sát thị trường.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nga về vấn đề chuyển quyền điều hành giá xăng dầu từ Bộ Tài chính sang Bộ Công Thương, ông Đinh Tiến Dũng nói: “Đây là điều bình thường”. Bởi Luật Giá quy định Bộ Tài chính quản lý về giá, hướng dẫn thanh tra kiểm tra, các bộ quản lý ngành điều hành về giá cụ thể.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính với vai trò quản lý Nhà nước của mình, trong quá trình điều hành, thay vì trước kia là Bộ Tài chính chủ trì, bây giờ Bộ Công thương chủ trì. Bộ Tài chính sẽ tham gia để Bộ Công Thương ra công bố.
“Chúng tôi cho rằng, như thế vẫn là minh bạch”, ông Dũng nói.
Bộ trưởng Công Thương hứa sớm ban hành Nghị định
Cũng có mặt tại phiên chất vấn chia lửa cùng Bộ trưởng Tài chính, ông Vũ Huy Hoàng – Bộ trưởng Công Thương – cho rằng, Nghị định 84 vận hành mang lại nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành có phát sinh một số bất cập, cần điều chỉnh, bổ sung.
Theo Bộ trưởng Hoàng, có 3 bất cập chính cần khắc phục: Một là: Phải bám sát hơn diễn biến thị trường xăng dầu thế giới như tần xuất điều chỉnh, thời gian tính giá cơ sở ngắn hơn; Hai là: Cần tạo điều kiện cạnh tranh hơn, thêm nhiều đầu mối kinh doanh xăng dầu, tránh độc quyền. Thứ ba là sử dụng hiệu quả hơn Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng
Ông Vũ Huy Hoàng nói: “Với tư cách được Chính phủ giao là đầu mối nên chúng tôi nhận trách nhiệm trước Quốc hội về việc chậm ban hành Nghị định này”.
“Xin hứa với Quốc hội, sau khi Thủ tướng xem xét tờ trình gần đây nhất của các bộ ngành, chúng tôi cố gắng ban hành sớm nhất nghị định thay thế Nghị định 84″.
Nói về việc chuyển quyền điều hành giá xăng dầu từ Bộ Tài chính sang Bộ Công Thương, ông Hoàng nói: “Bản thân Bộ Công Thương không muốn việc điều chỉnh này. Chúng tôi vẫn muốn đề xuất với Chính phủ duy trì Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì, Bộ Công Thương phối hợp điều hành giá như hiện hành.
Ông Hoàng cho biết thêm, hiện nay, Bộ Tài chính không phải là cơ quan quyết định giá xăng dầu, chỉ là Tổ trưởng Tổ Điều hành giá. Đây là tổ liên ngành Bộ Tài chính – Công Thương.
Nếu Bộ Công Thương không đồng ý thì Bộ Tài chính báo cáo với Chính phủ để quyết định. Ngược lại, nếu đổi vai, Bộ Công Thương chủ trì, nhưng nếu Bộ Tài chính không đồng ý thì Bộ Công Thương phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đây là cơ chế liên ngành, một bộ không quyết định được.
Theo Khampha.vn
Bộ trưởng "không nhận" tính sân tennis vào giá điện
"Không có chuyện tính chi phí xây dựng nhà của 6 dự án điện này vào giá điện", Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định như vậy trong buổi chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 1/4.
Không tính chi phí xây dựng nhà vào giá điện
Tại phiên chất vấn, đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đặt câu hỏi về thông tin Tập đoàn Điện lực VN(EVN) hạch toán chi phí xây dựng bể bơi, sân tennis, biệt thự vào giá điện. Đại biểu nói: "EVN bắt người dân gánh trả chi phí trên cho ngành điện là cực kỳ bất hợp lý. Quan điểm của Bộ trưởng về việc xử lý vấn đề trên như thế nào?".
Trước câu hỏi trên, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, năm 2013, Thanh tra Chính phủ thanh tra toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện từ năm 2011 trở về trước.
Theo kiểm tra, có 6 công trình liên quan đến vấn đề nêu trên, gồm: nhiệt điện Ô Môn 1, nhiệt điện Nghi Sơn 1, nhiệt điện Phú Mỹ (xây dựng từ những năm 90, đầu năm 2000), nhiệt điện Quảng Ninh 1 và nhiệt điện Hải Phòng.
Bộ trưởng nhấn mạnh: "Trong đó chỉ có nhiệt điện Ô Môn 1 (Cần Thơ) có bể bơi; chỉ có nhiệt điện Nghi Sơn 1 có sân tennis. Các công trình khác không có bể bơi, cũng không có sân tennis".
Dù vậy, Bộ trưởng thừa nhận các công trình khác có xây dựng biệt thự. Tuy nhiên, biệt thự nhằm mục đích phục vụ chuyên gia nước ngoài trong giai đoạn xây dựng và chuyển giao công nghệ.
Ông Vũ Huy Hoàng lý giải, đặc điểm công trình điện này là xây dựng ở nơi xa trung tâm kinh tế, đô thị. Trong khi đó, chuyên gia nước ngoài phải bám công trình, không thể đi đi về về, nên phải xây dựng biệt thự phục vụ. Tuy nhiên, biệt thự trong công trình điện rất hạn chế.
Bộ trưởng bày tỏ: "Theo chúng tôi, không chỉ ngành điện mà các công trình được đầu tư bằng vốn vay nước ngoài đều có công trình phục vụ chuyên gia. Khi chuyên gia về nước, công trình này dành cho mục đích phục vụ cán bộ nhân viên".
"Đối với các công trình xây dựng ở nơi xa xôi, môi trường độc hại, rất khó thu hút cán bộ, người lao động. Cho nên, cần tạo điều kiện cho cán bộ an tâm làm việc bằng cách xây dựng hạ tầng công trình phúc lợi... dư luận và nhân dân chắc là thấy hợp lý".
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định, không có chuyện hạch toán chi phí xây dựng sân tennis vào giá điện. (Ảnh minh họa)
Ông Vũ Huy Hoàng cho biết, trong số 6 công trình điện trên, chỉ nhiệt điện Phú Mỹ 1 có hạch toán các hạng mục nhà ở, phúc lợi... vào giá điện.
"Nhưng với tỷ lệ rất nhỏ, chỉ 1,5-3 tỷ đồng/năm trong tổng doanh thu 6.000 tỷ đồng. Còn lại 5 công trình khác đều chưa hạch toán vào giá thành điện", Bộ trưởng nói thêm.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định: "Không có chuyện 6 dự án này đưa chi phí xây dựng nhà ở vào giá thành điện năm 2011".
EVN chỉ có 2.000 tỷ đầu tư vào ngân hàng, bảo hiểm
Đại biểu Huỳnh Nghĩa cũng có câu hỏi thứ 2 gửi đến Bộ trưởng về khoản vay hơn 121.000 tỷ của EVN đầu tư ngoài doanh nghiệp. Ông Nghĩa chất vấn: "Bao giờ EVN trả hết nợ?".
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, theo quan điểm của Thanh tra Chính phủ, đầu tư ngoài ngành là ngoài công ty mẹ của EVN. Trước đây, trước khi EVN tổ chức sắp xếp, tái cơ cấu lại, Tổng Công ty điện lực VN không theo mô hình công ty mẹ, công ty con.
Theo ông, con số trên 121.000 tỷ, chỉ có khoảng 2.000 tỷ đầu tư ngoài ngành vào lĩnh vực cho ngân hàng, bảo hiểm. Còn lại đại đa số đầu tư cho công trình điện, trong đó có nhà máy phát điện, đường dây, trạm biến thế... do Tổng Công ty điện lực VN đi vay.
Sau này, khi cơ cấu sắp xếp lại theo mô hình tập đoàn kinh tế công ty mẹ - con, thì những khoản vay này vẫn bị các tổ chức ngân hàng coi là của công ty mẹ. Họ không chấp nhận công ty mẹ EVN giao trách nhiệm vay trả cho công ty thành viên. Đó là đầu tư của ngành điện với các công ty thành viên, không phải đầu tư ngoài ngành.
Ông Hoàng cũng cho biết, theo quyết định của Thủ tướng, từ nay đến 2015, ngành điện phải thoái vốn hết 2.000 tỷ đồng đầu tư ngoài ngành.
Theo Khampha.vn
Các Bộ trưởng dự báo kinh tế 2014 tiếp tục khó khăn Để đạt mục tiêu tăng trưởng 5,8%, các bộ ngành sẽ phải quyết tâm rất lớn, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chính sách vĩ mô, mở rộng thị trường nước ngoài và tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Bên lề Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, các vị Bộ trưởng,...