BST Signature của Lam House: Ngẫu hứng với áo dài phá cách
Được biến tấu và phá cách trên nền linen – chất liệu đặc trưng của Lam House – những mẫu áo dài trong bộ sưu tập (BST) Signature Ao dai của thương hiệu như một điểm son trong mùa áo dài Tết 2024.
Nếu như trong lần giới thiệu trước, Signature Ao dai 2024 mang đến các thiết kế áo dài được biến tấu từ áo dài truyền thống với những chi tiết như: thêu họa tiết hay cách phối màu nơi cổ, ngực hay viền tay… tạo thành điểm nhấn bắt mắt thì trong các mẫu được “trình làng” sau đây lại là các thiết kế hoàn toàn phá cách, mang hơi hướng hiện đại và đậm chất “Signature” nhà Lam House.
Thiết kế hiện đại và đậm chất nhà Lam House
BST là một bảng màu phong phú và bắt mắt với màu loang
Nhiều cảm xúc và ngẫu hứng được bung tỏa trên các mẫu áo dài Signature nhà Lam House.
Video đang HOT
Ngoài thiết kế dành cho nữ, BST Signature còn có một số mẫu áo dài cho nam
Có thể kể một vài mẫu đặc trưng của dòng thiết kế “Đậm chất nhà Lam” là mẫu áo dài Lam Phụng lấy cảm hứng 2 tà áo của chiếc áo dài truyền thống nhưng sử dụng chất liệu linen cao cấp, phần cổ áo khoét chữ U, phối màu và thêu họa tiết Rồng – Phụng; hoặc Nhật Lam với điểm nhấn là phần nhún nơi eo cùng với tà xẻ xéo, cổ cao 3 phân, phối màu dọc theo thân áo giúp người mặc tôn dáng…
Những họa tiết 3D sống động như bức tranh trên thân áo
BST không thể thiếu những họa tiết bay bổng được thêu tay thủ công, tạo điểm nhấn trên phần thân khiến trang phục nổi bật như một bức tranh, tạo sự nổi bật cho người mặc.
Và được thêu thủ công trên nền chất liệu linen cao cấp
Một bảng màu áo dài trong BST Signature rất phong phú như: đỏ cam, xanh cô-ban, hồng phấn, hồng tím, nâu nhạt… được nhuộm thủ công loang màu ấn tượng trên nền linen cao cấp.
Những đường viền tưởng chừng như đơn giản nhưng làm điểm nhấn và tôn dáng người mặc
Với BST Signature, theo chị Chánh Niệm, chủ thương hiệu Lam House, các mẫu thiết kế có tính ứng dụng cao để “bạn có thể diện đi chúc tết, đi tiệc hay đi bát phố” đều rất phù hợp.
Cảm xúc bung tỏa trên các mẫu thiết kế thuộc BST Signature Ao dai 2024 của Lam House
Hoài cổ với áo dài xưa
Trải qua những chặng đường biến tấu, cách tân,... chiếc áo dài Việt Nam vẫn giữ được nét dịu dàng, thướt tha trong từng nếp vải.
Mấy năm trở lại đây, áo dài xưa được nhiều phụ nữ lựa chọn để mặc trong những dịp lễ, tết,... gợi lại nét hoài cổ của những năm 1960-1970.
Áo dài phong cách "Cô Ba Sài Gòn" từng "làm mưa làm gió" từ 6 năm trước đến nay vẫn chưa "hạ nhiệt"
Áo dài không chỉ là trang phục truyền thống, biểu tượng văn hóa mà còn tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Khoảng năm 1960, áo dài dáng suông, thân sau rộng hơn thân áo trước được nhiều phụ nữ ưa chuộng. Để rồi, hơn 60 năm sau, những chiếc áo dài xưa lại một lần nữa gây thương nhớ khi được nhiều người chọn để mặc vào những dịp quan trọng.
Trong sự giản dị của những nếp áo dài suông, đượm hương hoài cổ là nét thanh xuân, yêu kiều. Áo dài suông mang nét mộc mạc, bình dị mà lại rất thân thương. Chính vì thế, chất liệu để làm nên dáng áo này cũng khá khác biệt. Nhắc đến áo dài, người ta thường nghĩ đến những chất liệu tơ tằm, lụa,... vì có độ rủ, tạo sự uyển chuyển, thướt tha trong từng bước đi. Thế nhưng, áo dài suông phải là những chất liệu thô, mộc như các dòng vải cotton. Áo dài dáng suông thường không rủ mà phải có độ đơ nhất định. Những nếp áo vừa cũ, vừa mới ấy lại có sức hút với hàng vạn "tín đồ" thời trang bởi nó giữ nguyên vẻ mộc mạc của tà áo dài những năm 60 nhưng lại được biến tấu với những đường nét, hoa văn hiện đại. Có lẽ, đó cũng là nét đặc biệt của những nhà thiết kế khi làm về sản phẩm có hơi thở và văn hóa xưa cũ,...
Nhắc đến áo dài xưa, không thể không nhắc đến dáng áo thắt eo, tà rộng của phụ nữ Sài Gòn những năm 1970 từng được xem là chuẩn mực của áo dài Việt Nam một thời. Đây là mẫu áo dài có sự giao thoa giữa yếu tố hiện đại và cổ điển, để lại nhiều dấu ấn nhất. Mẫu áo dài này sử dụng chất liệu mềm mại hơn như chiffon, ren, lụa,... Thiết kế cũng cách tân hơn bằng cách mở rộng cổ, bớt tay áo, chít eo ôm sát tôn vóc dáng, họa tiết lớn, nổi bật hơn như hoa hay họa tiết thổ cẩm.
Áo dài dáng suông thường được sử dụng chất liệu vải thô kết hợp thêu tay tạo nên nét hoài cổ
Năm 2017, sau thành công của bộ phim Cô Ba Sài Gòn, áo dài phong cách "cô ba" phủ sóng. Thời điểm đó, hầu như bạn gái nào cũng có chiếc áo dài mang họa tiết "cô ba" được may theo phom dáng áo dài truyền thống thập niên 60-70 của thế kỷ XX. Và đến bây giờ, cơn sốt áo dài "cô ba" vẫn chưa "hạ nhiệt". Cứ mỗi dịp tết, nhiều nhãn hàng cũng như shop thời trang đồng loạt ra mắt những mẫu áo dài phối họa tiết rực rỡ, bắt mắt mang phong cách "cô ba". Ngoài hoa văn gạch men, chấm bi, những họa tiết vẫn được sử dụng nhiều như hoa cúc, hoa mai, đào, chim công,...
Giữa nhịp sống hiện đại, áo dài xưa vẫn có "chỗ đứng" nhất định trong lòng các "tín đồ" thời trang bởi áo dài không chỉ là trang phục mà còn là hồn cốt dân tộc. Những nét đẹp xưa cũ một thời kết hợp với những đường nét, chấm phá hiện đại đã tạo nên một nét rất riêng cho áo dài xưa ở thời đương đại./.
"Áo dài" (ao dai /ˈaʊ ˌdʌɪ/) được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và được giải thích là loại trang phục của phụ nữ Việt Nam với thiết kế 2 tà áo trước và sau dài chấm mắt cá chân che bên ngoài chiếc quần dài.
Trải qua nhiều giai đoạn và những lần cách tân, áo dài vẫn giữ nét duyên chuẩn mực truyền thống của người Việt và được phụ nữ chọn mặc vào những dịp quan trọng: Hỏi, cưới, lễ, tết,...
Nhà thiết kế Hà Nội mang mùa vàng bội thu lên áo dài Bộ sưu tập áo dài "Mùa vàng" đã giúp nhà thiết kế đến từ Hà Nội - Vũ Việt Hà khép lại năm 2022 trọn vẹn. Những thiết kế gửi gắm thông điệp hạnh phúc và niềm vui bội thu được trình diễn bởi các thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2022. Năm 2022, Vũ Việt Hà cho ra mắt 3 bộ sưu...