BSR nâng cao hiệu quả quản trị nhờ chuyển đổi số
Việc đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và áp dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 ( CMCN 4.0) góp phần giúp công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tinh giản các công tác quản lý, vận hành và đạt nhiều kết quả tích cực.
Thích nghi trong CMCN 4.0
Thời gian qua, BSR đã chủ động trong các công tác cải tiến hệ thống vận hành, quản lý và sản xuất nhờ ứng dụng các thành tựu của cuộc CMCN 4.0.
Trong công tác chuyển đổi số (CĐS) của BSR, từ năm 2016 đơn vị đã áp dụng hệ thống đánh giá chỉ số đo lường hiệu quả công việc ( KPI) với hơn 500 KPI được áp dụng thực hiện. Tối ưu hóa nhà máy lọc dầu Dung Quất với các công tác tinh chỉnh bộ điều khiển và triển khai hệ thống điều khiển đa biến, giúp BSR tiết kiệm được khoảng 12 triệu USD.
Đổi mới các công tác sản xuất kinh doanh, quản lý, vận hành thông qua ứng dụng hoạt động đa nền tảng
Ông Hoàng Ngọc Tú, Trưởng ban Công nghệ thông tin BSR cho biết, từ năm 2019 đến nay, BSR đã áp dụng các công tác CĐS như hoàn thành và áp dụng hệ thống bộ giải pháp văn phòng điện tử gồm 15 phân hệ tích hợp; triển khai và đưa vào vận hành chính thức hệ thống quản trị tổng thể nguồn lực doanh nghiệp (ERP) giai đoạn 1 được tích hợp đồng bộ với các hệ thống quản lý sản xuất, quản lý bảo dưỡng, trình ký điện tử…; triển khai và đưa vào khai thác chính thức giải pháp làm việc hiệu suất cao trên nền tảng Microsoft 365 cho toàn bộ CBCNV.
Ngoài ra, BSR còn đẩy mạnh khai thác và cải tiến các hệ thống quản lý sản xuất, bảo dưỡng hiện hữu theo định hướng thông minh và tích hợp; tự phát triển và xây dựng hàng loạt hệ thống như: hệ thống báo cáo quản trị trực quan (visualization) công tác sản xuất, bảo dưỡng, thương mại, nhân sự, công việc theo thời gian thực (realtime); hệ thống khai báo và kiểm soát dịch bệnh Covid cho CBCNV và nhà thầu, đối tác, khách hàng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các hệ thống khảo sát nội bộ, giải pháp bán và tiếp nhận hồ sơ thầu qua mạng; chuyển đổi cơ sở hạ tầng, trung tâm dữ liệu dự phòng, các giải pháp bảo mật lên điện toán đám mây (public cloud) để tối ưu tiết giảm chi phí và xây dựng hệ thống máy tính ảo nhằm quản lý tập trung, phục vụ công tác làm việc mọi lúc mọi nơi, tăng cường bảo mật dữ liệu công ty và linh hoạt trong công tác cấp phát trang thiết bị cho người dùng góp phần giúp BSR tỉnh giản, thuận tiện hơn trong công việc.
Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số
CĐS đã giúp BSR đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác quản lý như thay đổi phương thức lãnh đạo điều hành sang hình thức chủ động. Trong đó, các cấp quản lý luôn có đầy đủ thông tin cần thiết dưới hình thức trực quan theo thời gian thực để chỉ đạo, ra quyết định nhanh chóng. Các cấp quản lý và CBCNV có thể làm việc mọi lúc mọi nơi trên nhiều nền tảng, thiết bị. Công tác làm việc nhóm, hiệu suất cao được đẩy mạnh, các công việc được nhiều người cùng xử lý song song trên một nền tảng. Các hệ thống quy trình làm việc được tích hợp chặt chẽ giúp công việc thực hiện qua các công đoạn, bộ phận được nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp giảm thiểu nhiều rủi ro tiềm ẩn từ cách làm đơn lẻ.
Công tác vận hành sản xuất của BSR được thể hiện thông qua biểu đồ trực quan trên ứng dụng giúp dễ dàng quản lý
Năm giá trị cốt lõi của BSR là “chính trực – chuyên nghiệp – sáng tạo – đoàn kết – hiệu quả” cũng được thể hiện rõ nét thông qua công tác CĐS, giúp văn hóa số cùng năng lực CĐS tại đơn vị được nâng cao. Ngày càng nhiều nhân viên tham gia vào công tác hiến kế cải tiến hệ thống, quy trình của công ty trong hành trình chuyển đổi.
Ngoài ra, BSR còn thích ứng CĐS với việc sử dụng chữ ký điện tử, hóa đơn điện tử và phát triển các ứng dụng của công ty. Việc sử dụng chữ ký điện tử (có 2 loại được thế giới và Việt Nam công nhận cấp phép) giúp các công việc cần có chữ ký được thực hiện nhanh chóng thông qua các ứng dụng có thể hoạt động trên thiết bị di động thông minh và máy tính bảng… Các ứng dụng do BSR phát triển giúp công ty có thể cung cấp các dịch vụ như: cung cấp thông tin của BSR; quản lý xe; quản lý đăng ký nhà thầu làm việc và quản lý đăng ký phòng họp…
Từ các kết quả tích cực, BSR đã đưa ra tầm nhìn số “Chuyển đổi số hỗ trợ và thúc đẩy quá trình dịch chuyển mô hình kinh doanh tối ưu phương thức hoạt động và nâng cao năng lực quản trị vận hành”. Đơn vị cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu và đẩy mạnh công tác CĐS để thúc đẩy hiện thực hóa chiến lược trong giai đoạn 2022 – 2025 và tầm nhìn 2030 – 2035.
Thưởng cho nhân viên dùng công nghệ mới để kích thích chuyển đổi số
Trung tâm Anh ngữ Á Châu đã áp dụng chính sách nếu chi nhánh nào thực hiện công việc nhanh hơn, tốt hơn dựa trên nền tảng mới sẽ được thưởng.
Trung tâm Anh ngữ Á Châu (TP.HCM) phát triển được 20 chi nhánh, 500 nhân sự, phục vụ việc dạy học cho hơn 12 ngàn học sinh. Với mong muốn mở rộng thêm quy mô, ông Nguyễn Đình Hải - Chủ tịch HĐQT công ty - quyết định chuyển đổi số.
"Quy mô ngày càng lớn mà không chuyển đổi số thì sẽ "chết"", ông Hải nói trong một phiên thảo luận tại Diễn đàn Shark Tank lần 5, chủ đề Đột phá tăng trưởng trong nền kinh tế số.
Các diễn giả trong phiên thảo luận tại Diễn đàn Shark Tank lần 5. (Ảnh: Hải Đăng)
Dù có quyết tâm chuyển đổi số ở cấp lãnh đạo, song trung tâm Anh ngữ gặp không ít trắc trở từ đầu. Dễ thấy đội ngũ nhân viên hàng trăm người đã quen với hệ thống công nghệ cũ, thực hành công việc suôn sẻ và nhanh chóng trên nền tảng này. Khi phải tiếp nhận nền tảng mới, rất nhiều người bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn.
Để kích thích nhân viên, công ty này phát động các cuộc thi nội bộ. Chi nhánh nào thực hiện công việc nhanh hơn, tốt hơn dựa trên nền tảng mới sẽ được thưởng. Kết quả, việc thay đổi hệ thống diễn ra nhanh hơn, cuối cùng đã thay đổi toàn diện công ty.
Không chỉ ứng dụng công nghệ trong nội bộ, công ty đào tạo này bắt đầu hướng cho các bậc phụ huynh tiếp cận các phương thức liên lạc hiện đại hơn. Công ty xây dựng phần mềm, khuyến khích cha mẹ học sinh sử dụng để theo dõi thời khoá biểu, các bài kiểm tra, tài liệu, thông báo,...
Tuy vậy, với khách hàng tập trung ở vùng ven TP.HCM, phụ huynh học sinh vẫn chưa mặn mà với việc cài ứng dụng mới trên smartphone. Họ vẫn muốn duy trì các hình thức thông báo truyền thống, ví dụ sổ liên lạc.
Một lần nữa, đơn vị giảng dạy này áp dụng hình thức ưu đãi khoá học, tặng quà,... cho người sử dụng app trên điện thoại. Việc làm này cho thấy hiệu quả nhưng vẫn chưa đột phá.
Ông Hải thừa nhận khi áp dụng công nghệ, chi phí công ty tăng lên. Tuy vậy, công việc được giảm tải, chi phí vận hành được tối ưu, hiệu quả công việc tốt hơn. Đặc biệt, việc thay đổi cách thức vận hành hiện đại giúp công ty dễ dàng mở rộng quy mô trong tương lai.
Khi chuyển đổi số, các doanh nghiệp vừa và nhỏ như của ông Hải thường gặp các vấn đề về chi phí và con người - là những yếu tố các chuyên gia đã lường trước.
Ông Phan Thanh Tùng, Giám đốc điều hành Simplamo - một nền tảng quản trị doanh nghiệp - cho hay việc thuyết phục một công ty sử dụng nền tảng mới không hề dễ dàng. Nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh tốt, đã sử dụng hệ thống hiện tại có doanh thu ổn định, do đó việc chuyển đổi sang một nền tảng mới là một quyết định không hề dễ dàng. Rất nhiều doanh nghiệp e ngại công nghệ mới sẽ làm thay đổi tổ chức, rối loạn đội ngũ, không đảm bảo tăng trưởng.
Do đó, ông Tùng cho rằng doanh nghiệp cần tiếp cận chuyển đổi số với tư duy hợp tác giữa các phòng ban và với ban lãnh đạo, nhằm đạt đến mục tiêu chung.
Để bắt đầu, doanh nghiệp có thể thực hiện số hoá thông tin một cách có tổ chức và hệ thống. Việc này giúp dữ liệu được sắp xếp gọn gàng, tạo nền tảng cho những hoạt động chuyển đổi lớn hơn.
Ông Trương Gia Bảo, Chủ tịch liên minh chuyển đổi số DTS, cho rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thực hiện chuyển đổi số từng phần để tiết kiệm chi phí. Sau khi đã phát triển, có thể thực hiện chuyển đổi toàn phần bằng cách thuê kiến trúc sư trưởng thiết kế toàn bộ quy trình.
VNPT cùng Lào Cai xây dựng hệ sinh thái số toàn diện Sau 1 năm ký thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025 cùng VNPT, Lào Cai đã thiết lập hệ sinh thái ứng dụng, cổng thông tin điện tử, hệ thống giáo dục, y tế số hiện đại và đa tiện ích. Hệ sinh thái số đa tiện ích ở Lào Cai Phát biểu tại Hội nghị sơ...