Bs. Phạm Văn Hùng: Những lưu ý đặc biệt khi chăm sóc trẻ sinh non
Trẻ sinh thiếu tháng hay còn gọi là sinh non là trẻ ra đời trước thời hạn bình thường trong tử cung, có tuổi thai từ 28 – 37 tuần (theo định nghĩa của WHO).
Sự phát triển của trẻ sinh thiếu tháng phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng và điều kiện môi trường xung quanh ngay từ phút đầu sau đẻ. Bởi trẻ sinh thiếu tháng thường có sức đề kháng yếu và sức khỏe gặp nhiều rủi ro hơn so với trẻ bình thường vì vậy cần cha mẹ có cách chăm sóc đặc biệt hơn.
Để hiểu hơn vấn đề chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng chúng tôi có cuộc trao đổi với bác sĩ Phạm Văn Hùng (Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội).
Trước tiên, để chăm sóc trẻ thiếu tháng chúng ta lưu ý những gì thưa bác sĩ?
- Với những trẻ sinh thiếu tháng tốt nhất là tổ chức một đơn vị đặc biệt nuôi trẻ từ người phục vụ đến các trang thiết bị, dụng cụ y tế, tã lót… riêng biệt tuyệt đối.
Ngay sau khi đẻ, trẻ sinh non phải được ủ ấm, nằm trong phòng có nhiệt độ 28 – 35 độ C. Với những trẻ sinh thiếu tháng nên cho nằm trong lồng ấp, nếu không dùng lồng ấp thì ủ ấm cho trẻ theo phương pháp chuột túi (đặt áp trẻ vào ngực mẹ để da sát da).
Chúng ta có nên tắm rửa hàng ngày cho trẻ sinh thiếu tháng như trẻ bình thường không thưa bác sĩ?
- Đối với những trẻ sinh thiếu tháng càng phải vệ sinh da sạch sẽ như trẻ bình thường, do đó phải tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm, xà phòng cho trẻ em, tắm nhanh, lau khô. Mùa đông nên xoa một lớp mỏng dầu Parafin để gữi độ ẩm cho da khỏi mất nhiệt. Có nhiều bà mẹ thấy con nhỏ bé quá nên sợ không tắm cho con, điều này không tốt vì thế rất dễ làm cho da bé bị bẩn gây nhiều bệnh tật.
Trẻ sinh đủ tháng thường được tắm nắng, với trẻ sinh thiếu tháng chúng ta có nên tắm nắng không?
- Trẻ nào cũng nên được tắm nắng, kể cả trẻ sinh non. Tuy nhiên với trẻ đẻ thiếu tháng, không nên tắm mỗi ngày bởi da bé dễ bị khô. Mỗi tuần tắm nắng 1-2 lần là đủ, miễn là giữ sạch vùng quấn tã. Lau mặt trẻ mỗi ngày với nước ấm, chú ý vùng da dưới cằm, nơi dễ bị đọng sữa. Đến lúc nào trẻ tăng cân ổn định thì chúng ta mới nên tắm nắng thường xuyên hơn cho trẻ.
Video đang HOT
Thưa bác sĩ trẻ sinh thiếu tháng có nên tiêm phòng theo lịch tiêm chủng?
- Trẻ sinh non thường được tiêm phòng ở cùng thời điểm sau sinh như trẻ đủ tháng. Nhưng cân nặng cần đạt chuẩn cho phép thì chúng ta mới tiêm. Bởi tiêm phòng biện pháp tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ.
Về chế độ ăn uống trẻ sinh thiếu tháng cần lưu ý những gì thưa bác sĩ?
- Chế độ ăn uống của trẻ sinh thiếu tháng phải đặc biệt chú ý, mọi dụng cụ dùng để cho trẻ em cần phải tuyệt trùng tuyệt đối.
Trẻ sinh thiếu tháng ăn ít hơn trẻ bình thường, bé bú mẹ hoặc sữa công thức ít hơn và ăn theo giờ, kể cả lúc ngủ chúng ta cũng phải cho trẻ bú sữa mẹ bình thường. Mặc dù vậy, lượng sữa cần cho trẻ sinh thiếu tháng đòi hỏi nhiều hơn so với trẻ bình thường, đặc biệt trong những ngày đầu nhằm tránh hiện tượng vàng da. Nếu như trẻ quấy khóc không chịu ăn, cha mẹ cần hỏi ý kiến của các bác sĩ khoa nhi để xem xét lại chế độ ăn cho trẻ, đặc biệt là những bà mẹ cho con bú.
Để hiệu quả hơn trong việc chăm sóc ăn uống cho trẻ sinh thiếu tháng các bà mẹ nên tìm sự tư vấn các bác sĩ dinh dưỡng và tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn, bởi trẻ sinh thiếu tháng cần được duy trì dinh dưỡng cao năng lượng cho đến khi được ít nhất 9 tháng tuổi và có thể kéo dài đến 12 tháng.
Thưa bác sĩ, cách ăn mặc cho trẻ sinh thiếu tháng khác trẻ bình thường như thế nào?
- Trẻ sinh non rất dễ bị hạ thân nhiệt, ngay cả khi thời tiết nóng bức. Nguyên nhân là do bé có lớp mỡ dưới da quá mỏng, khả năng giữ nhiệt kém.
Thêm vào đó, trẻ sinh thiếu tháng có sức đề kháng kém, khả năng miễn dịch không tốt như những bé sinh đủ tháng, vì vậy, việc giữ ấm cho trẻ vô cùng quan trọng.
Đặc biệt khí hậu trong mùa lạnh bé cần được nằm trong phòng có nhiệt độ ổn định, bé cần được đội mũ mỏng, đi tất tay tất chân, giữ ấm cổ, bụng. Hạn chế tuyệt đối đưa bé ra đường. Về mùa nắng chúng ta có sự điều chỉnh phù hợp.
Ai cũng biết tác dụng của mát-xa với trẻ sơ sinh, nhưng với trẻ sinh non có nên áp dụng không thưa bác sĩ?
- Việc làm này vô cùng quan trọng, nó giúp bé sinh thiếu tháng nhanh cứng cáp, giúp bộ máy hô hấp của trẻ hoạt động tốt hơn, nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể bé, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đào thải những độc tố qua da, và một điều rất quan trọng là nó giúp tăng cường sự kết nối tình mẫu tử, giúp bé gần gũi hiểu mẹ hơn. Trước khi mát-xa da hay làm bất cứ việc gì đó chăm sóc trẻ các mẹ cần rửa tay sạch sẽ tránh lây bệnh cho bé.
Theo Trí Thức Trẻ
Hiểm họa từ việc tự vắt sữa non để dành trước khi sinh
Gần đây, trên một số trang mạng xã hội nhốn nháo chuyện các mẹ đang mang thai từ tuần thứ 34-36 đua nhau vắt sữa non trữ cho trẻ uống. Tuy nhiên cách làm này rất nguy hiểm cho cả bà mẹ và trẻ.
Đua nhau vắt sữa non trước khi sinh
Hiện nay trên nhiều diễn đàn, các mẹ đang truyền tai nhau về cách vắt sữa non trước khi sinh để dự trữ cho con uống. Bởi nhiều mẹ sợ mình phải sinh mổ, tức là phải tiêm kháng sinh, hoặc vướng mắc về số bệnh khác thì không có sữa cho con bú rất thiết thòi. Chính vì thê, để con có sữa bú ngay từ lúc mới chào đời, các mẹ đã bày cho nhau cách vắt sữa non trước sinh dự trữ trong tủ lạnh để cho con bú. Việc làm này có thật sự đúng?
Chị L.N. (TP.HCM) đưa hình ảnh ống tiêm hút được sữa non và chia sẻ trên Facebook là đang mang thai 34 tuần, có dấu hiệu sinh non nên thu sữa non. Tuy nhiên, chị L.N. cũng băn khoăn không biết việc cắt vỏ bao xilanh, rồi tháo đầu kim sử dụng hút sữa có đảm bảo vệ sinh không, ống tiêm có cần tráng qua nước ấm để tiệt trùng không...
Thấy các mẹ đua nhau vắt sữa chị N.A (Hà Nội) cũng bắt đầu vắt sữa non khi thai được 37 tuần tuổi dù chia sẻ "những giọt sữa đầu tiên đau lắm nhưng cũng hạnh phúc lắm...".
Hình ảnh các xilanh sữa non được các bà mẹ chia sẻ với nhau. (Ảnh chụp từ Facebook)
Tuyệt đối không được vắt sữa non trước khi sinh
Theo Bác sĩ sản khoa Phạm Văn Hùng (Bệnh viện Đống Đa) cho biết, cơ thể mẹ bắt đầu sản xuất sữa non từ giữa thai kỳ. Thông thường khoảng tuần từ 16- 20, trong đầu vú mẹ diễn ra quá trình hoàn chỉnh của tế bào tạo sữa và những giọt sữa non đầu tiên bắt đầu được tạo ở đây, gọi là giai đoạn tạo sữa. Ở giai đoạn này, khoảng cách giữa các nang sữa còn chưa kín, do đó sự lưu thông qua lại giữa huyết thanh (máu) và sữa khá cao, vì vậy sữa non có thể có màu hơi đỏ của máu, màu hồng, màu vàng cam hoặc màu vàng nhạt.
Hiện nay có nhiều mẹ truyền tai nhau việc vắt sữa non trước khi sinh để dành cho trẻ bú là không cần thiết, thậm là không nên vì rất nguy hiểm. Bởi vắt sữa non là động tác kích thích đầu vú nên sẽ gây tăng tiết oxytocin nội sinh và có nguy cơ gây chuyển dạ sinh non, điều này hoàn toàn không tốt. Đặc biệt với những trường hợp sản phụ có nhau tiền đạo, nếu có cơn co tử cung sẽ dễ gây ra xuất huyết âm đạo ồ ạt.
Nếu trước khi sinh chúng ta vắt sữa sẽ kích thích tuyến vú, làm thay đổi nội tiết tố, kể cả bình thường khi quan hệ vợ chồng, bà bầu cũng phải hết sức nhẹ nhàng không sẽ dọa sảy thai.
Không ai bảo quản sữa đến lúc sinh lấy ra cho con bú, ngay cả sau sinh, người mẹ nên cho bé bú trực tiếp từ bầu vú để kích thích tuyến vú tiết ra nhiều sữa và nguồn sữa được đảm bảo sạch sẽ.
Một lần nữa bác sĩ Hùng cảnh báo các mẹ, dù trong bất cứ trường hợp nào cũng không nên vắt sữa non trước khi sinh. Hành động vắt sữa để dành cho con chỉ sau khi sinh những bà mẹ sinh có con sinh thiếu tháng chưa có phản xạ bú tự nhiên, bé chưa thể tự bú mẹ được mà phải chăm sóc trong lồng ấp và được bơm sữa nuôi ăn. Hay những bà mẹ vì nhiều lý do khác nhau không thể cho bé bú mẹ trực tiếp được như bị lao phổi, viêm hô hấp trên, bị chấn thương vú do herpes, nhiễm cúm A/H1N1, áp xe vú... mới nên vắt sữa để dành cho trẻ.
Hay có nhiều trường hợp bà mẹ phải vắt sữa để nuôi con, đó là khi người mẹ không thể tiếp xúc với bé thường xuyên do bị ốm, mẹ quá bận bịu với công việc đột xuất nào đó... nhưng vẫn muốn cho trẻ uống sữa mẹ thay vì các sản phẩm sữa khác. Cũng có trường hợp người mẹ phải tự vắt sữa do cảm thấy khó chịu và không thoải mái khi ngực quá căng, bị tắc tuyến sữa...
Bác sĩ Hùng cho biết thêm, sữa non chứa nhiều kháng thể, chứa nhiều năng lượng tốt cho trẻ. Tuy nhiên sữa non được bảo quản lâu trong tủ lạnh sẽ không đảm bảo chất lượng, chưa kể bảo quản không tốt còn bị nhiễm khuẩn, trẻ bú có thể bị tiêu chảy, viêm ruột hoại tử cho nên các mẹ cần hạn chế vắt để dành mà tốt nhất hãy cho con bú thường xuyên và đều đặn.
Nếu vắt sữa non trước sinh, người mẹ cần nhận thức rõ về nguy cơ sinh non, đặc biệt đối với những người có tiền sử sinh non, những thai phụ đang điều trị dọa sinh non, khâu eo tử cung, đa thai... Chính vì thế để an toàn cho mẹ và con các mẹ nên tham khảo các bác sỹ chuyên khoa trước khi làm bất cứ điều gì.
Theo Tri thức trẻ
Điểm mặt Vitamin thiết yếu cho sức khỏe Vitamin không phải là thực phẩm mà là dược phẩm. Muốn sử dụng cần có chỉ dẫn của bác sĩ vì thừa hoặc thiếu vitamin đều gây nên bệnh tật. Vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa, đồng hóa các chất dinh dưỡng, điều hòa chức năng các bộ phận cơ thể. Ăn uống thiếu vitamin sẽ gây nên những bệnh...