BS nhục mạ người nhà bệnh nhân khi không vòi được tiền
Ngày 18/6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang cho biết vừa có quyết định cảnh cáo, đình chỉ công tác 30 ngày đối với bác sĩ Bùi Đình Nguyên, trưởng khoa Tâm thần, do có hành vi vòi tiền và ứng xử không đúng mực với người nhà bệnh nhân.
Vào đầu tháng 6/2013, bà Huỳnh Mỹ Trang (ngụ huyện Châu Thành, Kiên Giang) – mẹ của một bệnh nhân đang điều trị tại khoa tâm thần – gửi đơn đến lãnh đạo bệnh viện và Sở Y tế Kiên Giang khiếu nại bà bị bác sĩ Bùi Đình Nguyên có lời lẽ nhục mạ sau khi ông này đề nghị đưa tiền nhưng bà không chịu.
Theo bà Trang, vào tháng 5/2012, khi bà đưa con nhập viện vào Khoa tâm thần đã bị bác sĩ Nguyên vòi 500.000 đồng và một thẻ điện thoại trị giá 200.000 đồng.
Qua xác minh của hội đồng kỷ luật bệnh viện, bác sĩ Nguyên thừa nhận có nhận tiền và thẻ điện thoại như phản ảnh của bà Trang.
Video đang HOT
Liên quan đến vụ việc này, hội đồng kỷ luật của bệnh viện cũng đã ban hành quyết định khiển trách và đình chỉ công tác 30 ngày đối với bà Trần Thị Thi – nhân viên khoa tâm thần – do có ứng xử không đúng mực đối với bà Huỳnh Mỹ Trang.
*Trước đó, vào ngày 11/6, Sở Y tế Sóc Trăng đã kỷ luật cảnh cáo đối với bác sĩ Thái Nhơn T. (công tác tại Khoa Tâm thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng).
Ông T. bị một bệnh nhân là nữ sinh đang học lớp 12 vào điều trị tại bệnh viện tố cáo là có thái độ thiếu đứng đắn với mình, cho xem phim sex và sàm sỡ mình.
Đêm 14/5, ông T. được chỉ định điều trị nội trú gọi nữ bệnh nhân này vào phòng trực, nhờ canh phòng để ông T. đi tắm. Khi quay lại vị trưởng khoa sờ vai bệnh nhân, kêu thiếu nữ ngồi gần rồi bật máy tính chơi game.
“Bác sĩ hỏi em có muốn xem phim không, em hỏi xem phim gì thì bác sĩ nói phim sex. Vừa nói bác sĩ vừa mở mạng, nhấp vào khung ảnh có hình cô gái mặc đồ gợi cảm. Bác sĩ còn chỉ vào ngực em nói cô gái trong phim có vòng một kém em”, nữ bệnh nhân này kể.
Quá hoảng sợ, cô gái vội xin phép Trưởng khoa rời khỏi phòng và báo lại sự việc với mẹ. Ngay trong đêm, mẹ cô gái báo lãnh đạo trực bệnh viện.
Sau đó, Sở Y tế Sóc Trăng đã vào cuộc điều tra. Ông Nguyễn Thanh Hoàng – Phó GĐ Sở Y tế Sóc Trăng cho biết: Bác sĩ T. bị xử lý kỷ luật với 3 lý do: Thứ nhất là trong giờ trực chơi game rồi hướng dẫn bệnh nhân cùng chơi; thứ hai sai phạm về chuyên môn trong khi tư vấn cho bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn tâm thần mà không có sự giám hộ của người thân; thứ 3 là mời bệnh nhân lên phòng làm việc mà bỏ đi để nữ sinh chờ khoảng 15 phút.
Theo vietbao
Bệnh nhân trại phong Sóc Sơn kêu cứu
Mặc dù đã có kế hoạch di dời đến nơi ở mới nhường chỗ ở hiện tại cho dự án Nghĩa trang Minh Phú, thế nhưng 4 năm nay gần 20 bệnh nhân của Khoa Điều trị phong thuộc Bệnh viện Da liễu Hà Nội vẫn chưa thể đến nơi "tái định cư". Trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng của chỗ ở cũ vốn đã xuống cấp thì họ lại phải hứng chịu thêm những bất ổn mới do sự "tàn phá" của chính nhân viên bệnh viện.
Cụ Nguyễn Công Thọ phải lấy bao tải che đồ đạc
Cú điện thoại lúc nửa đêm
Đêm 8-5, chúng tôi nhận cuộc gọi khẩn cấp của một phụ nữ xưng tên là Phạm Thị Thư, 72 tuổi, bệnh nhân của Khoa điều trị phong thuộc Bệnh viện Da liễu Hà Nội, hiện đang ở tại khu trại phong nằm trên địa bàn xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn. Qua điện thoại, cụ Thư đề nghị phóng viên của Báo An ninh Thủ đô đến can thiệp giúp vì: "Ông bác sỹ trưởng khoa đang cho người đến dỡ mái nhà của bệnh nhân. Sự kiện diễn ra vào lúc tối trời, lại sắp mưa nên khiến bệnh nhân vô cùng lo lắng".
Ngay sau đó, chúng tôi đã liên lạc với cán bộ của xã Minh Phú thì được biết, có một số mâu thuẫn nảy sinh giữa bệnh nhân của khu điều trị với nhân viên bệnh viện, nhưng trật tự đã được vãn hồi. Vì khu vực này, đều thuộc quyền quản lý của Bệnh viện Da liễu nên các lực lượng chức năng của xã Minh Phú chỉ có mặt để đảm bảo an ninh trật tự, còn việc mâu thuẫn nội bộ, Bệnh viện Da liễu tự giải quyết. Sáng 9-5 chúng tôi có mặt tại Khu điều trị phong, và gặp tất cả bệnh nhân đang điều trị ở đây.
Cụ Phạm Thị Thư, người trực tiếp gọi điện cầu cứu cho biết: "Tất cả bệnh nhân của khu điều trị đều đã cao tuổi và ở đây từ hàng chục năm nay. Hiện Khoa Điều trị phong có 3 dãy nhà cấp 4 dành cho bệnh nhân ở đều đã xuống cấp. Do khu điều trị nằm trong phạm vi giải tỏa để thành phố xây dựng nghĩa trang Minh Phú nên theo kế hoạch chúng tôi sẽ được di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, 4 năm nay việc này vẫn chưa thể thực hiện được và chúng tôi vẫn phải chấp nhận sống tại đây trong điều kiện rất thiếu thốn. Đã thế, lấy lý do chúng tôi sắp được đưa đến nơi ở mới, bác sỹ , Trưởng khoa Lưu Bá Eng đã nhanh tay "dọn dẹp" nơi này để "tận thu" vật liệu, tài sản... Hôm 28-4, ông ta đã cho chặt toàn bộ cây xanh bóng mát vốn là nơi các cụ nghỉ ngơi trước sân khiến bây giờ nắng như đổ lửa mà chúng tôi vẫn phải chịu. Trước đó, tối 8-4 ông ta cho người đến dỡ toàn bộ mái của dãy nhà bệnh nhân đang ở trong khi mấy hôm này trời mưa rất lớn. Khi chúng tôi ra ngăn cản thì ông ta lớn tiếng đe nẹt. Đây là tài sản của Bệnh viện Da liễu Hà Nội và cũng là nơi nhà nước dùng để giúp đỡ cuộc sống bệnh nhân, ông ta không có quyền làm như vậy".
Dỡ mái cho đỡ nguy hiểm?
Mặc dù lúc này mới khoảng 10h sáng, nhưng khi lên khoa điều trị tìm bác sỹ Eng, chúng tôi thấy cửa phòng làm việc của cả khoa đều khóa im ỉm. Gần 20 bệnh nhân trực tiếp đưa phóng viên đến tận hiện trường. Dãy nhà đầu tiên là nơi sinh sống của 2 cụ Vương Thị Tống và Nguyễn Công Thọ đều đã trên 80 tuổi. Cụ Thọ bị điếc nặng, 2 chân đều đã cụt tới đầu gối do di chứng của bênh phong đang đánh vật kê lại chiếc giường vì đêm trước bị dột. Mọi câu hỏi của chúng tôi cụ Thọ đều lắc đầu nên cụ Vương Thị Tống phải "phiên dịch" thay: "Ông ấy bảo khổ quá, có cái mái proximang đáng bao nhiêu tiền mà bác Eng cũng dỡ. Bây giờ nước cứ nhỏ lung tung thế này thì chỉ còn cách lấy áo mưa mà che chứ biết làm sao?". Theo cụ Tống thì từ hôm 7-5 bác sỹ Eng đã cho người lên tháo toàn bộ đinh vít của mái nhà và đến tối 8-5 thì đến dỡ tấm lợp. Khi bệnh nhân phản ứng mạnh và cán bộ xã đến can thiệp, bác sỹ Eng lại thanh minh rằng, mấy hôm nay mưa kèm gió lớn, khoa phải dỡ mái xuống để khỏi bị gió thổi bay gây nguy hiểm cho các cụ. Hậu quả là bây giờ toàn bộ dãy nhà thứ nhất đều không có mái. Nước đọng trên trần thấm dột tứ tung. "Thành phố còn chưa quyết định khi nào chúng tôi sẽ chuyển mà ông ta đã "tận tình" quá khiến cuộc sống của chúng tôi hết sức khổ sở" - cụ Thư cho biết.
Cây xanh trước sân cũng đã bị triệt hạ
Để rõ hơn về sự việc này, chúng tôi đã trao đổi với bác sỹ Nguyễn Quốc Hưng - Giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội. Ông Hưng cho biết: "Sự việc bác sỹ Eng dỡ mái khu nhà ở của bệnh nhân là có. Sau đó mâu thuẫn giữa bác sỹ Eng và các cụ ở đây cũng khá căng thẳng nên ngay trong đêm chúng tôi đã phải xuống cùng với chính quyền xã giải quyết. Hiện mọi việc đã tương đối ổn định". Cũng theo ông Hưng, việc bác sỹ Eng dỡ mái nhà bệnh nhân mục đích là "để tránh nguy hiểm cho các cụ khi mưa gió". Tuy nhiên, khi phóng viên đặt câu hỏi: Lý do này có xác đáng không khi bệnh nhân tố cáo bác sỹ Eng đã chặt hết cây và tháo toàn bộ đinh vít mái nhà từ ngày hôm trước? Không trả lời thẳng vào câu hỏi, ông Hưng cho rằng hiện sự tồn tại của Khoa Điều trị phong tại Sóc Sơn đã đi vào thoái trào vì chỉ trong thời gian ngắn nữa số các cụ ở đây sẽ được di chuyển. Nơi này sớm muộn cũng sẽ được giải tỏa. Hiện bệnh viện đã gửi tờ trình lên cấp trên để số bệnh nhân ở đây được di chuyển sớm. Cũng theo bác sỹ Hưng, để tránh căng thẳng, hiện bệnh viện đã điều bác sỹ Eng về làm việc tại Hà Nội. Và hiện tại Khoa Điều trị phong tại Sóc Sơn chỉ còn một vài hộ lý. Hy vọng việc di chuyển các cụ bệnh nhân phong ở đây sẽ diễn ra sớm để cuộc sống bớt căng thẳng và khổ sở hơn.
Theo vietbao
Lấy máu, bé 4 tháng tử vong, người nhà vây bệnh viện Khi đang thực hiện lấy máu xét nghiệm, bệnh nhi 4 tháng tuổi đã có những biểu hiện bất thường và đã tử vong sau khi được đưa vào phòng hồi sức cấp cứu. Sự việc xảy ra vào sáng 23.4 tại Bệnh việnNhi Nghệ An. Nạn nhân là cháu Lê Thị Trâm (4 tháng tuổi, ngụ ở xóm 4, xã Phúc Thọ,...