Brunei ủng hộ Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông?
Sau Nga, Trung Quốc nói rằng đã thuyết phục được Brunei, nước cũng có tranh chấp ở Biển Đông, ủng hộ Bắc Kinh trong vụ phiên tòa Biển Đông sau thời gian dài thuyết phục đất nước nhỏ bé ở Đông Nam Á này.
Brunei ủng hộ Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông? – Ảnh minh họa: Reuters
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với báo chí rằng chuyến công du “thúc đẩy quan hệ kinh tế” của ông đến Brunei hôm 21.4 đã “gặt hái được thành công” khi có được sự ủng hộ của Brunei trong vụ kiện Biển Đông, South China Morning Post cho hay hôm 22.4.
Ông Vương nói rằng Brunei cũng có quan điểm như Bắc Kinh khi cho rằng tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết bằng con đường đối thoại trực tiếp giữa các bên có liên quan và không chấp nhận sự can thiệp của bên thứ ba bằng những phán quyết.
Cả thế giới đang trông chờ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế của Liên Hiệp Quốc ở The Hague, Hà Lan, đối với vụ tranh chấp ở Biển Đông mà Philippines kiện Trung Quốc. Phán quyết dự kiến sẽ được công bố vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.2016.
Trung Quốc tẩy chay phiên tòa cũng như tuyên bố không công nhận phán quyết từ cơ quan pháp lý của Liên Hiệp Quốc này. Trong khi Manila trông chờ phán quyết thì Bắc Kinh thực hiện một cuộc vận động, kêu gọi nhiều nước đứng về phe mình, không công nhận phán quyết của toà The Hague.
Bên cạnh Campuchia, Trung Quốc đã có thêm đồng minh Nga. Hôm 18.4, Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã làm nức lòng Bắc Kinh khi tuyên bố Moscow không ủng hộ quốc tế hóa tranh chấp ở Biển Đông. Ngoại trưởng Nga kêu gọi sự tham vấn và đàm phán giữa các bên có liên quan thay vì nhờ tòa án.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói Brunei ủng hộ Bắc Kinh trong vụ kiện Biển Đông Reuters
Chưa rõ Brunei ủng hộ Trung Quốc thế nào trong vụ kiện Biển Đông. Bandar Seri Begawan chưa chính thức lên tiếng về vụ này.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Vương Nghi nói rằng Trung Quốc và Brunei đã đạt được sự đồng thuận về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông bằng một tuyên bố chung được Bắc Kinh gọi là “tham vấn và đàm phán giữa các bên liên quan trực tiếp”.
Bên cạnh đó, ông Vương cũng cho biết Trung Quốc ủng hộ đề nghị của Brunei rằng “hòa bình và sự ổn định của khu vực cần được duy trì bởi cả Trung Quốc và các nước ASEAN”.
“Ý tưởng &’kép’ này là cách thực dụng và khả thi nhất để tìm ra một giải pháp thích hợp cho vấn đề Biển Đông”, ông Vương nói với các nhà báo, theo Tân Hoa xã.
Với dân số khoảng 400.000 người, Brunei là quốc gia nhỏ nhất ở Biển Đông. Bandar Seri Begawan lâu nay ít lên tiếng về vấn đề tranh chấp ở vùng biển này dù Brunei tuyên bố chủ quyền đối với một số hòn đảo.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Thủ tướng Úc: Trung Quốc tự làm tổn hại quan hệ quốc tế của mình
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull kêu gọi các bên tranh chấp ở Biển Đông kiềm chế, đồng thời cảnh báo Trung Quốc đang làm tổn hại quan hệ quốc tế của mình khi tăng cường quân sự ở vùng biển này.
Thủ tướng Malcolm Turnbull cảnh báo Trung Quốc đang làm tổn hại quan hệ quốc tế của mình khi tăng cường quân sự ở Biển Đông - Ảnh: Reuters
"Họ (lãnh đạo Trung Quốc) hiểu rõ cam kết của chúng tôi đối với khu vực ổn định và hòa bình (như Biển Đông) và đó là lý do chúng tôi tiếp tục thúc giục các bên giải quyết tranh chấp trong hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế", AFP dẫn lời Thủ tướng Turnbull trong buổi chiêu đãi do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức tối 15.4, nhân chuyến công du Trung Quốc đầu tiên của ông Turnbull.
Ông cảnh báo giới lãnh đạo Trung Quốc rằng việc quân sự hóa của Bắc Kinh ở Biển Đông đang đe dọa gây tổn hại mối quan hệ quốc tế của Trung Quốc, theo tờ The Straits Times ngày 16.4.
Phát biểu của Thủ tướng Úc được đưa ra trong bối cảnh tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch quân ủy Trung Quốc, vừa có chuyến đi trái phép đến đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng. Chuyến đi của ông Long được Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố ngày 15.4 là nhằm "giám sát công trình xây dựng" ở đây (?).
Với tuyên bố trên, Trung Quốc muốn trả đũa tuyên bố tăng cường quân sự với Philippines của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter một ngày trước đó.
Thủ tướng Úc được người đồng cấp Lý Khắc Cường tiếp đón - Ảnh: Reuters
Là đồng minh của Mỹ, Úc đứng về phía Washington trong vấn đề Biển Đông, trong khi Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn của Úc.
Mỹ và nhiều nước châu Á muốn gây áp lực để Thủ tướng Turnbull bày tỏ quan ngại về những hoạt động quân sự hóa gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo đài ABC News, Thủ tướng Turnbull chỉ nêu vấn đề Biển Đông rất "ngoại giao" trong khi giới lãnh đạo Trung Quốc cố lái vấn đề sang mối quan hệ lợi ích.
"Chắc chắn vấn đề Biển Đông đã được đề cập trong cuộc gặp, nhưng mặt khác Trung Quốc cũng đã trải thảm đỏ", cựu đại sứ Úc ở Trung Quốc, ông Geoff Raby nhận định.
"Ông ấy (Turnbull) đặt vấn đề này một cách rất ngoại giao và rất phức tạp. Điều tồi tệ nhất mà ông ấy có thể làm là đã sử dụng lối ngoại giao hình thức", ông nói tiếp. Trong ngoại giao, lối "ngoại giao hình thức" (megaphone diplomacy) thường được sử dụng thông qua tuyên bố, thông cáo báo chí thay vì đối thoại trực tiếp để phản ánh vấn đề quan tâm.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Việt Nam lên tiếng trước phát ngôn của Ngoại trưởng Nga về Biển Đông Việt Nam đã có phản ứng trước phát ngôn mới đây của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng không nên quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng và triển khai hàng loạt máy bay chiến đấu, tên lửa, radar ở đây - Ảnh: DigitalGlobe Ông...