Brunei thả 9 ngư dân Việt Nam
Brunei quyết định thả 9 ngư dân Việt Nam, sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Quốc vương Haji Hassanal Bolkiah.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trong cuộc gặp với Quốc vương Haji Hassanal Bolkiah.
Quốc vương Brunei quyết định thả số ngư dân này trên tinh thần nhân đạo, sau khi nghe Bộ trưởng Phạm Bình Minh đề nghị Brunei xem xét thả các ngư dân Việt Nam.
Đây là số ngư dân của tàu cá Bình Định mang số hiệu BĐ 96092TS bị hải quân Brunei bắt giữ hôm 20/1 vì đánh bắt cá tại vùng biển Brunei. Các ngư dân này sau đó được đưa tới một đồn cảnh sát ở Bandar, Brunei.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh thông tin và tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết. Ngày 21/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei đã cử cán bộ đến thăm hỏi, động viên các ngư dân. Hiện sức khỏe của các ngư dân bình thường. Ngày 28/1, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã gửi công hàm tới đại sứ quán Brunei tại Hà Nội đề nghị phía Brunei sớm giải quyết vụ việc và trả tự do cho 9 ngư dân cùng tàu cá của Việt Nam.
Video đang HOT
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thăm chính thức Brunei theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Brunei, Hoàng thân Mohamed Bolkiah. Trong chuyến thăm, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã tới chào xã giao Quốc vương Haji Hassanal Bolkiah, cũng như gặp và làm việc với một số quan chức Brunei.
Trong buổi tiếp Bộ trưởng Phạm Bình Minh, Quốc vương Haji Hassanal Bolkiah đánh giá cao lao động của Việt Nam tại Brunei và tỏ ý sẵn sàng tiếp nhận thêm lao động Việt Nam. Quốc vương khẳng định Brunei sẽ trực tiếp nhập khẩu gạo từ Việt Nam.
Tại cuộc hội đàm giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao, hai bên nhất trí tiến hành các hoạt động thiết thực tại mỗi nước để kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (29/2/1992 – 29/2/2012); tăng cường trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, trong đó có chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Brunei trong năm nay. Hai bên đồng ý sẽ sớm tổ chức phiên họp đầu tiên của Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – Brunei do Việt Nam chủ trì để kiểm điểm và định hướng cho hợp tác hai nước.
Về vấn đề Biển Đông, hai bên khẳng định cần đảm bảo hoà bình, ổn định, an ninh an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và Tuyên bố về Ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử (COC).
Về hợp tác ASEAN, Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng phối hợp với Brunei đảm đương trọng trách là Chủ tịch ASEAN năm 2013. Hai bên cũng nhất trí phối hợp và hợp tác để cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết và vững mạnh vào năm 2015. Hai bên khẳng định sẽ cùng phối hợp với các thành viên khác để đưa Hiệp định Hợp tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) thành liên kết cùng có lợi, đáp ứng lợi ích phát triển của tất cả các thành viên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, thịnh vượng của các nước và ở khu vực.
Về thương mại, đầu tư, hai bên đánh giá cao sự tăng nhanh của kim ngạch thương mại song phương trong năm 2011 (đạt trên 200 triệu USD, tăng hơn 10 lần so với năm 2010), đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tăng cường tiếp xúc và tìm hiểu cơ hội kinh doanh tại mỗi nước, cũng như nhất trí việc cần thiết ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và Bản ghi nhớ về thương mại gạo để đảm bảo sự hợp tác ổn định và lâu dài trong lĩnh vực này.
Hai bên cũng đã trao đổi tình hình hợp tác trong các lĩnh vực khác như lao động, dầu khí, nông ngư nghiệp và du lịch. Hai bên nhất trí xem xét thiết lập một cơ chế và quy chế phù hợp để giải quyết các vụ tàu thuyền và ngư dân của hai nước xâm nhập vùng biển của nhau, phù hợp với luật pháp của mỗi nước và trên cơ sở quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước.
Theo VNEpress
'Sứ giả của bin Laden' ở châu Âu sắp được tự do
Abu Qatada, một trong những kẻ cuồng tín nhất thế giới dưới quyền trùm khủng bố Osama bin Laden sắp được chính phủ Anh trả tự do trong vòng vài ngày, kể sau khi giam giữ hồi năm 2005.
Theo đó, được sự cho phép của thẩm phán, Abu Qatada sẽ được bảo lãnh tại ngoại trong vòng vài ngày để đưa cậu con trai út đến trường đi học. Quyết định trên đã khiến nhiều người lo ngại, bởi một kẻ nguy hiểm như Qatada sẽ được phép ra đường 2 giờ mỗi ngày trong suốt thời gian tại ngoại.
Abu Qatada là thủ lĩnh tinh thần của nhóm hồi giáo cực đoan al-Qaeda ở châu Âu. Đồng thời, nhân vật này còn là lãnh đạo tinh thần của nhiều nhóm Hồi giáo vũ trang khác. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cấm các nước thành viên cho nhân vật này cư trú vì những liên can tới mạng lưới khủng bố al-Qaeda. Ngoài ra, Abu Qatada còn bị truy nã về tội khủng bố ở Algeria, Hoa Kỳ, Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Ý và Jordan - quê hương của y.
Sứ giả của Bin Laden ở châu Âu, Abu Qatada.
Việc Qatada được trả tự do khiến không chỉ các bậc phụ huynh tại ngôi trường mà con trai y theo học sợ hãi, mà nó còn khiến những nhà hoạt động chính trị cảm thấy lo ngại, bởi Qatada "là một kẻ cực kỳ nguy hiểm và chúng tôi không muốn thấy hắn ta đi lại trên đường phố".
Tuy nhiên, lệnh cho phép Qatada tại ngoại được Ủy ban Kháng cáo Di trú đặc biệt ban hành, nên nhân vật này có cơ hội sống cuộc sống gia đình cùng với người vợ và 5 đứa con của y. Dù vậy, Qatada vẫn phải đeo một chiếc vòng điện tử để theo dõi, đồng thời không được phép ra khỏi khu vực giới nghiêm được thiết lập xung quanh nhà y 22 giờ mỗi ngày.
Ngoài ra, nhân vật này cũng như gia đình của Qatada phải chấp hành nghiêm những quy định nhằm đảm bảo lệnh phóng thích, nếu không y sẽ bị bắt trở lại nhà tù sau vài giờ. Đặc biệt, các quan chức không xem xét đến khả năng Qatada có thể tham gia lên kế hoạch một cuộc tấn công khủng bố hay các hoạt động khác trong thời gian y được tại ngoại.
Khả năng nhân vật này liên hệ với các phần tử khủng bố qua mạng Internet nhằm thực hiện các cuộc tấn công vào Anh hay các quốc gia khác đã được tính đến, và theo đó "sứ giả của bin Laden" bị cấm sử dụng điện thoại di động có khả năng truy cập Internet.
Với vị trí được gọi là "cánh tay phải của bin Laden" ở châu Âu, Qatada có những ảnh hưởng rất lớn đến những phần tử khủng bố al-Qaeda. Những bài giảng của y đều được tìm thấy trong phòng của những nghi can thực hiện vụ khủng bố 11/9/2001 vào nước Mỹ. Dù các nhà chức trách Anh muốn trục xuất nhân vật này về Jordan, quê hương và cũng là nơi y bị kết án vắng mặt bởi âm mưu khủng bố, nhưng bị các thẩm phán Nhân quyền châu Âu ngăn chặn.
Trịnh Duy
Theo Infonet.vn
Hai du khách Mỹ bị bắt cóc tại Ai Cập được trả tự do Chỉ vài tiếng sau khi bị bắt giữ, hai nữ du khách Mỹ và hướng dẫn viên người Ai Cập đã được trả tự do. Đây là kết quả của cuộc thương lượng giữa một nhóm thủ lĩnh bộ tộc trên bán đảo Sinai với những kẻ tiến hành vụ bắt cóc. Quang cảnh bên ngoài tu viện Thánh Catherine trên núi Sinai,...