British Airlines nối lại các chuyến bay tới Sharm el-Sheikh, Ai Cập
Sân bay quốc tế Sharm el – Sheikh của Ai Cập sẽ đón chuyến bay đầu tiên của hãng hàng không Anh British Airlines vào tháng 12 tới.
Máy bay của hãng hàng không Anh British Airlines. Ảnh: cnn
Thông tin trên được Bộ Hàng không dân dụng Ai Cập đưa ra ngày 27/10, chỉ vài ngày sau khi Chính phủ Anh tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm kéo dài 4 năm đối với tất cả các chuyến bay tới thành phố nằm bên bờ biển Đỏ này.
Theo tuyên bố, hãng hàng không British Airlines sẽ khởi động lại chuyến bay đầu tiên từ London đến thành phố Sharm el – Sheikh vào tháng 12 tới. Chuyến bay này dự kiến có 168 hành khách. Trước đó, các chuyến bay của Anh tới thành phố trên của Ai Cập đã bị ngừng hoạt động sau vụ một máy bay chở khách của Nga bị bắn rơi tại vùng Sinai của Ai Cập hồi tháng 10/2015 khiến toàn bộ 224 hành khách trên chuyến bay thiệt mạng.
Video đang HOT
Ai Cập coi việc Anh nối lại các chuyến bay tới quốc gia Trung Đông này như một nỗ lực mạnh mẽ nhằm thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói”, vốn đã bị thiệt hại nặng nề sau vụ tai nạn máy bay trên cũng như những thách thức về vấn đề an ninh khu vực. Ngoài doanh thu từ hoạt động thương mại tại kênh đào Suez, du lịch là một trong những nguồn thu ngân sách chính của Ai Cập. Năm 2010, du lịch mang về cho quốc gia Trung Đông này khoảng 13 tỷ USD, với khoảng 14,7 triệu lượng khách tham quan.
Theo Ngân hàng Trung ương Ai Cập, sau nhiều năm suy thoái, du lịch đã phục hồi, và trong năm tài chính 2018-2019 ngành này đã mang lại khoảng 12,6 tỷ USD, tăng mạnh so với mức 9,8 tỷ USD của năm tài khóa trước đó.
Theo Phương Hoa (TTXVN)
Hoạt động quân sự của Mỹ ở Trung Đông đẩy căng thẳng với Iran leo thang
Gần đây một nhóm tác chiến tàu sân bay hướng tới Vịnh Ba Tư, "pháo đài bay" B-52 hạ cánh xuống các căn cứ trên sa mạc, Lầu Năm Góc đưa tên lửa Patriot và tàu đổ bộ đến Trung Đông. Những diễn biến dồn dập này khiến Iran không thể ngồi yên.
Tàu USS Abraham Lincoln khi di chuyển qua Kênh đào Suez tại Ai Cập. Ảnh: AP
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết ngày 5/5, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan đồng ý điều động nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln tới Trung Đông. Cùng ngày, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton nói "Mỹ không muốn chiến tranh với Chính quyền Iran nhưng chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để đáp trả bất cứ cuộc tấn công nào".
Ngoài hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln, nhiều máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã hạ cánh tại Qatar và một số địa điểm ở Tây Nam Á trong những ngày gần đây. Ngày 10/5, Lầu Năm Góc tuyên bố đưa tên lửa Patriot quay trở lại Trung Đông, đồng thời cử tàu đổ bộ USS Arlington thực hiện hành trình tương tự.
Trên thực tế, trước cả khi Mỹ triển khai lực lượng lớn gây chú ý như trên, Washington đã duy trì một mạng lưới rộng lớn các căn cứ quân sự khắp Vịnh Ba Tư từ năm 1991 - thời điểm xảy ra Chiến tranh Vùng Vịnh. Sự hiện diện này luôn khiến Iran dè chừng.
Tình hình những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước khiến Tổng thống Mỹ khi đó Jimmy Carter ban hành Học thuyết Carter, trong đó nhấn mạnh Mỹ sẽ dùng lực lượng quân sự để bảo vệ lợi ích của quốc gia này tại Vịnh Ba Tư.
Đến năm 1990, khi Iraq đưa quân đánh quốc gia hàng xóm Kuwait, Mỹ đã thống nhất thỏa thuận quốc phòng với nhiều quốc gia Arab Vùng Vịnh dẫn đến việc thiết lập hàng loạt căn cứ quân sự tại khu vực. Trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001, thủ lĩnh al-Qaida là Osama bin Laden đã lấy việc quân đội Mỹ hiện diện tại Saudi Arabia làm cái cớ để chỉ trích.
Việc Mỹ đưa quân đến Iraq năm 2003 và sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ngày càng khiến Washington tin vào sự hiện diện của các căn cứ trong khu vực.
Hạm đội số 5 của Hải quân Mỹ có căn cứ tại Bahrain với hơn 7.000 binh sĩ. Bên cạnh đó, Kuwait là nơi đồn trú của 13.000 binh sĩ Mỹ. Bên cạnh đó, tại UAE còn có 5.000 binh sĩ Mỹ, phần lớn đồn trú tại căn cứ không quân Al Dhafra ở Abu Dhabi.
Căn cứ không quân Al Udeid của Qatar cũng có khoảng 10.000 binh sĩ Mỹ. Trong khi đó, nhiều thành viên lực lượng đặc nhiệm Mỹ cũng hoạt động tại Yemen tham gia chiến dịch do Saudi Arabia dẫn đầu. Mỹ cũng tiến hành chiến dịch không kích bằng máy bay không người lái kéo dài nhiều năm nhằm vào al-Qaida tại Bán đảo Arab.
Về phần Iran, quốc gia này luôn nghi ngờ sự hiện diện của quân đội Mỹ tại các nước trong khu vực. Điểm khiến Iran đặc biệt để mắt là Eo Hormuz, nơi được coi là tuyến đường biển vận tải quốc tế huyết mạnh. Lực lượng Mỹ thường xuyên xuất hiện tại Eo Hormuz bất chấp nhiều lần đối mặt căng thẳng với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. Iran cho rằng hành động này sẽ giống như việc Tehran cử chiến hạm tới Vịnh Mexico.
Theo giới quan sát, mọi hoạt động quân sự của Iran, và tất nhiên cả những động thái phô trương sức mạnh và điều động lực lượng của Mỹ tại Trung Đông, những năm qua đều tiềm ẩn các nguy cơ làm bùng phát xung đột và đẩy quan hệ giữa Tehran và Washington leo thang căng thẳng.
Theo Hà Linh/Báo Tin tức
Iran cảnh báo có thể 'phá hủy hạm đội Mỹ chỉ bằng một quả tên lửa' Đại giáo chủ Yousef Tabatabai-Nejad cảnh báo hạm đội hải quân của Mỹ "trị giá hàng tỷ USD" có thể "bị phá hủy chỉ bằng một quả tên lửa" của Iran. Tàu sân bay USS Abraham Lincoln di chuyển qua kênh đào Suez, gần thành phố Ismailia, phía Đông Cairo của Ai Cập ngày 9/5/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN) Reuters đưa tin, ngày 10/5, hãng...