BRICS: Thách thức mới cho EU giữa khủng hoảng hiện hữu
Từ một nhóm kinh tế mới nổi thành lập năm 2009, BRICS đã vươn lên thành một trung tâm chiến lược của “phía Nam toàn cầu” thu hút nhiều quốc gia tham gia.
Các nhà lãnh đạo chụp ảnh chung tại Hội nghị Cấp cao Nhóm BRICS ở Kazan, Nga, ngày 23/10/2024. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trong bối cảnh trật tự toàn cầu đang thay đổi, sự mở rộng và ảnh hưởng ngày càng lớn của nhóm các nền kinh tế mới nổi-BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và các đồng minh tiềm năng) đã trở thành thách thức chưa từng có đối với sự cân bằng quyền lực toàn cầu.
BRICS – Định hình lại bàn cờ địa chính trị
Từ một nhóm kinh tế mới nổi thành lập năm 2009, BRICS đã vươn lên thành một trung tâm chiến lược của “phía Nam toàn cầu” (Global South), thu hút sự tham gia của các quốc gia như Saudi Arabia và có thể cả Indonesia, Nigeria trong tương lai gần. Hiện tại, BRICS đại diện cho gần một nửa dân số thế giới và vượt qua nhóm các nền kinh tế hàng đầu thế giới (G7) ở các lĩnh vực quan trọng như sản xuất dầu và kiểm soát các khoáng sản chiến lược.
Những sáng kiến như hệ thống thanh toán quốc tế BRICS Pay và các thỏa thuận thương mại bằng nội tệ nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, tạo nên một trật tự đa cực.
Điều này không chỉ thách thức sự thống trị kinh tế của phương Tây mà còn là tuyên bố chính trị mạnh mẽ chống lại mô hình do Mỹ dẫn dắt.
Video đang HOT
Các nhà lãnh đạo như tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thẳng thắn ch.ỉ tríc.h rằng, sự cực đoan và suy thoái đạo đức của phương Tây đã làm giảm sức hút toàn cầu của họ. Trong khi đó, châu Âu, vốn là đồng minh truyền thống của Mỹ, lại đang bị kẹt giữa các vấn đề nội tại và những thay đổi toàn cầu.
EU trước ngã rẽ lịch sử
Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt với nguy cơ đán.h mất vị thế khi ảnh hưởng tại các khu vực như châu Phi và châu Á đang suy giảm. Trong khi BRICS mang đến các đề xuất kinh tế cụ thể, EU lại thường áp đặt điều kiện chính trị, văn hóa không phù hợp với mong muốn về sự tự chủ của các nước đang phát triển.
Thêm vào đó, sự thống trị của BRICS trong sản xuất dầu và khoáng sản chiến lược đang đ.e dọ.a chính sách chuyển đổi năng lượng xanh của EU. Nguồn cung nguyên liệu quan trọng cho công nghệ sạch phần lớn do Trung Quốc và Nga kiểm soát, đẩy EU vào thế phụ thuộc ngày càng lớn.
Cả Mỹ lẫn EU đều đang đối mặt với áp lực nội tại. Chính sách bảo hộ của Mỹ, đặc biệt với sự trở lại của ông Donald Trump, có thể khiến Trung Quốc mở rộng thêm chiến lược thương mại với các nước BRICS. Trong khi đó, châu Âu lại bị phân tán bởi những tranh cãi nội bộ về giới tính, đại diện và bộ máy hành chính.
Hành động hay bị bỏ lại phía sau?
Để không rơi vào vị trí phụ thuộc hoặc bị BRICS vượt mặt, EU cần hành động khẩn trương trên bốn mặt trận chính gồm: Tái định hướng liên minh, bằng việc cần xây dựng các quan hệ đối tác thực chất với châu Phi và các nền kinh tế mới nổi, thay vì tiếp tục áp đặt các điều kiện văn hóa, chính trị không phù hợp. Đầu tư chiến lược bằng cách tập trung vào đổi mới công nghệ, cơ sở hạ tầng và năng lượng hạt nhân để đạt được độc lập năng lượng. Duy trì quan hệ đối tác với Washington nhưng giảm sự lệ thuộc, hướng tới một chiến lược tự chủ thực sự. Thay đổi cách tiếp cận các vấn đề quan trọng, tập trung vào cạnh tranh toàn cầu thay vì sa lầy trong các cuộc tranh cãi nội bộ.
BRICS: Lời cảnh tình cho phương Tây
Sự trỗi dậy của BRICS là một cảnh báo trực tiếp với phương Tây, đặc biệt là EU. Khi các quy tắc của trò chơi toàn cầu đang được viết lại, câu hỏi lớn đặt ra là liệu Brussels có đủ ý chí chính trị để lãnh đạo hay chấp nhận một vai trò thứ yếu.
Tương lai của châu Âu phụ thuộc vào khả năng hành động chiến lược và quyết đoán trong một trật tự thế giới mới đầy biến động này.
Định hình bản đồ đa cực mới
Sau 3 ngày nhóm họp, Hội nghị cấp cao BRICS lần thứ 16 và hội nghị các nhà lãnh đạo nhóm BRICS mở rộng, diễn ra tại thành phố Kazan của Nga, đã kết thúc tốt đẹp.
Quang cảnh Hội nghị cấp cao BRICS ở Kazan, Nga ngày 23/10/2024. Ảnh: ANI/TTXVN
Với sự tham gia của khoảng 20.000 đại biểu từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 22 nguyên thủ quốc gia cùng lãnh đạo 6 tổ chức quốc tế, hội nghị cấp cao ở Kazan là cơ hội chưa từng có để BRICS vẽ nên bản đồ hợp tác quốc tế mới, dựa trên cơ sở hợp tác bình đẳng và cùng có lợi. Với chủ đề "Tăng cường chủ nghĩa đa phương vì sự phát triển công bằng và an ninh toàn cầu", chương trình nghị sự của hội nghị và Tuyên bố Kazan đã gửi đi thông điệp về việc củng cố các mối quan hệ trong khối, đồng thời mở ra cơ hội cho các nước Nam bán cầu đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế thế giới, thể hiện sự chủ động và tham gia thực chất hơn vào việc đưa ra các quyết định mang tính toàn cầu.
Theo tuyên bố chung, lãnh đạo các nước đã xác định rõ các tiêu chí và quy định liên quan đến danh mục quốc gia đối tác, đồng thời bày tỏ hoan nghênh sự quan tâm lớn từ các quốc gia ở Nam Bán cầu đối với BRICS. Các nhà lãnh đạo cũng cam kết "tiếp tục thúc đẩy phát triển thể chế BRICS". Tuyên bố chung kêu gọi trao vai trò lớn hơn cho các nước Nam Bán cầu trong việc góp phần đưa ra những quyết định toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải cải cách cấu trúc tài chính quốc tế để đối phó với các thách thức toàn cầu, đảm bảo tính toàn diện và công bằng hơn cho các quốc gia thành viên.
Là hội nghị đầu tiên kể từ khi BRICS kết nạp thêm 4 nước, nâng tổng số thành viên lên 9 nước, cùng với sự tham gia của lãnh đạo các nước ngoài BRICS theo thể thức mở rộng, hội nghị tại Kazan được các chuyên gia đán.h giá là có ý nghĩa lịch sử. Chuyên gia cao cấp của Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga Anton Bredikhin cho rằng, bằng việc kết nạp thêm thành viên và sẵn sàng để ngỏ cánh cửa cho các nước khác muốn gia nhập khối, BRICS có thể định hình kiến trúc tương lai của toàn thế giới. Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Nga, ông Bredikhin nhấn mạnh, "BRICS tập hợp một nửa dân số trên toàn cầu, chiếm hơn 1/3 tỷ trọng kinh tế thế giới. Những chỉ số như vậy đã chỉ ra rằng trong tương lai BRICS có thể giống như khối G7, tuy nhiên, BRICS có nhiều triển vọng phát triển và hợp tác quốc tế hơn. Đó là lý do tại sao các quyết định được thảo luận tại các nền tảng BRICS không chỉ mang tính khu vực, mà ngược lại, những quyết định này cần được tất cả người dân trên thế giới tiếp nhận, tính đến thực tế về quy mô, sự hợp tác nhiều mặt, cũng như tính thế giới chung của tổ chức này".
Với nước chủ nhà Nga, sự kiện cũng thể hiện vai trò quốc tế của Moskva trong việc kết nối, tập hợp các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Đón tiếp hơn 20 nguyên thủ quốc gia tới Kazan, hội nghị là sự kiện ngoại giao quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Nga. Các chủ đề thảo luận tại hội nghị cũng thể hiện mối quan tâm và vai trò của Moskva trong các vấn đề quốc tế quan trọng hiện nay. Như nhận định của bà Angela Stent, chuyên gia chính sách đối ngoại tại Đại học Georgetown (Mỹ), "hội nghị tại Kazan có ý nghĩa biểu tượng và tầm quan trọng thực tiễn to lớn với chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin, cho thấy Nga vẫn là một đối tác quan trọng trên trường quốc tế." Còn theo ông Andrey Bystritsky, Chủ tịch Quỹ Phát triển và Hỗ trợ Câu lạc bộ Thảo luận Valdai, với số lượng lớn đại biểu tham dự, cùng phạm vi thảo luận rộng lớn, từ phát triển kinh tế, hợp tác nội bộ cho đến các vấn đề cơ bản của trật tự thế giới, hội nghị không chỉ có tầm quan trọng đặc biệt đối với nước chủ nhà Nga mà còn có những tác động đáng kể tới cộng đồng quốc tế, xét trên quy mô và thị phần của BRICS trong nền kinh tế toàn cầu.
Tại hội nghị các nhà lãnh đạo nhóm BRICS mở rộng lần này, đoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đã đóng góp tích cực vào các nội dung thảo luận tại hội nghị, qua đó thể hiện thông điệp rõ ràng của Việt Nam trong việc ủng hộ vai trò của các diễn đàn và cơ chế hợp tác đa phương như BRICS. Trong bài phát biểu tại Phiên toàn thể Hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tầm nhìn "cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện và đề cao chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế, xây dựng một trật tự thế giới dựa trên luật lệ, chia sẻ chung trách nhiệm để giải quyết thách thức chung chưa từng có".
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên toàn thể Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Để cùng kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn, hợp tác vì hòa bình và thịnh vượng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 5 kết nối chiến lược, gồm kết nối nguồn lực; kết nối hạ tầng chiến lược; kết nối các chuỗi cung ứng toàn cầu trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại; kết nối con người với con người thông qua hợp tác văn hóa, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân giữa BRICS và các nước; kết nối trong cải cách các cơ chế quản trị toàn cầu theo hướng liên kết, chia sẻ, cân bằng, bình đẳng, hiệu quả, bao trùm, toàn diện để phát triển nhanh và bền vững.
Việc Việt Nam lần đầu tiên cử một đoàn đại biểu do Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu tham dự một hội nghị quan trọng hàng đầu của BRICS đã mở ra triển vọng hợp tác mới giữa Việt Nam và BRICS, trước hết là cơ hội để thúc đẩy hợp tác sâu rộng với các quốc gia thành viên và đối tác của BRICS, đồng thời cho phép tiếp cận với các cơ chế, nguồn lực dồi dào, thị trường rộng lớn của BRICS phục vụ cho các mục tiêu phát triển đất nước, cũng như cơ hội phối hợp nỗ lực trong giải quyết các vấn đề cấp bách của chương trình nghị sự toàn cầu. Chuyên gia Bredikhin đán.h giá việc Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tham dự hội nghị cấp cao BRICS ở Kazan là một bước đi quan trọng, phản ánh đường lối "ngoại giao cây tre" của Việt Nam, trong đó có cách tiếp cận đa chiều đối với hệ thống quan hệ quốc tế và giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Có thể thấy, với quy mô và tiềm lực phát triển sau khi kết nạp thêm thành viên mới, BRICS đang là động lực tăng trưởng quan trọng của kinh tế toàn cầu. Sự tham gia của các nước tại hội nghị cũng cho thấy sự ủng hộ đối với các khuôn khổ hợp tác đa phương cũng như tầm quan trọng của xu hướng này trong giải quyết các thách thức toàn cầu. Như lời chuyên gia phân tích Vito Petrocelli, Chủ tịch Viện Italy-BRICS, hội nghị tại Kazan là một cột mốc cho nền chính trị toàn cầu, thể hiện sự "trưởng thành" và thu hút của BRICS, chứng minh BRICS đóng vai trò là động lực thúc đẩy một trật tự thế giới đa cực mới.
Sự mở rộng của BRICS định hình lại bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu Sự mở rộng của BRICS đã mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của khối này. Với sức mạnh kinh tế ngày càng lớn và sự tham gia của các quốc gia giàu tài nguyên, BRICS đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Toàn cảnh Hội nghị cấp cao BRICS ở Kazan, Nga, ngày 23/10/2024....