BRICS sẽ phá vỡ thế thống trị của phương Tây?
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi ( BRICS) lần thứ 7 năm nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước Nga cả về mặt chính trị và kinh tế…
BRICS hiện là nhân tố có tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế và có ý nghĩa quan trọng với Nga. (Nguồn: Moscowtimes)
… trong bối cảnh Moscow đang bị phương Tây cô lập bằng các lệnh cấm vận và mong muốn tìm các đồng minh thân thiết để lấy lại cán cân quyền lực.
Mong muốn của Moscow thể hiện ngay ở trọng điểm của Hội nghị thượng đỉnh lần này. Đó là Dự án thành lập một ngân hàng phát triển với số vốn ban đầu 50 tỷ USD. Dự án ngân hàng phát triển ngay khi hoàn thành chắc chắn sẽ là một đối trọng với các thể chế tài chính thế giới mà phương Tây đang thống trị, đồng thời cũng là minh chứng cho thấy Moscow không hề bị cô lập.
Trong Hội nghị được tổ chức ở thành phố Ufa, cửa ngõ Á-Âu của nước Nga, các lãnh đạo các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi cũng đã ký kết thỏa thuận thành lập Quỹ Dự trữ ngoại tệ 100 tỷ USD, có hiệu lực từ cuối tháng này. Các nước thành viên BRICS sẽ góp vào Quỹ một khoản tiền dùng để bảo hiểm cho các tình huống khẩn cấp, trong đó Trung Quốc góp 41 tỷ USD, Nga, Ấn Độ và Brazil mỗi nước góp 18 tỷ USD, còn Nam Phi góp 5 tỷ USD.
Hai Dự án này là trung tâm trong các nỗ lực của BRICS nhằm tái định hình hệ thống tài chính toàn cầu mà Mỹ và phương Tây đang thống trị. Tuy chưa thể ngay lập tức sánh bằng các thể chế tài chính lớn trên thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) – hai thể chế tài chính mà phương Tây có tầm ảnh hưởng gần như tuyệt đối – nhưng hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai nếu như xét về tiềm lực của BRICS, hiện bao gồm khu vực tập trung 40% dân số thế giới và chiếm tới 1/5 tổng giá trị kinh tế toàn cầu.
Video đang HOT
Đối với ông Putin, người đang tập trung xoay trục sang các nền kinh tế mới nổi – đặc biệt là châu Á – kể từ khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moscow xung quanh vấn đề khủng hoảng Ukraine, Hội nghị thượng đỉnh lần này cũng là một cơ hội để thể hiện rằng nước Nga vẫn xoay xở tốt khi không đồng hành cùng các đối tác phương Tây. Bất chấp các lệnh trừng phạt, Moscow vẫn có thể tìm kiếm các đồng minh mạnh mẽ trong số các nền kinh tế đóng vai trò nòng cốt của thế giới.
BRICS từ lâu đã trở thành một nhân tố có tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế và hiện nay sự đoàn kết của nó cũng rất quan trọng đối với Nga, trong bối cảnh nước này chịu sức ép từ Mỹ và phương Tây khiến nước này không còn chỗ đứng trong nhóm G8 nữa. Bởi vậy, khối này đã trở thành một chỗ dựa vững chắc cho Nga cả về kinh tế và chính trị, như giới quan chức nước này nhận định cách đây không lâu.
Theo Duy Long
Đại đoàn kết
BRICS triển khai những sáng kiến lớn nhất từ trước đến nay
Hội nghị BRICS đã triển khai những sáng kiến lớn nhất từ trước tới nay như xây dựng một ngân hàng phát triển và nguồn quỹ ngoại tệ chung của khối.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 7 tổ chức tại thành phố Ufa đã kêu gọi các nước trong khối gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi tăng cường thương mại.
Lãnh đạo BRICS nhóm họp tại thành phố Ufa của Nga (Ảnh Reuters)
Ông Putin nhấn mạnh, thế mạnh của sự hợp tác trong BRICS sẽ giúp các nước tăng cường sử dụng hiệu quả hơn những nguồn lực, cũng như trữ lượng tài nguyên của mình.
"Chúng ta lo lắng về tình hình các thị trường, sự bất ổn định của giá năng lượng, của nguyên liệu thô và sự tích đọng nợ tại một số quốc gia lớn. Trong bối cảnh khó khăn này, BRICS phải sử dụng tích cực hơn nguồn tài nguyên và các nguồn trữ lượng trong nước", ông Putin nói.
Tại Hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đưa ra quan điểm tương tự, khẳng định BRICS cần xây dựng quan hệ đối tác "tuyệt vời" trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn.
"Các nước BRICS có tài nguyên và nhân lực dồi dào và cả thị trường kinh tế tiềm năng tại mỗi nước. Đây là một tiềm năng lớn cho phát triển và tăng cường ảnh hưởng chính trị của các nước thành viên.
Hiện BRICS đang chiếm 28% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới, 1/5 sản lượng sản xuất của nền kinh tế thế giới và 40% dân số trên toàn cầu.
Trước khi khai mạc Hội nghị thượng đỉnh, các định chế tài chính đầu tiên của BRICS là Ngân hàng Phát triển mới và Quỹ dự trữ ngoại tệ đã được thành lập với tổng trị giá 200 tỷ USD. Trong đó, Ngân hàng Phát triển của BRICS sẽ bắt đầu cấp vốn cho các dự án quy mô lớn từ năm sau.
Cũng tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo BRICS đã ra tuyên bố chung đề cập hàng loạt vấn đề nóng trên thế giới. Trong đó, bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình ở Ukraine, khẳng định sẽ không có giải pháp quân sự cho cuộc xung đột tại quốc gia Đông Âu này và con đường duy nhất dẫn đến hòa giải là thông qua đối thoại chính trị toàn diện.
Tuyên bố chung của các lãnh đạo BRICS kêu gọi các nước khác chống lại mọi hình thức bảo hộ thương mại, ủng hộ hoạt động của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác.
Tuyên bố lưu ý BRICS sẽ nỗ lực làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác để tạo điều kiện cho việc mở rộng và đa dạng hóa sự tham gia của các nước thành viên BRICS trong thương mại toàn cầu. Cũng theo tuyên bố chung, Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 8 dự kiến diễn ra năm 2016 sẽ được tổ chức ở Ấn Độ.
Song song với Hội nghị thượng đỉnh BRICS, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) cũng diễn ra tại thành phố Ufa trong 3 ngày từ 8- 10/7. Dự kiến trong ngày hôm nay sẽ diễn ra cuộc gặp không chính thức của lãnh đạo các nước thành viên BRICS, Tổ chức Hợp tác Thượng hải và Liên minh Kinh tế Á-Âu.
Nhân cuộc gặp 3 bên này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi BRICS, Tổ chức Hợp tác Thượng hải và Liên minh Kinh tế Á-Âu cùng hợp tác vì cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân các nước thành viên./.
Hoàng Lê Tổng hợp
Theo_VOV
Kết quả phụ của sự kiện chính Hội nghị cấp cao vừa rồi ở thành phố Ufa (Nga) là sự kiện thường niên lớn của Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Tổng thống Nga chủ trì thượng đỉnh BRICS ngày 9.7 tại Ufa, Nga - Ảnh: Reuters Bên lề của hai sự kiện chính ấy còn...