BRICS cân nhắc hệ thống thanh toán mới để loại bỏ sự thống trị của đồng USD
Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS muốn tạo ra một hệ thống thanh toán công bằng không có đồng USD, nhằm không bị phụ thuộc vào các nước giàu có hơn.
“Chúng tôi luôn lo ngại về thực tế với sự thống trị của đồng USD nên chúng tôi cần phải xem xét giải pháp thay thế. Các hệ thống hiện tại có xu hướng ưu tiên cho các quốc gia rất giàu có và điều này thực sự là một thách thức đối với các quốc gia như chính chúng ta, những bên phải thanh toán bằng đồng USD, vốn đắt hơn nhiều so với các loại tiền tệ khác trong nhóm BRICS. Vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta cần phát triển một hệ thống công bằng hơn và đó là điều chúng tôi đang thảo luận với các bộ trưởng BRICS trong các cuộc thảo luận về lĩnh vực kinh tế”, Ngoại trưởng Nam Phi Naledi Pandor trả lời phỏng vấn đài Sputnik.
Ngoại trưởng Pandor nói rằng một trong những lý do khiến BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – thành lập Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) vào năm 2014 là để tìm giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán dựa trên đồng USD.
Video đang HOT
“BRICS có một số ủy ban xem xét các vấn đề chính trị và an ninh, kinh tế và giao lưu giữa các bên. Chúng tôi đang xem xét cách thức NDB và các tổ chức thể chế khác có thể hỗ trợ chúng tôi phát triển một nền kinh tế với hệ thống thanh toán công bằng hơn”, bà giải thích.
Ngoại trưởng Naledi Pandor cho biết Nam Phi đã cảnh báo Mỹ rằng dự luật tìm cách chống lại các hoạt động của Nga ở Châu Phi cần phải được loại bỏ vì chúng vi phạm luật pháp quốc tế.
“Tôi tin rằng dự luật thực sự nên bị hủy bỏ vì nó hoàn toàn không có cơ sở. Tôi nghĩ điều đó đi ngược lại luật pháp quốc tế và chúng tôi phải nói rõ điều này với những người đồng cấp ở Mỹ”, nữ Ngoại trưởng nhấn mạnh.
Dự luật mà Ngoại trưởng Nam Phi đề cập đã được Hạ nghị sĩ Gregory Meeks trình bày tại Quốc hội Mỹ vào tháng 4/2022. Sau đó 1 tháng, dự luật được Hạ viện thông qua và đang chờ Thượng viện bỏ phiếu. Nếu được ban hành, dự luật sẽ yêu cầu Bộ Ngoại giao đưa ra chiến lược hạn chế ảnh hưởng của Nga ở châu Phi và buộc các chính phủ châu Phi phải chịu trách nhiệm về việc hỗ trợ “những người ủy nhiệm” của Nga thông qua các biện pháp trừng phạt và các hạn chế khác.
Về các biện pháp trừng phạt đơn phương của Mỹ, Ngoại trưởng Pandor lưu ý Mỹ cần xem xét các biện pháp trừng phạt đơn phương do tác động của chúng đối với các quốc gia không liên quan.
“Chúng tôi luôn gặp vấn đề với các biện pháp trừng phạt đơn phương và tác động của chúng đối với nhiều quốc gia nằm ngoài một xung đột cụ thể. Vì vậy chúng tôi đã chỉ ra chúng tôi thực sự muốn họ xem xét lại việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương, vốn thường là không phải là một chiến lược hữu ích trong việc giải quyết vấn đề”, Ngoại trưởng Pandor chỉ ra phương thức tiếp cận này không hiệu quả đối với Zimbabwe, Venezuela hay Cuba.
Nữ Ngoại trưởng cho biết Nam Phi có thể tuân thủ các biện pháp trừng phạt nếu cảm thấy luật pháp quốc tế hoặc luật nhân đạo bị vi phạm nhưng khi đó chỉ là những biện pháp áp đặt đơn phương và không có thẩm quyền của Liên hợp quốc, Nam Phi không cần phải nghe theo.
Chủ tịch BRICS tuyên bố Nga và Ấn Độ không còn cần đồng USD
Bà Purnima Anand, Chủ tịch Diễn đàn Quốc tế BRICS tuyên bố Nga và Ấn Độ không còn cần đồng USD trong các giao dịch thương mại vì hai quốc gia này đã chuyển sang sử dụng đồng nội tệ để thanh toán.
"Chúng tôi đã thiết lập cơ chế thanh toán bằng đồng rúp và đồng rupee. Do đó, cả hai quốc gia không cần thiết phải sử dụng đồng USD trong các giao dịch chung. Giờ đây, Trung Quốc cũng đang phát triển một cơ chế thanh toán tương tự bằng đồng rúp và nhân dân tệ. Điều đó có nghĩa là các thành viên BRICS đang mở cửa với Nga, trao cho nước này cơ hội khắc phục hậu quả của các lệnh trừng phạt", hãng thông tấn RIA dẫn lời bà Anand cho biết hôm 24/8.
Nhà lãnh đạo khối BRICS tiết lộ thương mại giữa Ấn Độ và Nga đã tăng gấp 5 lần trong 40 năm qua. Moskva đang cung cấp lượng dầu ngày càng tăng cho New Delhi, đổi lại Ấn Độ cũng vận chuyển lượng lớn nông sản, hàng dệt may, thuốc men và các sản phẩm khác cho Nga.
Bà Anand cũng nhấn mạnh New Delhi sẽ giữ lập trường trung lập trong cuộc chiến trừng phạt giữa phương Tây và Nga. Bất chấp áp lực của các trừng phạt, Ấn Độ sẽ tiếp tục hợp tác với Moskva "trong bất kỳ lĩnh vực nào nếu cần thiết".
"Khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine, Ấn Độ bỗng nhiên phải chịu sức ép ngừng nhập khẩu dầu của Nga. Nhưng Bộ Ngoại giao đã phớt lờ áp lực này", người đứng đầu diễn đàn 5 nền kinh tế mới nổi nhấn mạnh. Theo bà Anand, phía Nga cũng đảm bảo không cắt đứt nguồn cung và lệnh trừng phạt sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai quốc gia.
BRICS là diễn đàn kinh tế - xã hội và chính trị quốc tế có 5 thành viên - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã thành lập BRICS từ năm 2009. Sau đó, đến năm 2010, Nam Phi cũng gia nhập nhóm. BRICS hiện chiếm hơn 16% thị phần thương mại toàn cầu và đại diện cho hơn 40% dân số thế giới.
Các nước BRICS kêu gọi đồng thuận toàn cầu về chính sách kinh tế Phóng viên TTXVN tại Moskva đưa tin Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 14 Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS - bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) ngày 23/6 đã thông qua Tuyên bố Bắc Kinh, kêu gọi các tổ chức tài chính đa phương và các tổ chức quốc tế đóng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện

Nga yêu cầu thay đổi cơ chế đàm phán về xung đột Ukraine

Ông Trump: Tôi muốn gặp ông Putin càng sớm càng tốt

Không chiến Ấn Độ - Pakistan: Vũ khí "con cưng" của Pháp gẫy cánh

Trung Quốc giữ lại lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Điều ít biết về điệu múa của dàn thiếu nữ hất tóc chào đón Tổng thống Trump

Tổng thống Trump muốn gặp Tổng thống Putin 'sớm nhất có thể'

Các cuộc không kích vào Dải Gaza gây thương vong lớn

UAE tặng Tổng thống Trump một món quà đặc biệt

Liên bang Nga và Ukraine bắt đầu đàm phán hòa bình tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Nvidia xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc

UAE cam kết đầu tư 1.400 tỷ USD vào Mỹ trong vòng 10 năm
Có thể bạn quan tâm

Thị trường xe hybrid Việt ngày càng đa dạng, Toyota vẫn 'thống trị'
Ôtô
08:16:31 17/05/2025
Căn bệnh hiểm khiến người đàn ông ở TPHCM bỗng mất thị lực, đối diện mù lòa
Sức khỏe
08:13:00 17/05/2025
Loạt xe tay ga Yamaha giảm giá sốc tại Việt Nam, cao nhất lên tới 16 triệu đồng
Xe máy
08:07:12 17/05/2025
TPHCM phát hiện 50 tấn nội tạng động vật và hàng chục hộp yến sào trôi nổi
Tin nổi bật
07:52:00 17/05/2025
41.000 năm trước, loài người sống sót qua tận thế nhờ "kem chống nắng"?
Lạ vui
07:45:48 17/05/2025
Giám đốc bị 2 công nhân đánh trọng thương
Pháp luật
07:40:05 17/05/2025
Sao Việt 17/5: Kaity Nguyễn xuất hiện ở LHP Cannes, Kỳ Duyên gặp mỹ nam Thái Lan
Sao việt
07:30:10 17/05/2025
Mẹ biển - Tập 41: Hai Tánh thuyết phục Đại về nhà
Phim việt
07:26:16 17/05/2025
Lim Feng nhận mình khờ, lộ việc tồi tệ tình cũ làm, fan suy đoán giống Thiên An?
Netizen
07:25:44 17/05/2025
Nữ diễn viên sở hữu nông trại 50.000m ở Đà Lạt, 5 két sắt kim cương, bỏ đóng phim vẫn hot khủng khiếp
Hậu trường phim
07:16:25 17/05/2025