Brexit sẽ là “ngòi nổ” cho một cuộc khủng hoảng toàn cầu
Người Anh có thể vui mừng nếu rời EU nhưng các chuyên gia lại lo ngại rằng Brexit sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu như năm 2008 và giúp Trump trở thành tổng thống Mỹ.
Ngày hôm nay 23/6, nước Anh sẽ đi vào lịch sử khi bước vào cuộc trưng cầu dân ý về việc ở lại hay rút ra khỏi Liên minh châu Âu. Một kết quả đồng thuận cho việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu sẽ gây nên nhiều lo ngại cho giới chính trị cũng như tài chính quốc tế.
Nhiều chuyên gia cho rằng sự kiện lớn này sẽ có tác động sâu sắc đến nền chính trị và kinh tế trên toàn thế giới, bởi Anh là quốc gia chiếm đến 2,4% tỷ trọng GDP toàn cầu.
Nội bộ châu Âu đang có sự bất đồng sâu sắc.
Những người đồng thuận rời khỏi EU nêu quan điểm rằng việc Anh tự lập có thể giúp tiết kiệm hàng tỷ USD phí thành viên, giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn các tuyến biên giới và giải phóng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Anh khỏi các quy định của EU, rũ bỏ được vấn đề phải “cưu mang” những người nhập cư đến từ các làn sóng di cư thời gian qua.
Nhóm những người có tư tưởng này đã không ngừng lớn mạnh trở thành một phong trào đến mức trong cuộc tranh cử năm 2013, Thủ tướng David Cameron phải nghiêm túc coi trọng vấn nguyện vọng này và cam kết sẽ tiến hành trưng cầu dân ý về tương lai của Anh tại EU nếu đắc cử nhiệm kỳ hai.
Sự nhượng bộ đã giúp ông đánh bại các nhân vật có tư tưởng cứng rắn khác trong đảng và giờ đây ông Cameron sẽ phải thực hiện lời hứa của mình. Quan điểm của Cameron là muốn nước Anh ở lại EU, cho đến khi nào liên minh còn “chiều” theo những yêu cầu và đề xuất từ quốc gia này.
Đọc thêm> Trung Quốc nín thở theo dõi và sẽ đau khổ nhất nếu Anh rời EU
Tuy nhiên cả hai đang có những bất đồng với nhau trong vấn đề người di cư khi Anh muốn hoãn việc chi trả phúc lợi cho những người di cư EU nếu họ có thâm niên làm việc dưới 4 năm tại Anh.
Động thái của Anh chính là muốn chặn lại dòng người di cư từ các nước EU khác sang Anh và xin hưởng các phúc lợi về việc làm, nhà ở. Trong khi phía Liên minh châu Âu không hài lòng với điều này.
Video đang HOT
Đối với EU, việc Anh xem xét rút khỏi EU bộc lộ sự chia rẽ sâu sắc của nội bộ liên minh, các chuyên gia cho rằng quyết định rời EU của Anh có thể đẩy liên minh gồm 27 thành viên đi đến chỗ sụp đổ.
Ai là người muốn đưa nước Anh ra khỏi EU?
Anatole Kaletsky, chủ tịch Gavekal Dragonomics, chuyên gia bình luận các vấn đề quốc tế của NewYork Times nhận định rằng: “Brexit – Anh rời EU” đang trên đường trở thành một phong trào dân túy nổi bật trên toàn cầu.
Lực lượng này chủ yếu bao gồm các cử tri lớn tuổi, những người thu nhập thấp và trình độ giáo dục không cao. Trước những bất mãn trong cuộc sống cũng như nhằm mục đích đòi hỏi quyền lợi về cho mình, họ đứng lên bác bỏ những lời hoa mỹ của các chính trị gia cũng như các chuyên gia kinh tế đang “vẽ” lên những viễn cảnh tươi đẹp của quốc gia.
Điều họ cần là những hành động thực tế mang lại lợi ích cho người dân. Người ta so sánh những người thuộc nhóm này có những tính chất nổi bật giống với những cử tri ủng hộ Donald Trump ở Mỹ.
Người Anh vẫn phân vân trong việc đi hay ở.
Theo các cuộc thăm dò cho thấy, những người bỏ phiếu rời khỏi EU với tỷ lệ 65% đa phần đều trên 60 tuổi và không tốt nghiệp cấp 3, thuộc tầng lớp lao động tay chân. Ngược lại những cử tri đồng ý “giữ” Anh ở lại với tỷ lệ bỏ phiếu lên tới 60% đều là những cá nhân dưới 40 tuổi, đã tốt nghiệp đại học và có công việc tốt.
Một thực tế cho thấy rằng ở cả Anh, Mỹ hay Đức, những phong trào dân túy nổ ra không chỉ bởi những mâu thuẫn về hệ tư tưởng hay nhận thức mà còn phụ thuộc cả vào thực trạng nền kinh tế.
Tỷ lệ thất nghiệp của cả 3 quốc gia nói trên đều đã có những tín hiệu phục hồi tốt trong những năm gần đây khi giữ vững ở mức khoảng 5%. Tuy nhiên, nhiều công việc được trả mức lương bèo bọt, cùng với đó vấn đề người nhập cư từ các nước EU gần đây đang trở thành gánh nặng cho xã hội.
Sự thiếu tin tưởng vào các lãnh đạo doanh nghiệp, các chính trị gia có tiếng nói, và các chuyên gia kinh cũng khiến cho cử tri bỏ ngoài tai các cảnh báo rằng Anh sẽ không thể phục hồi lại nền thịnh vượng của mình một khi rời EU.
Tại Anh, sau ba tháng tranh luận về Brexit, chỉ có 37% cử tri đồng tình rằng nước Anh sẽ tồi tệ hơn về mặt kinh tế nếu rời khỏi EU – giảm từ mức 38% một năm trước đây.
Xem thêm> Anh rời EU: Putin nên vui hay buồn?
Nói cách khác, tất cả các báo cáo đồ sộ do Quỹ Tiền tệ Quốc tế, OECD, Ngân hàng Thế giới, chính phủ Anh và Ngân hàng Trung ương Anh – cảnh báo về thiệt hại đáng kể do Brexit gây nên đều không thể làm lay chuyển được người dân quốc gia này. Người Anh vốn nổi tiếng thích tranh luận và không dễ dàng nhượng bộ.
Thay vì cố gắng bác bỏ cảnh báo của các chuyên gia với các phân tích, lập luận chi tiết, Boris Johnson, người đứng đầu chiến dịch Brexit đã trả lời với phong cách ồn ào và bất cần như nhà tài phiệt Trump rằng: “Tại sao vẫn còn những người phân vân về việc ở lại? Tôi tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Các chuyên gia đều đã từng sai lầm trong quá khứ và giờ họ đang sai lầm thêm một lần nữa”.
Lời phát ngôn được coi như một đòn tấn công trực diện đối với giới tinh hoa chính trị ở Anh. Tuy nhiên hiệu quả của phát ngôn này đến đâu nước Anh sẽ chỉ biết được sau khi cuộc trưng cầu kết thúc.
Brexit sẽ thay đổi cục diện cuộc bầu cử Mỹ?
Bên cạnh đó các chuyên gia nêu quan điểm rằng, với tính chất “dân túy” tương đồng của mình, kết quả cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh rời khỏi EU sẽ có tác động đến cả cuộc bầu cử Mỹ và nhân vật chính hưởng lợi ở đây chính là Donald Trump.
Donald Trump sẽ hưởng lợi nhờ Brexit?
Mặc dù đối với các doanh nghiệp, chính trị gia và thị trường tài chính trên cả hai bờ Đại Tây Dương đều cho rằng những biểu hiện cực đoan của cử tri không hoàn toàn phản ánh cách họ sẽ thực sự bỏ phiếu khi các nhà phân tích và các nhà đầu tư đều đặt tỷ lệ cược thấp cho chiến thắng của những người theo Brexit và xác suất Trump giành thắng lợi chỉ vào khoảng 25%. Nhưng thực tế các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy tỷ lệ này đang tăng mạnh và lên đến mức 50%.
Các chuyên gia cho rằng không hẳn cử tri Mỹ sẽ bị ảnh hưởng từ phong trào dân túy từ Vương quốc Anh, tuy nhiên ngoài tất cả những điểm tương đồng về kinh tế, con người và xã hội – quan điểm bỏ phiếu ở Mỹ và Anh đang phải đối mặt với những thách thức dường như rất giống nhau, đó là sự mất niềm tin đối với nền chính trị truyền thống và hệ thống hai đảng thống trị.
Nhiều ý kiến lo ngại rằng, nếu Brexit hay nói rõ hơn là một phong trào dân túy giành chiến thắng trong một đất nước vốn được coi là nơi ổn định và nổi tiếng về sự “lãnh đạm chính trị” như Anh thì ngay lập tức thị trường tài chính và các doanh nghiệp trên toàn thế giới sẽ gặp phải những biến động không nhỏ bởi những phong trào dân túy khác có thể bùng nổ bất cứ lúc nào ở phần còn lại của châu Âu và cả Mỹ.
Sự lo lắng của giới doanh nghiệp, tài chính về điều này cũng sẽ khiến họ tung ra những định hướng, chính sách mới làm thay đổi thực tại kinh tế. Như trong năm 2008, thị trường tài chính rối loạn do những lo ngại về các vấn đề kinh tế toàn cầu cũng như giá nhiên liệu ở ngưỡng cao đã là yếu tố thúc đẩy cho những cuộc nổi dậy chính trị ở nhiều quốc gia.
Các mối đe dọa hiện hữu như vậy có nghĩa là một cuộc bỏ phiếu Brexit chiến thắng có thể là chất xúc tác cho một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Khi đó, những người lao động bị mất việc làm, những người về hưu bị mất tiền tiết kiệm của họ, và những người mua nhà đang bị mắc kẹt trong các khoản nợ sẽ không thể đổ lỗi cho các ngân hàng. Những người bỏ phiếu cho những biến động dân túy chỉ có thể tự trách mình khi cuộc cách mạng của họ vốn đã đi sai ngay từ đầu.
Minh V.
Theo_Người Đưa Tin
1% người giàu nhất giàu hơn phần còn lại của thế giới
1% những người giàu nhất trên toàn cầu hiện sở hữu số tài sản lớn hơn phần còn lại của thế giới cộng lại, theo Oxfam.
Theo một báo cáo được công bố nhân sự kiện gặp gỡ thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sỹ, một nhóm rất nhỏ những người giàu có đã sở hữu phần lớn tài sản trên toàn cầu, sớm hơn một năm so với tính toán của Oxfam.
Oxfam tính toán rằng, hiện tại, chỉ 62 cá nhân giàu có nhất đã sở hữu tài sản tương đương 3,5 tỷ người; so với con số 388 cá nhân cách đây năm năm.
Tài sản của những người giàu có đã tăng lên 44% kể từ năm 2010, lên mức 1,76 nghìn tỷ USD; trong khi tài sản của phần đông còn lại đã giảm 41%, chỉ còn hơn 1.000 tỷ USD.
Oxfam cho biết chính phủ các quốc gia cần có thêm biện pháp để giảm tình trạng phân cực này, bởi ước tính, hệ thống thuế hiện tại đã giúp những người giàu có cất giữ được khoảng 7,6 nghìn tỷ USD. Theo tổ chức này, giới chức các quốc gia cần phải có thỏa thuận toàn cầu nhằm chấm dứt tình trạng sử dụng các tài sản cá nhân bí mật tại nước ngoài.
Lam Phong (Theo Bloomberg)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Người hùng Merkel trong khủng hoảng tị nạn đã nghĩ lại? Thủ tướng Đức thừa nhận, châu Âu đang trở nên dễ bị tổn thương vì Liên minh châu Âu (EU) không thể kiểm soát tình hình với những người tị nạn. Phát biểu tại diễn đàn kinh tế ở thành phố Mainz của Đức ngày 12/1, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng châu Âu đang trở nên dễ bị tổn thương hơn...